Nhân tài nhìn từ hai phía

09:44 CH @ Thứ Hai - 09 Tháng Giêng, 2006

Đọc truyện "Tam quốc" chúng ta đều biết, Lưu Bị ba lần đến lều tranh mới vời được Khổng Minh ra giúp, hòng khôi phục cơ đồ nhà Hán. Trong khi đó, Từ Thứ làm tân khách của Tào Tháo nhưng vì oán Tào giả thư của mẹ dụ mình về khiến bà phải tự sát, dù ở trong quân Tào được đãi đằng trọng thị vẫn ba năm không hiến một kế. Từ đó có thể hiểu nhân tài bao giờ cũng lấy nghĩa khí làm đầu.

Tuy nhiên, khi đi tìm minh chúa để phò, những người có tài không chỉ vì muốn thi thố tài năng, mà còn muốn được vinh hiển, có quyền cao chức trọng. Nghĩa khí không loại trừ nhu cầu vật chất.

Trong lịch sử đương đại, thế giới chứng kiến nạn chảy máu chất xám. Cuối những năm 30 thế kỷ trước, nhiều nhà bác học Đức (trong đó có Albert Einstein) bỏ sang Mỹ để phản đối chủ nghĩa phát xít. Chiến tranh thế giới kết thúc, người Mỹ dang tay đón thêm các nhà khoa học Đức đã làm nên tên lửa mang bom V1, V2 cho Hitler đánh phá London. Tiềm lực khoa học của nước Mỹ tăng lên đáng kể, giúp Mỹ mau chóng hoàn thiện bom A, chế tạo bom H và đưa lênmặt trăng. Sau khi Liên xô sụp đổ không ít nhà khoa học Nga lại sang làm việc ở Mỹ. Đó là ba đợt“di cư" ồ ạt. Còn dòng chất xám của Ấn Độ, của châu Phi... sang phương Tây vẫn đều đều, không ồn ào nhưng cộng lại số người rời đất nước ra đi không phải nhỏ.

Có thể quy các hiện tượng trên vào mấy nguyên nhân. Trước hết, do ý thức chính trị của các nhân tài. Hai, đã là người có hoài bão, ai cũng muốn có đất dụng võ, muốn tìm cơ hội thi thố tài năng. Ba, là con người ai cũng cần có cuộc sống thoải mái.

Nhìn về nước ta, chính nghĩa của ta luôn sáng tỏ. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời quy tụ và tiếng dụng nhân tài. Đó là điều kiện đã có. Vậy phải chăng vấn đề từphía lãnh đạo hiện nay là ở chỗ có quán triệt tinh thần chính sách của Bác Hồ hay không, và thực thi thế nào chính sách ấy trong cuộc sống.

Chúng ta không coi nhẹ yêu tố đãi ngộ vật chất. Tuy nhiên, hy vọng Việt Nam mau chóng giàu lên để trả lương nhân tài cao như bên Mỹ, chắc còn lâu. Vả chăng thuyền to thì sóng cả, thu nhập nhiều chi tiêu khắc lớn, ở nước bình quân thu nhập thấp, nhu cầu sinh hoạt phải chăng. Là người tri thức chẳng mấy ai không có lòng yêu nước. Nói cách khác, đãi ngộ vật chất rất quan trọng song chưa hẳn là điều kiện tiên quyết trong việc sử dụng nhân tài.

Chính sách trọng dụng nhân tài không ngoài ba mặt.

Một, đưa những người có thực tài vào vị trí xứng đáng, tạo điều kiện tối thiểu về khoa học và đời sống cho họ yên tâm làm việc. Việc làm thực tế của người lãnh đạo phải đúng như chính sách đã ban hành: sử dụng nhân tài không phân biệt người đó là Đảng viên hay là người ngoài Đảng. Thỉnh thoảng tôi được nghe câu nói: "Cậu ấy (hoặc cô ấy) còn trẻ, thật sự có tài năng, nhiều triển vọng. Chúng tôi định sắp tới sẽ kết nạp vào Đảng rồi sẽ đề bạt làm...". Tại sao không đặt vấn đề, nếu họ thực tài, đưa họ lên vị trí xứng đáng, rồi việc họ có vào Đảng hay không sẽ tính sau? Những trường hợp vừa nói ở trên, cũng chỉ mới là chuyện sắp xếp vào cấp đứng đầu viện, vụ, cục, trung tâm nghiên cứu đâu phải nhấc người ấy lênnắm ngay đường lối quốc gia.

Hai, kiên quyết đưa những người bất tài ra khỏi những cương vị quá tầm năng lực của họ, bố trí làm việc khác phù hợp hơn với thực lực của mỗi người. Đặc biệt xử lý nghiêm những người học giả, bằng cấp giả, học hàm, học vị giả hoặc hư (có thực mà không thực chất) bất kể họ là con ai, cháu ai. Việc này có ý nghĩa như làm sạch môi trường.

Ba, các cơ quan đầu não quốc gia phải là gương quy tụ những người thực tài của đất nước. Kiên quyết bịt những lối tắt từ đó những người bất tài sống khéo xử sự bằng cách này hay cách khác, len lỏitới đỉnh cao quyền lực. Giải pháp này tuy không tác động trực tiếp song có ý nghĩa rất lớn, bởi nhân tài sẽ nhìn vào các cơ quan đầu não mà thực có lòng tin vào chính sách nhân tài của Nhà nước hay không.

Bàn luận vấn đề trọng dụng nhân tài, trước hết nhìnvào chính sách quốc gia là đúng. Tuy nhiên, nghĩ về "Tài năng trong thời đại mới" (và trong bất kỳ thời đại nào), không thể không tính tới mặt thứ hai, theo tôi, cực kỳ quan trọng nếu không nói có tính chất quyết định nhân tài, trước hết, có thật xứng với danh xưng ấy hay không? Nhân tài không chỉ cần có thực tài đồng thời phải có nhân cách. Có tài rồi, phải có đức nữa, mới lâu bền.

Thực tế ngày ngày, không ít người mỗi khi nói đến chính sách nhân tài, thường nặng nề phê phán, kêu ca lãnh đạo, mà không mấy khi tự đặt câu hỏi: mình đã xứng đáng để xã hội thừa nhận là nhân tài hay chưa? "Người có tài thường có tật". Câu nói đó nên dành cho tầm nhìn lãnh đạo, cho cơ quan có trách nhiệm chọn lọc và bổ nhiệm nhân tài. Nó không thể là cái cớ để ai đó tự cho phép mình có tật.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Tham mưu: Kiến thức và trung thực

    16/06/2017Trần Bạch ĐằngGần đây, trong một số sai sót cả về chính sách lẫn điều hành ở tầm mức ảnh hưởng không hay đến xã hội, dư luận có nhắc một tác nhân - những người tham mưu. Tất nhiên, cách đánh giá nào đó sẽ không thực sự công bằng bởi lẽ cũng có những ý kiến tham mưu - ta hiểu, những ý kiến đóng góp cho người ra quyết định cuối cùng - mang lại hiệu quả không nhỏ, thậm chí rất lớn nữa.
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Công chức thiếu động lực và kỹ năng để làm việc tốt ?

    16/10/2014Theo điều tra của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 43% cán bộ công chức và 33% công dân và doanh nghiệp cho rằng công chức không đủ trình độ và khả năng giải quyết công việc...
  • Rèn khí phách sáng tạo

    04/01/2006PGS. TS. Phạm Duy NghĩaNgười làm quan ở nước ta, xưa thì được tuyển mộ qua đường khoa cử (giỏi thơ ca và thuộc sách thánh hiền thì được đỗ đạt, làm quan), nay về cơ bản phải kinh qua ba kênh đào tạo chính: đào tạo về chuyên môn, đào tạo về chính trị và đào tạo về quản lý nhà nước...
  • Trách nhiệm mơ hồ(?!)

    28/12/2005Tô Phán8 vị nguyên là lãnh đạo hoặc là lãnh đạo đương nhiệm ở các cơ quan nhà nước đã giải trình về trách nhiệm trong vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo. Thật trùng hợp, các bản giải trình đều có chung ít nhất 4 điểm cơ bản...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • Cần có đôi mắt mới

    05/09/2005Tương LaiKỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử...
  • xem toàn bộ