Lối sống

Chủ tịch/Tổng giám đốc InvestConsult Group
05:49 CH @ Thứ Tư - 27 Tháng Hai, 2013

Con người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen. Đó là lối sống cá nhân. Có những qui tắc được thừa nhận rộng rãi trong nội bộ một cộng đồng nào đó. Chúng được người ta tuân thủ gần như vô điều kiện, gần như một lẽ đương nhiên. Đó là lối sống cộng đồng.

Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng. Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hoá, đặc trưng văn hoá của một con người hay một cộng đồng.

Xưa nay chúng ta vẫn nhầm lẫn về quyền liên quan đến tự do sống, chúng ra nhầm lẫn khi cho rằng nó là một yếu tố hoàn toàn độc lập với cộng đồng và tuyệt đối, chúng ta phấn đấu cho những yếu tố có tính chất tự do tuyệt đối trong lối sống, đó là nhận thức sai lầm.

Con người có học hành, tích luỹ kinh nghiệm, có tích luỹ các giá trị văn hoá đi nữa thì cuối cùng cũng thể hiện mình thông qua hành vi. Trong câu nói “gieo hành vi thì được thói quen...” mà chúng tôi nhắc đến trên kia, thói quen chính là lối sống: "gieo thói quen được tính cách, gieo tính cách được số phận". Lối sống là tiêu chí đầu tiên, tiêu chí tổng hợp nhất, thể hiện chất lượng văn hoá và trí tuệ của một con người. Lối sống không chỉ là hành vi như cách đi lại, ăn nói, nó là hành vi hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tư duy, làm việc và phương cách xử lý các mối quan hệ.

Như thế, ta có thể định nghĩa lối sống như những cách thức, phép tắc tổ chức và điều khiển đời sống cá nhân và cộng đồng đã được thừa nhận rộng rãi và trở thành thói quen. Lôi sống có quan hệ chặt chẽ với phương thức sản xuất của mỗi thời đại. Marx đã viết về điều đó trong cuốn Hệ tư tưởng Đức như sau: 'Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất "ra sự tồn tại thể xác của cá nhân. Mà hơn thế, nó đã là một hình thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của sự biểu hiện đời sống của họ, một lối sống nhất định của họ”. Như thế, phương thức sản xuất, theo Marx, là cơ sở đầu tiên để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu về lối sống. Cũng từ đó có thể kết luận rằng mỗi tầng lớp, mỗi nhóm người có lối sống riêng của mình.

Tuy nhiên, lối sống hình thành và thể hiện không chỉ trong lao động sản xuất, mà cả trong nhiều lĩnh vực khác như hoạt động xã hội, hoạt động chính trị, hoạt động tư tưởng văn hoá, thể dục thể thao...

Lối sống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như:

- Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh...
- Các phong tục tập quán
- Cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau
- Quan niệm về đạo đức và nhân cách

Người ta không thể có lối sống, hay quyền hành động, tự do tuyệt đối. Trên thực tế bao giờ cũng có những sự ràng buộc nhất định. Một số chế độ chính trị quy định hay giám sát các hành vi sống. Một số nhà chính trị vô tình hoặc cố ý làm cho con người nhầm tưởng rằng tự nhiên họ đã bị ràng buộc như vậy. Thực ra, không nên chỉ huy hành vi mà nên chỉ huy các tiêu chuẩn văn hoá của hành vi. Khi người ta tạo ra các tiêu chuẩn văn hoá của hành vi thì tự nhiên con người cảm thấy rằng mình không còn phải tuân thủ một người hoặc một lực lượng nào đó, mà hành động theo các tiêu chuẩn xã hội văn hoá.

Trên lý thuyết, người ta phân biệt giữa lối sống cộng đồng và lối sống cá nhân. Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hoá, khái niệm này là tương đối.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà không ai có thể đứng ngoài mối quan tâm và lợi ích chung, không quốc gia nào có thể đứng ngoài các các mối quan tâm và quyền lợi của cộng đồng thế giới. Để tạo ra cuộc sống người ta phải đi lại, va chạm, gia nhập vào cộng đồng thế giới. Trong xã hội hiện đại, nhờ những phương tiện kỹ thuật tiên tiến, sự giao lưu của con người không chỉ khắc phục được những hạn chế cố hữu về thời gian và không gian trước đây mà còn diễn ra với sự đổi mới cơ bản về chất, nghĩa là khoảng cách giữa lối sống cá nhân và lối sống cộng đồng càng ngày càng bị thu hẹp lại.

Cũng như hành vi cá nhân, lối sống cá nhân không tuyệt đối. Lối sống cá nhân bị lệ thuộc rất nhiều vào lối sống cộng đồng. Cộng đồng sống, với cá nhân đó, được định nghĩa như là một thói quen, một tiêu chuẩn được chấp nhận bởi cộng đồng sống thường xuyên mà người ta gọi là lưu trú, cư trú. Mật độ thời gian đi lại, giao lưu với các cộng đồng khác ngày càng lớn hơn do nhu cầu làm ăn phát triển, hội nhập, giao lưu... Như vậy các cá nhân không những va chạm với cộng đồng mình mà còn va chạm với cộng đồng khác và các cộng đồng cũng va chạm với nhau. Điều này tạo ra sự hình thành các tiêu chuẩn về lối sống, về giao lưu rất đặc biệt trong thời đại của chúng ta.

Việc hình thành thói quen, lối sống, các tiêu chuẩn hành vi càng ngày càng trở nên phức tạp. Các tiêu chuẩn và phong thái có tính chất khu trú càng ngày càng bị bẻ gẫy, nghiền nát, uốn mềm đi để phù hợp với tiêu chuẩn hội nhập. Hội nhập không phải là vấn đề chính trị mà là qui luật của đời sống hiện đại. Nhiều nhà lãnh đạo quốc gia đang xây dựng những quan hệ song phương rời rạc, trong khi đó điều cần thiết và không thể tránh khỏi là phải xây dựng quan hệ đa phương thống nhất. Tất cả mọi người đều phải xây đựng một tiêu chuẩn sống, tiêu chuẩn hành vi của mình trên cơ sở hình thành các quan hệ đa phương. Vì vậy, lối sống phải được xây dựng trên tiêu chuẩn đa phương chứ không phải song phương như trước đây nữa. Các chính phủ đang cố gắng ký được các hiệp định kinh tế song phương. Ký hiệp định hợp tác kinh tế, đó chính là cách thoả thuận các lối sống về kinh tế. Nhưng việc ký các hiệp định song phương khác với những tiêu chuẩn khác nhau sẽ tạo cơ hội để các quan hệ song phương xé nát đời sống xã hội. Để tự bảo tồn trong các quan hệ song phương, người ta phải có một số tiêu chuẩn cơ bản để ứng xử và tiêu chuẩn ấy phải không thiên vị với từng cặp quan hệ song phương. Trong thời đại chúng ta, con người không thể sắp xếp một cách nhân tạo để tạo ra yếu tố đa phương trong các quan hệ song phương. Các cặp quan hệ song phương có tính trội sẽ tạo ra tính chỉ huy trong việc hình thành các tiêu chuẩn đa phương của hành vi.

Lối sống của con người luôn luôn thay đổi theo không phải bao giờ cũng tích cực. Một ví dụ rõ nét nhất là ảnh hưởng của chủ nghĩa vật chất thái quá. Những hậu quả của tâm lý chạy theo lợi nhuận thật là trầm trọng đối với xã hội và đối với lối sống của con người nói chung. Tâm lý này làm đảo lộn các thước đo giá trị và làm rạn nứt các quan hệ xã hội Nói đến lối sống, người ta buộc phải nói đến một khái niệm kề cận là nhân cách.

Chúng ta thường xem nhân cách như một sở hữu cá nhân, thực ra tính chất sở hữu cá nhân của nhân cách chỉ là một yếu tố tương đối. Và nhân cách cũng chỉ là chịu sự chi phối của các tiêu chuẩn cộng đồng. Con người giáo dục lẫn nhau theo nghĩa rộng, người hiểu biết dạy người kém hiểu biết hơn bằng sự thông thái của mình, nhưng người kém hiểu biết cũng có thể thức tỉnh người thông thái. Giáo dục là kết quả của quá trình giáo dục lẫn nhau. Giáo dục chuyên nghiệp thực ra chỉ có nhiệm vụ trang bị cho người ta vũ khí, công cụ để nhận thức chứ chưa phải là quá trình nhận thức.

Nhiều người cho rằng lối sống cộng đồng bao giờ cũng bị chi phối bởi một lực lượng thống trị có thế mạnh, vì vậy lối sống cộng đồng thực ra xuất phát từ lối sống của một số ít cá nhân. Từ đó, do địa vị chính trị, do thế lực của mình, họ quyết định việc hình thành nên cái gọi là lối sống cộng đồng. Đó là một kết luận hết sức sai lầm. Thói quen cộng đồng là một khế ước không thành văn của các lực lượng xã hội.

Giai cấp thống trị có thể rất mạnh trong địa vị hành chính nhưng chưa chắc đã mạnh trong địa hạt của đời sống tình cảm là thứ chi phối thói quen cộng đồng không kém gì sức mạnh hành chính. Trên thực tế hầu hết các sức mạnh hành chính đều lần lượt thất bại trước đòi hỏi tự nhiên của đời sống tình cảm, đời sống tâm lý con người. Chúng ta không nên cường điệu quá đáng vai trò của lực lượng thống trị.

Các thế lực thống trị đều là những thế lực nhất thời, còn nhân dân và con người là vĩnh cửu. Không có gì để so sánh giữa lực lượng thống trị và con người nói chung được. Nếu chúng ta nghiên cứu vai trò của lực lượng thống trị thì thấy rằng họ cũng là con người, họ cũng được hình thành từ đời sống thông thường như tất cả chúng ta. Vậy những gì ảnh hưởng đến lối sống cá nhân? Theo tôi, tất cả những gì tương tác với một cá nhân đều ảnh hưởng đến lối sống của cá nhân ấy.

Nếu bỗng nhiên một ngày nào đó, bạn nói rằng công ty này hoặc nhân vật này ảnh hưởng một cách sâu sắc đến nhân cách hoặc lối sống của bạn thì đấy chỉ là một sự ngộ nhận, bởi vì có nhiều yếu tố trước đó đã tạo ra khả năng để bạn tiếp nhận ảnh hưởng trực tiếp ấy. Nếu không được chuẩn bị, ta không thể tiếp nhận được các ảnh hưởng. Giống như quá trình bồi đắp phù sa của các dòng sông: hạt lắng đọng trước làm nền cho hạt sau, trong cuộc sống con người, việc nhận thức cái nọ là tiền đề để nhận thức cái kia. Điều này diễn ra lâu dài, nói cách khác, các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách của một con người không chỉ là các đại lượng nằm trên một mặt phẳng, mà còn là các yếu tố theo thời gian.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác