Phiếm bàn về chữ 'Khát'
"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước.
"Khát" còn vô vàn nghĩa bóng...
"Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực.
Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước.
Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người. Làm ra tiến, thật nhiều tiền là một ước mơ chính đáng. Ai cũng đã tiền, vì tiền là vật ngang giá của sản phẩm xã hội. Một người làm ra trên chính đáng có nghĩa là họ đã tìm được công ăn việc làm cho nhiều người khác, họ đóng nhiều thuế cho xã hội. Nhưng khát tiền lại là chuyện khác. Kẻ khát tiền coi tiền là mục đích cao cả nhất phải săn tìm bằng mọi giá, "là Tiên, là Phật, là... "như một bài đồng dao châm biếm ra đời cách đây nhiều năm cùng với kinh tế thị trường. Người ta chỉ khát nước khi phải đi trong sa mạc hay trôi dạt trên biển khơi. Kẻ khát tiền thì ngay cả khi bơi trên một dòng sông họ vẫn khát.
Khát danh cũng khốc liệt không kém. Đành rằng, ai cũng muốn có "danh ghi với núi sông". Nhưng thực danh phải cần tài năng, phải trả giá, nhiều khi phải đổi cả mạng sống. Người có thực tài không khát danh mà danh tự đến, tự nhiên như hoa hồng nở trên cây hồng. Kẻ khát danh lại thường không có tài. Thượng Đế không cho họ tài năng mà cho họ rất nhiều ảo vọng và khát khao nổi tiếng. Ngài đày họ lên đỉnh núi đá của hư danh, phơi nắng họ cho đến lúc chết mà không thoả được cơn khát. Vì khát danh họ kiếm danh bằng bất kỳ phương tiện gì, thường là bẩn thỉu và như thể họ chỉ tìm được hư danh. Họ nói dối như cuội, chuyển thi thố thủ đoạn xấu xa. Cái thích của họ gắn liền với lợi và họ bị cả hai cơn khát dày vò: danh và lợi.
Kẻ khát tiền, như một con bạc hay một tên tội phạm, có thể không khát danh. Nhưng kẻ khát danh thường là rất khát tiền. Vì thể mà những kẻ khát danh nguy hiểm cho nhân loại hơn chăng?
Nội dung khác
Nói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Toàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn