Hình mẫu

01:09 CH @ Thứ Hai - 15 Tháng Sáu, 2015

Trước kia, trong xã hội công nghiệp phương Tây, các gương doanh nhân thành đạt, mẫu nhà hoạt động công nghiệp xông xáo, các chuyên gia hàng đầu luôn được mọi người chú ý theo dõi học tập. Tuy vậy, ngày nay giới trẻ không còn chú ý lắm đến các mẫu mực truyền thông kiếu đó nữa mà có những hình mẫu riêng thuộc thời đại mới, đa dạng và phong phú hơn. Ví như họ thường theo dõi bắt chước các thần tượng thế thao, diễn viên, ngôi sao ca nhạc mình ưa thích, chú ý nhiều hơn đến các triệu phú trẻ tự phấn đấu vươn lên, nhà quản lý nhiều sáng kiến, nhà chính trị tài ba và cả những người hoạt động xã hội tâm huyết…

Nhìn chung, thanh niên vào mỗi thời đại, tùy theo từng hoàn cảnh xã hội đều có những ý niệm khác nhau về hình mẫu của mình. Ngay ở nước Mỹ tuổi trẻ người Việt cũng không có cùng quan niệm về hình mẫu so với lớp trẻ Mỹ. Cách đây mấy năm, một nhóm thanh niên Việt trong giới truyền thông đã tiến hành một cuộc bình chọn 20 người tiêu biểu cho hoạt động cộng đồng mang tính “role model' , khả dĩ có thể làm gương phấn đấu cho thế hệ trẻ. Khác với giới trẻ Mỹ chú trọng nhiều về những người nổi tiếng thường được báo chí ca ngợi, nhóm người trẻ Việt chủ yếu chọn những người có thành tích hoạt động tích cực và từng làm rạng danh tập thể việt kiều. Bản thân tôi cũng ngạc nhiên trước kết quá bình chọn đó: vì cuối cùng họ không chọn những nhà hoạt động chính trị cộng đồng ồn ào, mà đó lại là người nghệ sĩ trẻ đầy sáng tạo, nhà báo xông xáo mà trung thự, người hoạt động xã hội âm thầm nhưng hiệu quả hoặc vị học giả tận tụy với nghề, nhà du hành vũ trụ, vận động viên đạt thành tích cao nhờ khả năng tự vượt khó...

Trường hợp ở nước ta cũng vậy, tôi cũng nhận thấy hình mẫu mỗi thời mỗi khác. Ví như trong cuộc chiến đấu giành độc lập và chiến đấu vệ quốc vừa qua, lớp thanh niên thời đó thích lấy người cán bộ cách mạng nhiệt tình hoặc người chiến sĩ anh hùng làm mẫu mục để noi theo. Nhưng bước vào giai đoạn xây dựng trong hòa bình, các hình mẫu đó đã nhanh chóng thay đối, đó lại là những nhà quản lý tài năng, chuyên gia kỹ thuật giới, nhà kinh doanh xông xáo, các tài năng trẻ về văn hóa - thể thao...

Nước ta nay đi vào thời kỳ mớ cửa và tích cực hội nhập vào thế giới, hình mẫu của giới trẻ Việt cũng theo trào lưu chung mà biến chuyển theo, nghĩa là phong phú và đa dạng hơn. Tuy vậy, ngày nay không ít người lo ngại rằng trong con sốt kinh rế thị trường, môi trường làm ăn chưa lành mạnh kết hợp cùng tâm lý nôn nóng làm giàu, tích lũy của cải vật chất với bất cứ giá nào, không ít người trẻ đã bị lóa mắt bởi những hình mẫu không lành mạnh. Ví như thanh niên đua đòi theo môđen ngôi sao điện ảnh ngoại, sinh viên ra trường nhất định phải chạy chọt vận động chiếm cho được một vị trí quản lý Nhà nước, người trẻ học đòi làm nhà kinh doanh hái ra tiền mà không chân chính...Thật ra đó cũng là những hình mẫu, nhưng lại là những hình mẫu xấu, thiếu nhân cách cao đến mà thanh niên nhất định không thể chấp nhận được.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Chọn lựa mục tiêu và động lực cho bản thân

    14/10/2014Bạn chính là động lực tốt nhất cho chính mình. Động lực của bạn phải xuất phát từ trong chính bản thân bạn. Những người khác có thể cố gắng khuyến khích bạn nhưng chính bạn lại là người duy nhất có thể đạt được những gì bạn mong muốn. Bạn phải nghe theo bản thân mình - bạn có thể!
  • Chứng hoang tưởng trong giới trẻ

    11/03/2014Phương Nguyên - Diệu HiềnAi cũng có quyền mơ ước! Nhưng khi ước mơ vượt quá xa khả năng, và chủ thể của nó không hoặc không muốn nhận ra điều đó thì trở thành chứng hoang tưởng...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • L.N.Tonxtôi với câu hỏi: “Đời tôi là gì ?”

    26/11/2005Thanh ThảoMỗi nhà văn đích thực đều là mỗi nhà không tưởng ở những mức độ khác nhau. Tônxtôi là nhà văn vĩ đại, đồng thời là nhà không tưởng vĩ đại. Sự vĩ đại bắt đầu ở chỗ tất cả những tư tưởng những dằn vặt những đau đớn khắc khoải của ông đều bắt nguồn từ một câu hỏi nó bật ra tự thâm tâm ông khi đã trải đời và...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Tôi là ai?

    06/08/2005Tôi là ai? Câu hỏi lớn ai cùng cần có câu trả lời.
  • Đặc điểm của những con người thành đạt

    22/07/2005“Đánh mất mục tiêu chính là bạn đang mất đi hướng đi của mình”. Vì vậy bạn nên xác định rõ ràng mình là ai và cái đích mà bạn đang hướng tới là gì. ...
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).
  • Nguyễn Văn Thạc - Tình yêu và hạnh phúc

    06/07/2005Chưa đầy 20 tuổi, Nguyễn Văn Thạc khoác ba lô vào chiến trường, chỉ mười tháng tuổi quân, chàng sinh viên khoa Toán - Cơ, đại học Tổng hợp Hà Nội, từng là học sinh giỏi văn nhất miền Bắc một thời đã viết hàng trăm trang thư, nhật ký và nhiều bài thơ có giá trị về chuyện đời, chuyện người… Quãng thời gian ngắn ngủi ấy, Nguyễn Văn Thạc đã viết lên đời mình và mãi để lại cuộc sống này một dấu ấn đẹp về tình yêu và hạnh phúc...
  • Công tơ mét cuộc đời

    02/07/2005Một số người nói cuộc đời là một đại lộ. Đó cũng là một ý hay để nhìn về cuộc đời. Tôi tưởng tượng tôi đang chạy trên con đường của cuộc đời tôi với vận tốc 60 dặm/giờ. Mỗi phút đi được một dặm. Ước chừng tôi sống trên đại lộ ấy khoảng 12.500.000 phút, có nghĩa là đồng hồ đo km của tôi sẽ có thể đọc 12.500.000 dặm.
    Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi dùng để nhìn ngắm con đường, hay dùng để nhìn ra cửa sổ. Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi dùng để nhìn vào kiếng chiếu hậu và không quan tâm tôi đang chạy nhanh đến thế nào.
  • Ba vòng tròn định vị

    16/06/2005Thu Trang-Đắc HoànTrong nhịp kinh doanh sôi động thời nay, người ta ngày càng nhắc nhiều hơn tới định vị, nó dường như một yếu tố quan trọng quyết định đến thắng bại của thương trường. Trong cuộc sống của mỗi người cũng vậy, đã bao giờ bạn tự hỏi mình là ai?
  • xem toàn bộ

Nội dung khác