Xung đột giữa lý trí và tình cảm
Thưa tiến sĩ Adler,
Chúng ta được khuyên bảo hãy để cho lý trí làm chủ và đừng để cho tình cảm của chúng ta hoàn toàn chi phối chúng ta, Đồng thời chúng ta được dạy rằng đừng áp chế những tình cảm của chúng ta, e rằng chúng ta sẽ trở nên trầm cảm. Phải như thế nào? Chúng ta nên để cho cảm xúc của chúng ta tự do hoạt động haykiểm soát chúng? Chúng ta phối hợp lý trí với tình cảm như thế nào đây?
D.S.
D.S. thân mến,
Cảm xúc, như từ ngữ cho thấy, làm lay động chúng ta. Sợ hãi, giận dữ, yêu thương, và vui vẻ gây xáo trộn chúng ta từ bên trong và thường khiến chúng ta hành động hướng ra bên ngoài. Sự mãnh liệt, kích thích, và xung lực dẫn tới hành động này tương phản sâu sắc với sự vô tư, cân bằng, và điềm tĩnh gắn với lý trí. Các tác gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta bàn về sự tương phản này và đề xuất những lý thuyết khác nhau về các vai trò đích xác của lý trí và tình cảm trong đời sống con người. Họ trình bày ba quan điểm chính:
(1) Lý trí phải chi phối tình cảm.
(2) Lý trí phải loại bỏ tình cảm.
(3) Tình cảm phải thống trị lý trí.
Aristotlevà Platotheo quan điểm thứ nhất. Đối với hai ông, lý trí là quan năng đặc biệt của con người, nó phán xét chính xác cái gì tốt và hướng con người đi theo những mục tiêu đúng. Hai ông cũng cho rằng tình cảm là một phần của bản chất con người và là phần hợp thành cần thiết của cách cư xử và hành vi đạo đức. Theo quan điểm này, tình cảm là tốt khi nó phụ thuộc một cách thích đáng vào lý trí và được lý trí sử dụng để phục vụ cho những cứu cánh tốt đẹp. Thật vậy, đối với Aristotle, những đức hạnh cốt yếu như điều độ và dũng cảm là những thái độ hoặc những phản ứng tình cảm quen thuộc, chúng thực hiện những mệnh lệnh của lý trí.
Quan điểm thứ hai, chủ yếu do các triết gia trường phái Khắc kỷ như Epictetusvà MarcusAureliustheo đuổi, cho rằng chúng ta phải tìm cách áp chế tình cảm của chúng ta và sau cùng từ bỏ chúng. Lý tưởng là tình trạng xa rời hoặc lãnh đạm hoàn toàn – sự vô cảm theo nghĩa đen – đối với bất kỳ cái gì có thể kích động và quấy rầy chúng ta. Không có gì được phép khuấy động tiến trình chung đều đều của sự phán xét của chúng ta hoặc sự điềm tĩnh bên trong của chúng ta. Chúng ta phải “khắc kỷ chịu đựng” ngay cả khi đối mặt với cái chết của những người thân yêu, những nỗi khổ của riêng mình, thái độ của thế gian đối với chúng ta, những thảm họa chung hay riêng. Những người Khắc kỷ nhắm tới việc giải thoát khỏi những đam mê, chứ không nhắm tới việc làm chủ và tham gia của họ vào đời sống đạo đức.
Trong thời hiện đại, Immaunel Kantbày tỏ một quan điểm hơi giống như vậy. Ông cho rằng thiện ý đích thực phải hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi những đam mê. Chỉ bổn phận không thôi là động cơ chính đáng một cách thuần lý của hành vi đạo đức. Khuynh hướng và sự thích thú đều không quan trọng trong phạm vi đạo đức.
Quan điểm thứ ba, theo đó tình cảm phải là quan trọng nhất, chủ yếu là một lập trường hiện đại. Các triết gia trường pháiLãng mạnĐức ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 – các tác giả như Schelling(1), Schleiermacher(2), và Novalis(3)– nhấn mạnh tính ưu trội của cảm xúc, tưởng tượng, và trực giác trong việc thu nhận tri thức và sự toàn mãn của cuộc sống. Họ cho rằng lý trí phân tích không đủ và lầm lạc trong nỗ lực của con người nhằm tìm kiếm những chiều sâu của sự tồn tại.
Nhà thơ Anh William Blake(4)trình bày một quan điểm tương tự như lời phản kháng mang tính tiên tri đối với sự cắt nát cuộc sống nguyên vẹn của con người bởi tư duy thuần lý và bởi khoa học hiện đại cùng công nghệ. Ông cho thấy sự tương phản giữa ánh sáng rực rỡ của sự thèm khát được thỏa mãn với những hậu quả khô héo của việc kiêng khem. Ông nói, “Thật đáng nguyền rủa những sự chằng chống, phúc may cho những cái chùng buông,” và “Um tùm là cái đẹp.”
Quan điểm của Sigmund Freudkhông tương đồng với cả ba lập trường cơ bản đó. Như những người Hy Lạp, ông cho rằng cảm xúc phải được kiểm soát để đạt tới những mục đích của cuộc sống. Nhưng suy nghĩ của ông chủ yếu có tính chất sinh vật học hơn là đạo đức. Việc hướng những đòi hỏi của cảm xúc vào những điều kiện thực tế của cuộc sống, ông nói, “hứa hẹn sự an toàn và thành công to lớn” hơn sự nuông chiều buông thả. Sự kềm chế cảm xúc, mặt khác, dẫn tới những trạng thái tinh thần khác thường hoặc loạn thần kinh. Freudkhuyên chúng ta nên cố gắng đến hết sức có thể để điều chỉnh những xung lực cảm xúc bản năng theo những thực tại của tự nhiên và xã hội. Chúng ta phải tránh cả sự nuông chìu lẫn đàn áp cảm xúc. Tốt nhất theo Freud là sự toàn vẹn và cân bằng chống lại những bão táp cảm xúc bên trong và những áp lực xã hội bên ngoài.
(1)Friedrich Wilhelm Joseph von Schelling(1775 – 1854): triết gia Đức.
(2)Friedrich Schleiermacher(1768 – 1834): triết gia kiêm nhà thần học Đức.
(3)Novalis(1722 – 1801): nhà thơ, nhà văn Đức.
(4)William Blake(1757 – 1827): nhà thơ, họa sĩ người Anh. Các tác phẩm thơ chính: Songs of Innocence(“Những bài hát tuổi thơ ngây”; 1789); The Marriage of Heaven and Hell(“Đám cưới của thiên đàng và địa ngục”; 1790);
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt