Lễ nghĩa

07:24 SA @ Thứ Bảy - 07 Tháng Giêng, 2006

Khổng giáo lấy sự dạy dỗ con người làm chính yếu nên rất tôn trọng tình cảm, khiến người ta bao giờ cũng hàm chứa trong tâm trí mọi tình cảm nhân hậu và chân thành nhất. Muốn hiểu được mọi lẽ phải trái, biết cách hành xử trong đời thì ai cũng phải biết lễ nghĩa, do vậy Lễ chính là phần đạo đức thực hành của Nho giáo.

Khởi nguồn, chữ Lễ chỉ dùng để nói cách thức thờ thần linh sao cho được phúc lộc nhiều nhưng sau suy rộng ra, Lễ gồm cả quy tắc, phong tục tập quán của một xã hội đã được thừa nhận. Sau chữ Lễ lại có thêm nghĩa quyền lợi và hành vi của con người hợp với đạo lý và luân lý nữa. Như thế có thế nói Lễ -Lý- Nghĩa là một. Lễ là cái thực của nghĩa dùng làm tiêu chuẩn cho hành vi và tuỳ theo mỗi hoàn cảnh xã hội có thể thay đổi và phát triển, tạo ra nhiều tác dụng hơn, giữ và duy trì được phong cách đạo đức của con người. Suy đến cùng, tác dụng của lễ nghĩa chỉ nhằm vào những mục đích như:

1. Hàm dưỡngtính nết:Là cơ sở tạo nên nhiều tình cảm tốt đẹp của con người, và cũng chính là cái gốc của đạo Nhân. Ngay từ hình thức sơ đẳng là cúng, lễ, giỗ, tế cũng tạo nên cái tâm, lòng thành đối với tiền nhân. Lễ thông qua nghi thức trở thành lễ nghĩa đạo đức truyền thống.

2. Điềuchỉnh hành vi.Làm cho mọi hoạt động tự do bản năng của con người trở nên có chừng mực, giữ cân bằng trạng thái tinh thần. Khổng tử nói: Cung kính mà không có lễ thì phiền, cẩn thận mà không có lễ thành ra sợ hãi. Dũng cảm mà không có lễ thì loạn, trực tính mà không có lễ thành ra vội vã. Bởi vậy cho nên: đạo đức nhân nghĩa không có lễ không thành, giáo dục phong tục không có lễ không đủ, từ trên xuống dưới thi hành pháp lệnh không lễ không uy nghiêm. Đó cũng là tác nhân giữ cho mọi việc công bằng, chính trực, trung dung vậy.

3. Phân định sự phải trái, trậttự xãhội một cách côngminh: Trong xã hội. bao gồm rất nhiều thành phấn, gia đình người ngoài, bạn thân, kẻ sơ... và vô vàn việc đúng, việc sai cho nên phải biết phân biệt rõ ràng, cư xử cho hợp đạo lý từ trong nhà ra, từ dưới lên trên.

4. Kiềm chế bản tính tự nhiên củacon người như Khổng Tử viếtrằng: Hễ có thừa thì xa xỉ, không đủ thì dè sẻn, không ngăn cấm thì dâm đãng, không theo tiết độ thì sai lầm, buông thả dục vọng thì hư hỏng. Vì vậy ăn uống phải có hạn lượng, ăn mặc phải tiết chế, cửa nhà phải đúng độ, đồ dùng có hạn như thế mới tránh được mọi cái xấu từ trong tâm.

Khổng Tử kết luận: Cái gì không hợp lễ thì chớ nhìn. Tiếng nào không hợp lễ thì chớ nghe, lời nào không hợp lễ thì chớ nói, việc nào không hợp lễ thì chớ làm. Còn cổ ngữ thường dạy: Tiên học lễ, hậu học văn. Quan hệ của lễ nghĩa thường rất gắn bó mật thiết, cái này làm tiền đề cho cái kia và ngược lại cái kia khẳng định cho cái này. Khổng Tử còn nói: Ăn cơm hẩm, uống nước lã, gối đầu tay cũng vui trong lòng, còn sự giàu sang bất nghĩa coi như mây trôi nổi. Mạnh Tử cho rằng: Nghĩa là đường lối chính của con người. Người ta ai cũng có những việc không thèm làm. Đạt được cái nên làm và không nên làm tức là nghĩa vậy. Tuân Tử cương quyết: Làm một điếu bất nghĩa, giết một kẻ vô tội mà được cả thiên hạ cũng chẳng thèm làm.Tư Mã Thiên cũng bàn: Người đời ai cũng vẫn phải chết,nhưng có cái chết nặng như núi Thái Sơn, có cái chết nhẹ tựa lông hồng. Sách Tố thư dạy: Làm ơn mà mong được trả ơn là chuyện không có trả bao giờ, khi sang giàu mà quên kẻ hèn hạ là làm điều không phải nghĩa. Muốn cầu cứu thì phải chạy đến người quyền thế, còn giúp người ta thì hãy giúp khi gấp gáp, túng ngặt. Làm ơn thì đừng cầu mong người ta trả ơn, khi đãcho người ta chớ có nghĩ lại mà tiếc. Lòng mình đã sáng suốt thì mọi việc ở đời đều trở nên minh mẫn.

Các bậc nho gia lấy bao chuyện lễ nghĩa từ xưa làm gương răn dạy nhiều thế hệ. Như chuyện Mạnh Thường Quân sai Phùng Huyên sang đất Tiết đòi nợ. Phùng Huyên hỏi thu lại tiền có định mua gì về không? Mạnh Thường Quân bảo xem trong nhà ta còn thiếu thứ gì thì mua. Phùng Huyên đến nơi gọi dân lại bảo xoá nợ cho họ rồi đem văn tự ra đốt hết, khi về nói với Mạnh Thường Quân: Nhà tướng công không còn thiếu gì nữa, chỉ còn thiếu một cái nghĩa, tôi trộm phép đã mua về. Mạnh Thường Quân không nói gì, sau bị bãi chức quan về ở đất Tiết, dân nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường, lúc bấy giờ Mạnh Thường Quân mới bảo Phùng Huyên rằng: Ngày trước tiên sinh vì tôi mua nghĩa, ngày nay tôi mới trông thấy! Hay như Liệt nữ truyện có chép: Khi quân Tề sang đánh nước Lỗ, viên tướng Tề thấy một người đàn bà tay bế một đứa trẻ tay kia dắt một đứa nữa chạy trốn. Bị đuổi gấp bèn bỏ lại đứa trẻ đang bế và bế đứa trẻ đang dắt ẩn vào núi. Sau khi bị bắt viên tướng tra hỏi người đàn bà thưa đứa bế chạy là con anh cả mình, còn đứa bỏ lại là con đẻ mình.Viêntướng căn vặn: Tình mẹ con dứt ruột đẻ ra sao nỡ bỏ con mình? Người đàn bà nói rằng: Con tôi là Tình riêng, con anh tôi là Nghĩa công. Cơn đẻ tuy đau xót thật nhưng phải bỏ tình để làmviệc nghĩa vì không thể cứu tiếng vô nghĩa mà sống ở đời được Viên tướng Tề nghe thế bèn kéo quân về vì thấy chưa thế đánh nước Lỗ được. Sau vua Lỗ phong cho người đàn bà nhà quê này hai chữ Nghĩa cô.

Chuyện lễ nghĩa từ thời xa xưa đến nay tuy có nhiều thay đổi về quan niệm xã hội, phong tục, lối sống, văn hoá nhưng thiết nghĩ Lễ nghĩa vẫn là một thứ công cụ duy trì trật tự xã hội một cách tự giác, vì con người sống trong xã hội văn minh hiện đại ngày nay vẫn phải gìn giữ truyền thống tốt đẹp xưa. Một người trang trọng mà không biết lễ thì dễ mệt mỏi, cẩn thận mà không biết lễ thì để lo sợ. Thẳng thắn mà không biết lễ dễ thành kẻ châm chọc và đặc biệt những người bậc trên phải giữ mình mẫu mực lễ nghĩa thì mới được bậc dưới yêu mến ủng hộ, đồng tâm hiệp lực cùng tiến tới được.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Cảm nhận triết lý tục ngữ, ca dao

    10/10/2014Song PhanTheo một lối suy ngẫm nào đó, có thể coi những thể ngữ ca dao đọng lại cho đến bây giờ là kết quả của vô vàn những cuộc tuyển chọn, nên thường là những điều người hôm nay vẫn tâm đắc, gật gù, thấy chúng. nghiệm đúng với mình. Thế là chúng mang tính triết lý. Triết lý chẳng qua là những kinh nghiệm sống, nghiệm đúng nhiều trường hợp. Nghiệm đúng càng nhiều thì triết lý càng nâng cao...
  • Nghiên cứu nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thời đại

    29/09/2013Phó GS Phan Văn CácNho gia vốn quy giá trị nhân sinh thành giá trị xã hội, cho rằng con người phải có trách nhiệm nhất định đối với gia đình, xã hội, đất nước và cả thế giới: đó là lí tưởng cuộc đời và lẽ sống của mỗi người...
  • Vì con người hãy giúp con người

    20/09/2013Nguyễn Chu PhácLịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sức mạnh không ở mãi trong tay một người, văn minh không nằm mãi ở một vùng. Tự nhiên sẽ tiếp tục vận động, xã hội cũng vận động. Người nắm trong tay sức mạnh vật chất, đồng tiền và quyền lực hãy tỉnh táo cố tự ghìm mình. Kẻ ác sẽ phải trả giá cả về vật chất và tinh thần nặng hơn gấp nhiều lần điều ác mà họ gây ra...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Đạo Khổng còn hợp với thời nay không?

    26/11/2005Nguyễn Văn NghệGần đây, trong mối giao lưu và hội nhập ngày càng được đẩy mạnh với các nước trong khu vực, nhiều học giả đã quay trở lại với việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam thời hiện đại. Bài viết sau giúp bạn đọc tổng hợp một số ý kiến của các học giả nước ngoài, và quan diểm của một số nhà nghiên cứu Việt Nam...
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Tiêu chí kiểm định đạo đức con người qua tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam

    02/11/2005Lê Huy ThựcTục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam là kết quả lao động sáng tạo, thể hiện những tài triết lý sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn của cha ông ta. Chúng ta thấy trong đó chứa đựng nhiều việc cụ thể, hoặc nhận thức cảm tính và suy luận… Mặc dù vậy, tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam cũng thừa nhận rằng, việc kiểm định đạo đức con người không phải là dễ dàng, đơn giản; song không phải vì thế mà ý nghĩa của tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam giảm đi, mà trái lại, càng nói lên giá trị hiện thực của loại hình văn học độc đáo này...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • xem toàn bộ