Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta
Quan niệmmác xít về cá nhân dựa trên quan điểm duy vật về lịch sử, xem xét con người như là sản phẩm của môi trường xã hội và thừa nhận vai trò tích cực của conngườitrong nhận thức và cải tạo môi trường đó.C.Mác đã khẳng định: "Bản thân xã hội sản sinh ra con người với tính cách là con người nhưthế nào, thì con người cũng sản sinh ra xã hội như thế ấy"(1).
Từ quan niệmtrênchúng ta thấy rằng, cá nhân trước hết là cá thểngười với tư cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, -là chủ thể của hoạt động, của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức do những điều kiện lịch sử cụ thể của đời sống xã hội quy định.
Cá nhân là cá thểngười, song không phải mọi cá thể người nào cũng đều là cá nhân. Để thể hiện đúng tư cách làcánhân, con người phải trải qua một quá trình phát triển nhất định để có một nhân cách đầy đủ, mang tính chỉnh thể. Ở đây, phạm trù cá nhân đặc trưng cho con người hoàn chỉnh trong sự thống nhất giữa những đặc điểmriêng biệt của con người vớibản chất chung của cộng đồng .
Trong sự phát triển của xã hội nói chung, sự phát triển của cánhân làthước đo, làđặctrưng cho sự phát triển xã hội đó. Không có và không bao giờ có cá nhân chung chung, trừu tượng, mà chỉ có cá nhân với tất cả dáng vẻ riêng biệt và sự thống nhất mang tính lịch sử- cụ thể.
Lịch sử sinh thành loài người hàngchụcvạn năm cũng là lịch sử mà điện mạo cá nhân luôn luôn vận động và phát triển.
Thuở sơ khai, con người là nhữngthực thể hoang dã, chưa đủ sức mạnh để tách ra khỏi giới tự nhiên, sống chung với muôn loài và thế giới thần linh; số phận con người bị chi phối bởi những sức mạnh huyền bí của tạo hoá. Con người duy trì sự sống trong giới tự nhiên bao la bằng sức mạnh cơ bắp, bằng năng lực bẩm sinh của cái tự nhiên và bằng sự may rợcủa số phận.
Trong giai đoạn cao của thời đại mông muội, việc dùng lửa và chế tạo ra cung tên đã làm cho sức mạnh con người chuyển biến mộtcách đáng kể. "Cung tên đối với thời đại mông muội cũng giống như thanh kiếm sắt đối vớithời đại dã man và khẩu súng đối với thời đại văn minh: một vũ khí có tính chất quyết định”(2).
Khi lịch sử bước sang giai đoạn văn minh, diện mạo con người thay đổi một cách cơ bản. Từ chỗ là một bộ phận của giới tự nhiên, con người tách dần ra khỏi giới tự nhiên; từ chỗ lànôlệ của giới tự nhiên, con người từng bước thống trị giới tự nhiên.
Tuy nhiên,suốt đêm trường Trung cổ, con người bị dồn ép trong ý thức hệ phong kiến và tôn giáo. Bản chất vươn lên khẳng định mình là nhữngcá nhân đã làm nẩy sinh tư tưởng Phục hưng ca ngợi con người, đòi tự do cho cá nhân, đòi quyền tư hữu, đề cao chủ nghĩa nhân đạo với ước mơ giải phóng con người.
Nhưng trong chế độ tư bản chủ nghĩa, ước mơ tự do cho cá nhân, giải phóng con người đã không thể thực hiện được. Sự tha hoá con người xuất hiện với tính cách là hậu quả trực tiếp của sở hữu tư nhân, của độ người bóc lột người, mà nét đặc trưng là biến sản phẩm hoạt động của con người, những năng lực, những đặc tính của con người thành những cái gì xa lạ với con người, chi phối con người.
Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã từng bước khắc phục sự tha hoá con người, để con người thật sự trở thành những cá thể với tư cách là những chủ thể làm chủ đời sống với những năng lực sáng tạo, phát triển xã hội. Mặc dù đã tạo được một bước tiến to lớn trong sự thực hiện lý tưởng nhân đạo của con người, nhưng xét trên nhiều mặt thì mục tiêu phát triển những cá nhân đích thực – làm chủ bản thân, làm chủ xã hội – thì những nội dung mà chủ nghĩa xã hộihiện thực trong thời gian qua đã làm vẫn còn phải bổ sung thêm nhiều điểm mới.
Từ cái nhìn toàn diện, phải thấy rằng “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay – đó là thời đại mà mọi sự thay đổi đạt đến tốc độ kỳ diệu, là thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, là thời đại hoà nhập và hợp tác vì sự tăng trường kinh tế, phát triển văn hoá, nhằm mục đích cao quý là phục vụ con người.
Trong xu thế đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế, giải phóng mọi tiềm năng sản xuất, lấy hiệu quả kinh tế và phát triển văn hoá làm thước đo cho sự phát triển xã hội; phát triển kinh tế gắn liền với việc phát huy bản sắc văn hoá và truyền thốngdân tộc, tất cả vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với đặc điểm ấy, con người với tư cách là cá nhân trong xã hội Việt Nam hiện nay sẽ là con người phát triển hài hoà trong mối quan hệ cá nhân – xã hội.
Đã có một thời kỳ dài, chúng ta xây dựng conngười tập thể theonhững khuôn mẫu chung chung, trừu tượng,ít được phát triển mặt cá tính riêng tư, thiếu bản sắc độc đáo. Con người khuôn mẫu, cố nhiên không thể có sức sáng tạo, hoặc bản lĩnh sáng tạo vốn có của nó bị hạn chế. Bởi vậy, về mục tiêu, chúng ta đề cao con người, nhưng về phương pháp, có khi vô tình, chúng ta lại hạ thấp con người, làm mất đi sự năng động và sự phong phú của các cá nhân.
Tinh thầnđổi mới và những điều kiệncủasự nghiệp đổi mới đất nước đang mở ra những triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của cáccánhân.
Trước hết, đó là mục tiêu vươn tới với những động lực bên trong của nó. Con người, xét về bản chất xã hội là mang tính cộng đồng, nhưng động lực bên trong thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của cá nhânlà những lợi ích thiết thực đối với từng cá nhân. Tinh thần đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì hạnh phúc con người mà toàn Đảng toàn dân ta đang thực hiện là điều kiện để kết hợp lợi ích chung với lợi íchriêng, để sự phát triển của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng mang mục đích và ý nghĩa tự thân.
Thời đại ngày nay là thời đại của văn minh trí tuệ: Trí tuệ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hiệnđại. Hàm lượng trí tuệ trong các sảnphẩmdo con người làm ra ngàycàngcao. Trong xu thế đó, giáo dục để nângcaodân trí là đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp đổi mới. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra vấn đề đào tạo những cá nhân lao động ngày càng có chất lượng cao. Hiện nay, cả nước ta có 96 trường đại học và cao đẳng, 436 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Cán bộ có trình độ cao đang ngày càng phát triển: Tiếnsỹ 420người, Phó tiếnsỹ 10.500 người, Thạcsỹ gần 400 người, hàng trăm nghìn cán bộcó trình độ trung học, đại học. Con số này mỗi năm một tăng lên đáng kể. Điều đó cho thấy, con người Việt
Muốn phát triểnthìphải tự khẳng định mình và hoà nhập vớicộng đồng. Con người Việt
Những cá nhân có lòng nhân ái vốn đã trở thành nét truyền thống "lá lành đùm lá rách" của đạo lýdântộc,đó lànhững con người luôn coi trọng các giá trị văn hoá, tinh thần mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Một cá nhânđíchthực trong cộng đồnghiệm nay phải là một cá nhân kết hợp hài hoà trong mình các yếu tố dân tộc - nhân loại, truyền thống - hiện đại. Mặt khác, con người là sự thống nhất giữa cải chung và cái đặc thù, giữa nhữngchuẩnmựccó tính đặc trưng của cộng đồng xãhộivới tínhcách cá nhân. Môi trường hoà nhập quốc tế, điều kiện kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay là điều kiện tốt để cho mỗicá nhâncó thể phát huy đầy đủ cá tính và bản sắc riêng, thể hiện bản lĩnh thích nghi và hoà nhập với cộng đồng, tự chủ vàsáng tạo. Trong sự thay đổi nhanh chóng của điều kiện xã hội, nhất là trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, mỗi cá nhân phải luôn tựkhẳngđịnh mình, biết chấp nhận mọi thay đổi và thích nghi với hoàn cảnh, năng động, có bản lĩnh và cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển. Bởi vậy, phát triển cá nhâncũng có nghĩa là phát huy các yếu tố mang bản sắc riêng có của mỗi con người, đề cao bản lĩnh tự chủ và sáng tạo trong conngười.
Nền kinh tế thị trường đang đòi hỏi một cáchkhách quan năng lực hoạt động kinh tế trong mỗi cá nhân. Cá nhân hiện đại không chỉ là con người chính trị, mà còn phải phát triển khía cạnh con người kinh tế, nghĩa là biết tư duy kinh tế, biết làm giàu chính đáng. Xét một cách bản chất, điều đó có nghĩalà con người biết hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả nhất. Tư duy kinh tế là sự đòi hỏi nghiêm khắc của cả hai mặt: bản lĩnh sáng tạo và tri thức khoa học. Năng lực hoạt độngthực tiễn được thể hiện ởhiệu quả kinh tế và làmột trong những phẩm chất quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân hiện nay.
Muốn đáp ứng được sự phát triển của những phẩmchất cá nhân theo tinh thần đó, conngười phải học tập, phải rèn luyện không ngừng. Có thể nói, học tập là nét nổi bật trong hiện tại và tươnglai của cuộc sống con người. Điều này, cũng có nghĩa là khẳng định vai trò của giáo dục đối với sự phát triển con người với tư cách cá nhân. Chỉ có không ngừng học tập, mỗi cá nhân mới có thể theo kịp tri thức, học vấn và những tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại để sẵn sàng thích nghi và sáng tạo trong cuộc sống hiện đại. Bởi vậy, trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay, quan điểm củaV.
Phát triển cá nhân là xu thế tất yếu của cuộc sống. Sự phát triển cá nhân, tự nó đã bao hàm ngay trong bản thân nó quan hệ cá nhân - cộng đồng, là sự thể hiện đặc trưng bản chất xã hội và bản sắc, tư chất riêng trong mỗi con người. Những điều kiện của thời đại và của xã hội Việt
(1)C. Mác, F. Enghen. Toàn tập, t. 42, tr. 118 (tiếng Nga)
(2)C. Mác, F. Enghen. Tuyển tập, gồm 6 tập, t. VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr. 50
(3)Nguyễn Văn Huyên. Mấy suy nghĩ về hướng tiếp cận con người trong chủ nghĩa xã hội. Tạp chí Triết học, số 1 -1990, tr. 25
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu