Không được phép!

04:00 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Mười Hai, 2005

Những thông tin về nghi án bán độ của một số cầu thủ trong đội tuyển U23 Việt Nam tại Sea game 23 đã làm hàng triệu người hâm mộ cả nước rất đỗi bất ngờ. Sau bất ngờ là sự phẫn nộ. Và sau phẫn nộ là nỗi đau. Đau bởi chúng ta đá bóng dù chưa hay như Brazin, như Hà Lan…. Nhưng về tình yêu với bóng đá nói riêng và thể thao nói chung, có thể tự hào mà khẳng định Việt Nam không hề thua kém bất cứ quốc gia nào trên trên thế giới. Không biết những cầu thủ trong đội tuyển U23 còn nhớ không: Trận bán kết Sea game 22, 40.000 khán giả trên sân Mỹ Đình bất chấp cơn mưa tầm tã và cái rét tê người của mùa đông xứ Bắc, đã ngồi cổ vũ không mệt mỏi cho họ trong trận thắng Malaysia 4-3. Họ còn nhớ không, những đêm cả nước cùng nhau xuống đường từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh, từ Cần Thơ đến Đà Nẵng… sau mỗi lần đội tuyển Việt Nam chiến thắng. Các em cũng hẳn còn nhớ: đã bao lần người hâm mộ thất vọng vì các em-vì giấc mơ dang dở ở Sea games 22, ở Tiger Cup 98… Nhưng sau mỗi lần thất vọng, người hâm mộ lại tha thứ, lại cổ vũ hết mình.

Và họ có biết không: dù vẫn còn rất nghèo, thu nhập đầu người mới chỉ đạt 400USD/người/năm, nhiều người không đủ ăn, nhiều gia đình chưa có nổi một mái ấm, nhiều em nhỏ chưa được đến trường… nhưng tổ quốc đã không hề tiếc bất cứ điều gì với các em, đã tạo điều kiện để các em đi tập huấn, đã thuê những HLV nước ngoài tốt nhất, đã gom góp để có những khoản tiền thưởng lớn đến mức không nước nào trong khu vực có vậy mà (nếu đúng là có việc bán độ) các cầu thủ đã phản bội lại tất cả những tình cảm đó, như đứa con hư nhẫn tâm bán đứng bà mẹ nghèo. Vì sao họ lại có thể làm cái việc “coi trời bằng vung” ấy? Chẳng lẽ họ không hiểu rằng có những ranh giới không được phép vượt qua: Tổ quốc-Danh dự - Lòng tự trọng. Không được phép-dù chỉ trong ý nghĩ-xúc phạm đến những điều thiêng liêng đó!

Phải chăng những hành động không thể tha thứ cho họ phản ánh sự thoái hóa nghiêm trọng của nền tảng đạo đức xã hội. Những ứng xử đáng trách của họ là hệ quả sự khủng hoảng của nền giáo dục và những chuẩn mực sống. Rõ ràng là trong một bộ phận giới trẻ hiện nay-từ những ngôi sao bóng đá đỏng đảnh đến những thanh niên đua xe, sử dụng thuốc lắc, thậm chí gây tội ác… đang có một khoảng trống đạo đức và văn hóa rất lớn, đòi hỏi những ai có trách nhiệm phải phân tích, mổ xẻ thật kỹ càng để hiểu, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. Đó mới là gốc của vấn đề.

Không đi từ cái gốc, không có những biện pháp giáo dục chu đáo để ngay từ nhỏ, cầu thủ ý thức được rằng có những điều tuyệt đối không được phép làm,thì dù hôm nay chúng ta chỉ trích cầu thủ nặng nề đến thế nào, dù có kiểm tra, giám sát chặt chẽ đến đâu (như cử hẳn cán bộ an ninh theo dõi), dù trừng phạt nghiêm khắc bao nhiêu (như bắt giam hàng loạt đối tượng “nhúng chàm”), cũng không bao giờ có thể loại trừ hoàn toàn được tiêu cực. Điều này thiết nghĩ chỉ đúng với trường hợp đội U23.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Xung đột giữa lý trí và tình cảm

    24/08/2005Cảm xúc, như từ ngữ cho thấy, làm lay động chúng ta. Sợ hãi, giận dữ, yêu thương, và vui vẻ gây xáo trộn chúng ta từ bên trong và thường khiến chúng ta hành động hướng ra bên ngoài. Sự mãnh liệt, kích thích, và xung lực dẫn tới hành động này tương phản sâu sắc với sự vô tư, cân bằng, và điềm tĩnh gắn với lý trí. Các tác gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta bàn về sự tương phản này và đề xuất những lý thuyết khác nhau về các vai trò đích xác của lý trí và tình cảm trong đời sống con người. ...
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • xem toàn bộ