Lương không đủ song vẫn sống đàng hoàng

08:51 SA @ Thứ Tư - 09 Tháng Mười Một, 2005

Chuyện tiền lương hiện có một nghịch lý: hầu hết người lao động làm công ăn lương ai cũng kêu là “lương không đủ sống” nhưng rồi người ta cũng buộc phải sống, hơn nữa có những người sống “quá đàng hoàng”. Nghịch lý này xoay quanh mấy vấn đề sau:

1. “Nói vậy nhưng không phải vậy”, đó là một kiểu ứng xửrất phổ biến trong đời sống xã hội của ta hiện nay. Nói là không đủ sống, nhưng vẫn sống đàng hoàng, thậm chí quá đàng hoàng. Thế là nghĩa lý làm sao? Hãy đặt ra một giả thiết là cuộc sống ấy được đảm bảo bởi những nguồn thu nhập chính đáng thì có nghĩa là, nguồn lực của xã hội đủ đáp ứng cho mức sống ấy. Vì tiềnkhông từ trên trời rơi xuống. Theo nguyên tắc "bình thông nhau”, tiền chảy từ nguồn này đến nơi khác, phải có tiền (hoặc từ nhiều cái khác được quy ra tiền thì mới có cái để mà chảy chứ. Nhưng do tính không công khai và không minh bạchtrong guồng máy vận hành của bộ máy quyền lực (Nhà nước, Đảng và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị) và guồng máy xã hội. Nói như nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc: "cứ im ỉm mà chi, tức là bí mật không công khai cho dân nên dân không thể theo dõi, giám sát”1.

Ngay cả chuyện“không công bố lương của cấp từ cấp phó Thủ tướng trở lên” khi bị chất vấn thì cũng Bộ trưởng Bộ LĐ, TBXH giải thích: "Thực ra không phải là giấu giếm nhưng quả thật có điều khó nói”2.Đến chuyện này mà cũng khó nói thì bao chuyện khác còn khó nói đến đâu? Cũng chính vì thế mà chuyện công khai thu nhập có hồi nói rất hùng hồn, quyết hệt nhưng người nói cũng như người nghe đều biết là nói cho vui chứ làm sao thực hiện được. Và chính tính không côngkhai, không minh bạch,cái tệ "cứ im ỉm"đó là lực kìm hãm ghê gớm sự phát triển của xã hội. Rồi đây với hội nhập quốc tế, phải có cách ứng xử phù hợp với thông lệ quốc tế thì riêng chuyện "im ỉm” ấy thôi trong đòi hỏi về sự minh banh của hệ thống tài chính, thống kê cũng đủ ngăn cản sự hội nhập vì làm sao thực hiện được kiềm toán. Mà không kiểm toán được thì làm sao có sự minh bạch trong phân tích và đánh giá về tài chính. Đấy là chưa nói đến khuyến cáo của Tiến sĩ Vũ Quang Việt, chuyên viên thống kê của LHQ: “Tổng cục thống kê nên nhanh chóng thay đổi phương pháp luận… để đem lại tính hiệu quả của hệ thống thống kê hiện nay” 3

Chuyện “nói vậy mà không phải vậy” chẳng những là một nghịch lý trong vấn đề lương mà còn là vấn đề đạo lý của xã hội, nó xúc phạm đến sự liêm sỉ của con người, điều mà C.Mác đã từng phân tích: “Đó là chân lý nó truyền lệnh cho ta phải hiểu rõ tình trạng bệnh hoạn…” của tệ nạn này “để lấy sỉ nhục ra mà thoa lên mặt… Biết xấu hổ mà đó là một việc cách mạng rồi” 4.

2.Tuy lương không đủ sống, thế nhưng người ta vẫn chen nhau để được vào “biên chế”. Chẳng những "chen nhau” mà người ta còn “chạy”, những cuộc chạy đáng xấu hổ song diễn ra công khai “thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi” không mấy ngượng ngùng, e ngại. Thậm chí dư luận nói nhiều về việc "mua quan, bán tước" ấy có giá biểu hẳn hoi và cứ chiếu theo đó mà người ta chung chi sòng phẳng. Điều này thì "Báo cáo của Chính phủ…" cũng đã có dẫn ra: “Hiện tượng chạy chức, chạy dự án, chạy tội…” được nhiều nơi nói tới, nhưng rất ít bị phát hiện. Ít phát hiện là các cơ quan hữu trách không muốn làm đấy thôi chứ khó gì mà không làm được. Cho dù có chuyện " rút dây động rừng" vẫn cần phải minh bạch và sòng phẳng trong việc gọi mặt chỉ tên của chuyện "chạy"ấy thì mới hé lộra được cái bí ẩn trong chuyện "lương không đủ sống, song vẫn cứ sống đoàng hoàng".

Cũng đã từng có sự phân tích sòng phẳng đó. Cách đây 3 năm, đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên thường trực thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch UB TW MTTVN đã phát biểu: "Chạy chức, chạy quyền là có thật và cũng dễ hiểu thôi vì người ta có chức có quyền thì mới có thể lạm dụng quyền chức để thu lợi bất minh. Không chỉ danh vọng, địa vị mà đi kèm theo là kiếm chác, bổng lộc. Nếu có chức quyền mà chả được cái gì cả thì có ai chạy không? Chẳng hạn như nhiều người nói, làm công tác Đảng thì rất ít người muốn làm nhưng đừng tưởng là Đảng không có tiêu cực, tham nhũng không có kiếm chác. Một số Bí thư, một số Ủy viên TW vẫn bị kỷ luật. Nhiều người làm công tác Đảng vẫn cứ muốn mà muốn là thành ủy viên cũng được nhưng là Phó Chủ tịch thì sướng hơn, oai hơn. Chẳng qua là có quyền hành nhiễu, nhiều người nhờ vả”. Nghịch lý của chuyện tiền lương phải tìm vào đây.

3/ Nghịch lý của chuyện lương còn thể hiện trong số chênh lệch giữa lương (thu nhập) của CNVC làm trong bộ máy Nhà nước của ta với những viên chức làm trong các Công ty nước ngoài hoặc những Công ty liên doanh và những Công ty tư nhân trong nước. Sự chênh lệch này rất dễ thấy, có khi cộm lên trong một gia đình: bố là một giáo sư đại học có hơn 30 năm thâm niên trong nghề nhưng lương chỉ bằng 1/6,thậm chí bằng 1/10lương của cậu con trai hay cô con gái có trình độ kỹ sư hoặc cử nhân mới ra trường từ 5 đến 10 năm đang làm trong một Công ty liên doanh với nước ngoài. Có lẽ không phải vì "mua chuộc” mà những Công ty nọ trả lương cho nhân viên của họ như thế mà chắc hẳn là vì lao động của anh ta (chị ta) xứng đáng với đồng lương đó. Và rõ ràng là “tiền nào củaấy” với đồng lương được hưởng, người nhân viên nọ phải làm việc hết mình, năng suất cao, kỷ luật nghiêm, nếu không, sẽ bị sa thải! Tài sao họ làm được như vậy. Và rồi, có những người có cùng trình độ chuyên môn và bản lĩnh như những nhân viên này nhưng đang làm trong biên chế nhà nước đù lương của họ cũng chỉ bằng một phần sáu hay 1/10 lương của anh ta (chị ta). Chẳng trách mà người ta nói nhiều đến việc "giả vờ trả lương" cho nên đổi lại là "giả vờ làmviệc". Tất nhiên, không thể có chuyện "vơ đũa cả nắm”, trong đội ngũ CBVC Nhà nước có những ngườilàm việc rất giỏi, năng suất cao, tận tay với chức năng và nhiệm vụ. Nhưng cũng không thiếu những người mà lâu nay có một từ dùng đề gọi họ rất nhã nhặn và lịch sự là ‘đuối tầm".Người ta đã không ngần ngại nói rằng đó là sư đuối tầm không chỉ về năng lực chuyên môn mà chủ yếu về phẩm chất.

Đồng chíPhạm Văn Đồng lúc sinh thời đã nghiêm khắc cảnh báo: "Nhiều người có chức có quyền trong hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng hư hỏng quá, thoái hóa biến chất, chạy theo chức quyền, tiền, danh và lợi những người ấy đang làm cho một bộ phận không nhỏ trong nhân dân ta ngày càng giảm lòng tin vào Đảng ta, đưa đến tình hình nguy kịch không thể coi thường”6. Ấy vậy mà đưa những người như vậy ra khỏi hệ thống biên chế ngày càng phình rộng ra để dân phải đóng thuế để có ngân sách mà chi xem ra còn khó hơn chuyện “Ngu công dời núi”!

Cho nên, nghịch lý này chỉ có thể được khắc phục khi thực hiện được một nguyên lý thật giản dị “người được làm việc, làm việc được, người làm việc được, được làm việc”. Giản dị, chân lý thường giản dị. Song đạt tới chân lý không hề là chuyện giản đơn. Trong hệ thống tiền lương của ta hiện nay, điều này chưa thực hiện được. Còn quá nhiều những người được làm việc nhưng không làm việc được và cũng không ít người làm việc được lại đang không được làm việc như mình mong muốn. Đương nhiên để làm việc được còn phải nhiều gian truân. Ngay như ở Quốc hội kỳ này bàn chuyện xem xét việc phân bổ thu chi ngân sách, ấy vậy mà, theo nguyên Bộ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc thì “Vì đây là lần đầu tiên Quốc hội làm việc này, thậm chí còn phải nhờ bộ trưởng Bộ tài chính giải thích mới hiểu”7.

Ở nơi cơ quan quyền lực cao nhất bàn và quyết định những chuyện “quốc gia đại sự” mà còn phải thế thì cũng chẳng nên quá khắt khe với những người được làm việc nhưng không làm việc ở chỗ nọ chỗ kia! Dự án tiền lương đã được trình xem ra cũng chưa khơi thông được ách tắc của dòng chảy nhằm thực hiện nguyên lý giản dị đó.

Ách tắc đó, phải chăng cần phải tìm về trong công tác cán bộ và sâu xa hơn nữa, trong những rào cản tư duy chưa đổi mới về lao động và sự cống hiến của thời đại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời đại của nền kinh tế tri thức đang tác động quyết liệt đến đời sống toàn cầu, trong đó có nước ta.


Chú thích:

1. và 7., Báo tuổi trẻ ngày 24/10/2003.

2. Báo thanh niên ngày 25/10/2003

3. Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 23/10/2003

4. Dẫn lại theo Nguyễn Tuân “Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật”, Nxb Hội nhà văn Hà Nội, 1999.

5. Báo tuổi trẻ ngày 19/8/2000

6. Báo Nhân dân 15/5/1999

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • "Đấu tranh đây là trận cuối cùng"

    26/05/2015Dương Trung QuốcĐó là một điệp khúc trong bài hát cách mạng đã từng cổ vũ nhiều thế hệ những người cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của mình.
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • “Chủ nghĩa thân hữu”

    26/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngDoanh nghiệp nhà nước gắn với các cơ quan nhà nước. Sự gắn bó này tạo ra lợi thế. Ít nhất, đó là khả năng tiếp cận các quan chức dễ dàng hơn, khả năng đề xuất nguyện vọng và cung cấp thông tin cho lãnh đạo nhanh chóng hơn...
  • Phiếm luận về kiểm toán

    21/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngCách làm hợp lý nhất là áp dụng nguyên tắc: những người có quyền quyết định việc tiêu tiền thì không có quyền trực tiếp tiêu tiền, những người có quyền trực tiếp tiêu tiền thì không có quyền quyết định. Những người có quyền quyết định thì có quyền giám sát, những người có quyền trực tiếp tiêu tiền thì phải chịu sự giám sát...
  • Nghĩ về “bàn tay vô hình”

    21/10/2005Phan Tránh DưỡngRõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • Nên hối hả một cách chậm rãi!

    09/08/2005Nguyễn TùngĐúng là Việt Nam cần phải khẩn trương", "hối hả"... vì đã mất quá nhiều thời gian so với không ít quốc gia ở Đông Á. Nhưng đồng thời cũng phải nghiền ngẫm, tính toán, cân nhắc đề chọn được các giải pháp tối ưu và nhất là đề tránh các sai lầm, lãng phí... Có như thế mới nhanh chóng tạo được nền tảng vật chất, kỹ thuật, văn hóa, tinh thần cho một sự phát triển bền vững.
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • xem toàn bộ