Giá cả và giá trị!

02:26 CH @ Thứ Bảy - 24 Tháng Mười Hai, 2005

Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...

Giá cả là sự ước định về khía cạnh thương mại khiến đồ vật có thể trao đổi mua bán được, còn giá trị có thể tiếp cận theo phương diện sử dụng, thẩm mỹ, lịch sử hay văn hóa.

Trong một thị trường vận hành lành mạnh, giá cả và giá trị tương đối gần nhau. Nhưng khi mà khoảng cách này bị đẩy ra quá xa có nghĩa là đang tồn tại sự phi lý nào đấy.Người ta thấy rõ sự bất hợp lý này nếu biết một chiếc xe Matiz giá thành tại Hàn Quốc chỉ vào khoảng 2.000 USD nhưng lại được bán với giá từ 9.000 - 12.000 ở Việt Nam. Hay xe Toyota Camry loại sang tại Nhật giá trên 20.000 USD nhưng một chiếc xe cùng loại tại Việt Nam (chưa nói đến chất lượng khác xa nhau) lại được bán tới 65.000 USD.

Tương tự, một căn hộ chung cư ở khu đô thị mới Trung Hòa-Nhân Chính (Hà Nội), giá ban đầu chỉ khoảng 700 triệu đồng nhưng rốt cuộc bị nhiều tầng lớp trung gian “đẩy” lên mãi, buộc nhiều người vẫn phải cắn răng bỏ ra 1,3-1,4 tỷ đồng để sở hữu một căn hộ như vậy dù chưa biết chất lượng tốt xấu đến đâu...

Sở dĩ sự vô lý như trên có thể tồn tại được là vì có sự “nuông chiều” của những người quản lý, cộng với sự ham lợi nhuận quá đáng của một số doanh nghiệp. Chính phủ lập hàng rào bảo hộ cho Vama (Hiệp hội các hãng sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước) bằng cách áp thuế chừng 300% đối với xe con nhập khẩu, nhằm tạo điều kiện cho Vama thực hiện nội địa hóa.

Kết cục sau 10 năm ưu ái, chính sách nội địa hóa đã chết yểu, còn người tiêu dùng vẫn phải è cổ mua xe với mức giá đắt nhất nhì thế giới. Tương tự, những đặc quyền dành cho một vài Cty kinh doanh cộng với các thủ tục hành chính mù mờ, nạn đầu cơ đã dẫn tới sự khan hiếm giả tạo, khiến giá nhà đất tại Hà Nội luôn ở mức “trên trời”.

Quyền lợi của người tiêu dùng đã bị hy sinh đủ lâu cho tới khi Nhà nước không thể khoanh tay mãi trước sự quá đáng của doanh nghiệp cũng như sự kiên nhẫn, sức chịu đựng của người tiêu dùng đã cạn kiệt.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng đã phải lên tiếng tại diễn đàn Quốc hội về vấn đề này và nhiều khách hàng đã quay lưng lại với ô tô dù đang ở thời điểm được coi là “mùa vàng” trong năm.

Sự ế ẩm bất thường của thị trường ô tô năm nay cũng như tình trạng “đóng băng” thị trường nhà đất lâu nay đã phần nào lý giải cho thái độ này. Chưa nói đến sức ép của mở cửa cạnh tranh, nhưng các doanh nghiệp có tầm nhìn và lương tâm sẽ không để giá cả và giá trị quá xa nhau.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Không được phép!

    15/12/2005Lưu QuangRất có thể các cầu thủ U23 đã phản bội, như đứa con hư nhẫn tâm bán đứng bà mẹ nghèo. Nhưng vì sao họ lại có thể làm cái việc “coi trời bằng vung” ấy? Chẳng lẽ họ không hiểu rằng có những ranh giới không được phép vượt qua: Tổ quốc-Danh dự - Lòng tự trọng
  • Tản mạn về tài sản vô hình

    02/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngChúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • Lương không đủ song vẫn sống đàng hoàng

    09/11/2005GS. Tương LaiChuyện tiền lương hiện có một nghịch lý: hầu hết người lao động làm công ăn lương ai cũng kêu là “lương không đủ sống” nhưng rồi người ta cũng buộc phải sống, hơn nữa có những người sống “quá đàng hoàng”.
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác