Sự thật
Cái giả đang đe doạ kỷ cương phép nước và cả nền tảng đạo đức. Người ta đã làm giả để rơm, trấu hoá ra gà nhằm chiếm đoạt tiền Nhà nước. Giới trí thức ít nhất cũng có 30% bằng tiến sĩ thuộc loại vô bổ(!). Các hội đồng khoa học nghĩ gì khi cho điểm 9 trở lên cho tất thảy những điều vô bổ ấy? Cái giả tinh vi đến mức HLV A. Riedl nói: Một khi Quốc Anh bị bắt thì tôi không còn biết tin vào ai nữa. Có PGS nói: Bây giờ "làm" khoa học có tiền lắm! Cái từ làm đi liền với tiền, ở giữa là "khoa học", nghe chừng giống với truyện cổ tích ở xứ sở của sự tối tăm. Vậy nhưng đó là sự thật. Hoạ sĩ vô tư đạo tranh, nhạc sĩ đạo nhạc, nghiên cứu sinh dạo bước chợ trời đạo khoa học để làm nên cái phần "kêu" có tên gọi là chức danh, kiến thức.
Chuyện gà chết trên giấy có thể khai quật để kiếm tìm sự thật; chuyện người lái xe vi phạm, bấm 3 lỗ rồi tước giấy phép hành nghề; chuyện nghi đinh tặc nên phải cấp giấy phép... vá xe;... Đó là những chuyện có thể làm. Nhưng có đến 30% số tiến sĩ vô bổ, tại sao không làm sạch? Làm sạch bóng đá là đương nhiên, nhưng có lẽ cần kíp vẫn là làm sạch giới học giả, ăn thật? Một nhà văn Nga nói: Kẻ giết người có thể giết chết một vài người, nhưng nhà văn, trí thức sai, có thể giết chết nhiều thế hệ. Sự "giết" nếu nhẹ hơn một lỗi lầm thì sự thật ở đâu?
Không thể có một xã hội lành mạnh nếu tinh thần ốm yếu. Không thể có một nền giáo dục, khoa học trong sạch một khi có đầy rẫy ra đó những tiến sĩ "giấy"; PGS tính bằng điểm "công trình" - là những bài báo không có gì mới được đăng. Cỡ cao cấp nhất của văn hoá còn giả thì làm sao người dân ít chữ biết cách hành xử bằng sự thật!
Sự thật là "món hàng" sạch nhất. Một môi trường xanh nhất, trong lành nhất phải là một môi trường mà sự thật, chân lý là "người bạn" thân thiết của con người. Chừng nào sự giả trá của khoa học, nghệ thuật vẫn ngang nhiên tồn tại thì chừng đó văn hoá xã hội trượt dốc. Cần phải trừng trị nặng mọi sự giả trá, đó mới là sự thật.
U.23 hay chôn gà chết là trấu, là rơm chỉ là sự tiếp nối của tất cả những gì thuộc về nhân cách. Làm sao đòi hỏi một bước tiến của văn hoá khi những cái kém, cái giả cứ tồn tại? Đầu vào của sinh viên các trường sư phạm hiện nay là cao, nhưng cái gốc để tạo nên đầu ra lại kém từ xưa và kém đủ bề. Một nền giáo dục cứ loay hoay tìm kiếm một mô hình nào đó thì làm sao có thể đào tạo những thế hệ tương lai được định vị rõ ràng?
Xin cảm ơn GS-TSKH Vũ Minh Giang, ít nhất thầy đã cho mọi người biết một sự thật ở tầm chất lượng cao: 1/3 nền giáo dục đào tạo của cái gọi là chất lượng cao thực sự là vô bổ.
Sự thật không có chỗ cho sự mù mờ. Sự thật giống như kim cương, con người có thể đào bới hàng núi đất để kiếm tìm nó. Thấm thía câu nói của một triết gia: Thà đi tìm sự thật suốt đêm, còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời. Nếu chỉ được chọn một điều để làm sạch thì chắc chắn sự thật chính là điều đầu tiên và duy nhất, phải nghĩ đến.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu