Một số vấn đề về quản lý và những thách thức trong nền giáo dục Việt Nam*

ĐH Hoa Sen
02:07 CH @ Thứ Năm - 01 Tháng Bảy, 2010

Với tư cách là người hoạt động trong giáo dục đại học, cũng như với tư cách là phụ huynh học sinh, tôi xin nêu vài suy nghĩ của mình về vấn đề quản lý giáo dục, quản trị đại học và những thách thức đối với giáo dục Việt Nam. Trong phần đầu về quản trị, tôi sẽ lấy ví dụ nhiều hơn trong giáo dục đại học, là lãnh vực mà tôi có nhiều trải nghiệm thực tế. Trong phần hai, về minh bạch tài chánh, tôi sẽ nói về nền giáo dục một cách rộng rãi hơn, với quan điểm vừa của người trong ngành vừa là phụ huynh học sinh, thành phần của công chúng sử dụng dịch vụ giáo dục từ các nhà trường.

1. Quản trị đại học Việt Nam và tính minh bạch

Cần nói ngay là có những yếu tố có vẻ thuận lợi cho việc tăng cường tính minh bạch trong quản trị đại học Việt Nam. Nhưng thuận lợi chỉ thấy ở bề mặt và thường không được sử dụng đúng, nguy cơ nằm ở bề sâu và sẽ không khắc phục được căn cơ nếu không nhận diện rõ ràng.

Quản lý tập trung có nhiều bất lợi, đặc biệt là trong quản trị đại học, vì các trường đại học, hơn mọi cơ sở giáo dục ở trình độ khác, cần sự tự chủ, độc lập để thực thi sứ mạng của mình. Nhưng ít ra, quản lý tập trung cũng có vẻ (và thường gây ảo tưởng là) thuận lợi cho sự minh bạch.

Trước hết, khi quản lý tập trung, trách nhiệm điều hành và giải trình được quy về một hay một số ít đầu mối. Không một trường mẫu giáo, trường phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng hay đại học nào ở Việt Nam, dù là công hay tư, dù do người Việt hay người nước ngoài làm chủ, có thể ra đời, hoạt động mà không có sự cho phép bằng văn bản (sau một quá trình xét duyệt, thẩm định có nhiều bộ phận của cơ quan công quyền tham gia và thường tốn thời gian không ngắn) của một cơ quan nhà nước Việt Nam, trong nhiều trường hợp là Bộ Giáo dục&Đào tạo, song nếu không, cũng là một cơ quan nhà nước phần lớn từ cấp tỉnh, thành phố trở lên. Sau khi đã có quyết định thành lập, rất nhiều hoạt động khác của nhà trường, từ mở chương trình, ngành, bậc học mới đến các hoạt động thường xuyên như tuyển sinh, cấp bằng tốt nghiệp, công nhận giáo sư và xếp ngạch, bậc giảng viên, giáo viên, quản lý lao động, khen thưởng, kỷ luật giảng viên, nhân viên và sinh viên đều có những quy định của Bộ, Sở, có sự xét duyệt, công nhận của cơ quan công quyền các cấp. Mọi người cũng có quyền (ít nhứt là trên nguyên tắc) khiếu nại, khiếu tố, khiếu kiện lên chính quyền cấp trên nếu cảm thấy không hài lòng về chủ trương, chánh sách hay quyết định của nhà quản lý các cơ sở giáo dục. Có đầu mối tập trung, là thuận lợi cho việc đặt ra và yêu cầu tuân thủ các chuẩn mực quản lý, điều hành cho phép kiểm soát chất lượng, ngăn ngừa tiêu cực. Khi xảy ra khiếm khuyết hay vi phạm, về lý mà nói, cũng dễ chỉ ra cơ quan hay bộ phận, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm.

Tiếp theo, quản lý tập trung cho phép cơ quan quản lý yêu cầu, thậm chí cưỡng chế sự minh bạch thông tin từ các cơ sở đào tạo, như hiện nay Bộ Giáo dục đã bắt đầu làm thông qua chủ trương công khai thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục sau phổ thông.

Vậy thì, tại sao cảm giác bất an, trì trệ vẫn nặng nề?

Tôi xin nêu ra một số trong các nguyên nhân. Đó cũng là những thách thức phải vượt qua, nếu chúng ta thực sự thấy thiết yếu cần tăng cường tính minh bạch và chất lượng giáo dục.

Nguyên nhân thứ nhứt: sự thiếu ràng buộc và nếu có ràng buộc cũng là không tương xứng giữa quyền hạn quản lý, cấp phép và nghĩa vụ, trách nhiệm giải trình, xử lý vi phạm hay bất cập. Quy trình lấy quyết định thường phức tạp, trải qua nhiều khâu xét duyệt, lấy ý kiến của nhiều Vụ, Cục, Phòng, Ban thuộc Bộ/Sở/UBND trước khi có quyết định do lãnh đạo Bộ/Sở/UBND/Chính phủ ký. Nhưng khi phát hiện sơ hở, khiếm khuyết, thậm chí vi phạm ít nhiều nghiêm trọng thì người ta lại chần chừ trong việc xác định trách nhiệm cá nhân và bộ phận, cấp quản lý nhà nước. Cùng lắm, chỉ có cơ quan nói chung hay cấp lãnh đạo cao nhứt của Bộ phải “giải trình” – thường không tới nơi tới chốn – trước công luận, còn trách nhiệm cụ thể của cấp tác nghiệp thường bị che phủ hoặc bởi lý cớ là quy trình phức tạp, có nhiều tác nhân tham gia, hoặc bởi sự “im lặng vì lý do tế nhị”. Sự vi phạm trong giáo dục càng được coi là “nhạy cảm”, khó đề cập hay công bố, vì cái bị ngộ nhận là “truyền thống tôn sư trọng đạo” hay các thành kiến khác khẳng định tính “thiêng liêng” của giáo dục và sự “không tương thích” giữa giáo dục và lợi ích tài chánh, càng không tương thích khi đó là lợi ích bất chính.

Nguyên nhân thứ hai: sự thiếu chú trọng đến quản lý tài chánh trong bộ máy quản lý, cũng như trong toàn đội ngũ những người hoạt động giáo dục, kể cả giáo dục ngoài công lập. Sự thiếu chú trọng nầy dẫn đến bất cập kéo dài về nhân lực, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, đặc biệt về kế toán, kiểm toán, kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát tài chánh nói riêng. Lưu ý: kiểm soát chủ yếu là kiểm soát việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chánh, không có nghĩa là người thiếu thông tin, thiếu hiểu biết đều được bình luận vô tội vạ về những dữ kiện họ không có tri thức đầy đủ, cũng không có thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra.

Nguyên nhân thứ ba, là nguyên nhân cơ bản nhứt: quan hệ xin-cho và bản thân cơ chế quản lý tập trung quan liêu triệt tiêu trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, kể cả dạy nghề và cao đẳng, đại học, hay nói gọn hơn, triệt tiêu mọi nghĩa vụ giải trình và chịu trách nhiệm của họ. Khi các trường bị Bộ và các Ủy ban nhân dân đối xử như trẻ vị thành niên, họ không chủ động trong chiến lược và hành xử của mình, không chọn được cách làm hiệu quả nhứt cho chất lượng và cũng không chịu trách nhiệm về hậu quả, tác hại gây ra, nếu có. Nhà nước bắt đầu nói đến uy tín, độ tin cậy của từng cơ sở giáo dục (thường bị gọi sai và hiểu sai là “thương hiệu”); nhưng thiệt ra, cơ chế quản trị đại học hiện tại chưa cho phép từng trường thực sự quản lý uy tín và độ tin cậy riêng của mình. Sự thiếu minh bạch đầu tiên chính là thiếu minh bạch – bên cạnh những khiếm khuyết, bất cập khác – của các chính sách, quy chế quản lý giáo dục ở nhiều cấp độ. Mọi điều kiện hoạt động bình thường của cơ sở giáo dục phụ thuộc quá nhiều vào thẩm quyền “xét duyệt” và “ban phát” của cấp trên, thì đó là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực phát sinh và phát triển.

Thẩm quyền quản lý tập trung thường xuyên bị sử dụng sai mục đích và trái với điều kiện nhằm đạt hiệu quả phân minh, đồng bộ về chất lượng giáo dục. Khi có sự cố (thường là những vi phạm chuẩn mực gây hại cho cộng đồng), quyền lực tập trung thường thiên về giải pháp tự vệ co thủ, giới hạn quyền tự do hoạt động (dù là hoạt động lành mạnh và hiệu quả) của số lớn các cơ sở chỉ vì sự vi phạm trầm trọng của một số ít cơ sở mà người ta không dám “chỉ mặt đặt tên” vì ngại “bứt dây động rừng”. Điều nầy dẫn đến tệ trạng mà công luận than trách đã nhiều nhưng không thấy có dấu hiệu hay cơ may khắc phục; người ta gọi đó là quy luật “hễ không quản lý được (thực chất là quản lý kém hiệu quả, vì có quyền lực quản lý nhà nước, có chức vụ và hưởng lương để làm việc đó, sao lại gọi là “không quản lý được”?) thì cấm”. Trong lúc cấm hay tạm dừng, vẫn có trường hợp được giải quyết ngoại lệ và người ta rất khó xác định mức độ chính đáng của những ngoại lệ không phải ít, không phải nhỏ.

Tóm lại, thách thức lớn nhứt trong quản trị đại học là trả quyền tự chủ một cách rộng rãi và thực chất về cho các cơ sở giáo dục đại học, không phải theo cách nhỏ giọt từng bước “giao quyền” cho những cơ sở được chọn lọc theo một trật tự ưu tiên với những tiêu chí cũng kém minh bạch và khó thuyết phục. Các cơ sở giáo dục phải được kiểm soát về năng lực thực hiện sứ mạng trước khi cấp phép ra đời và hoạt động. Thẩm định trên hồ sơ, giao hoạt động với quy mô nhỏ trong thời gian thử thách đều là những biện pháp thẩm định, kiểm soát khả thi và hiệu quả nếu người ta tự cho mình đủ ý chí và nhân lực chuyên gia thích hợp để thực hiện, nếu các quy trình nầy có sự minh bạch và nghiêm minh cần thiết. Sau khi được cấp phép, các cơ sở giáo dục, đặc biệt ở các năm cuối phổ thông và ở trình độ sau phổ thông, đều phải có đầy đủ sự tự chủ để có nghĩa vụ giải trình và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình phù hợp với pháp luật. Xây dựng hệ thống pháp luật vừa đủ chặt chẽ để bảo đảm các chuẩn mực vừa đủ cập nhật và linh hoạt để tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của hệ thống giáo dục là điều không quá khó vì có thể tham khảo nhiều kinh nghiệm, cách làm hay của quốc tế.

Cuối cùng, phát triển hợp tác quốc tế (không đồng nghĩa với bê nguyên xi chương trình, đội ngũ, cũng không giản lược là thực hiện các loại công thức 2+2, 3+1, v.v…, hay chỉ tập trung xây mới đại học quốc tế tại Việt Nam), quốc tế hóa giáo dục đại học (không đồng nghĩa với phát triển tùy tiện và thiếu kiểm soát các trường tự xưng quốc tế một cách ít nhiều chính đáng) và nghiên cứu khoa học là những xu thế phát triển tất yếu sẽ mang lại nhiều cơ may tăng cường minh bạch và chất lượng, hiện đại hóa quản trị đại học tại Việt Nam.

2. Minh bạch tài chánh, thách thức và đề xuất

Các biện pháp gia tăng sự minh bạch và hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chánh trong giáo dục phải phù hợp với sứ mạng của giáo dục, bám sát thực tế hoạt động của các trường trong một môi trường kinh tế-xã hội còn nhiều ô nhiễm.

Như trong báo cáo đề dẫn đã nêu, giáo dục là lãnh vực lớn thứ nhứt hay thứ hai sử dụng ngân sách. Như vậy, chỉ về qui mô, chi tiêu ngân sách cho hiệu quả đã là việc ảnh hưởng lớn đến lợi ích chung. Trong hoàn cảnh Việt Nam, nước nghèo nhưng hiếu học, sự đầu tư chẳng những của nhà nước mà còn của toàn xã hội cho giáo dục là rất lớn và thường là biểu hiện của hy sinh đáng trân trọng từ gia đình và cộng đồng. Do đó, mong mỏi của người dân càng cấp thiết và chính đáng về sự sử dụng hiệu quả nỗ lực đầu tư đó.

Sự thiếu minh bạch mà ai cũng thấy và rất nhiều người là nạn nhân, trước hết là thiếu minh bạch về học phí và chi phí khác cho học tập. Nhiều trường học Việt Nam, nhứt là trường công, còn quá nhiều chi phí thiếu công khai, minh bạch mà phụ huynh phải chi cho giáo dục con em. Bất chấp công luận nhiều lần lên tiếng, cơ quan nhà nước ban hành hết chỉ thị nầy đến nhắc nhở kia, học phí và các chi phí khác phải nộp chính thức cho nhà trường luôn khác biệt, có khi rất xa giữa các cơ sở giáo dục công với nhau, mà không có sự giải trình rõ ràng và thuyết phục. Bên cạnh chi phí nộp chính thức còn vô số những khoản chi không chính thức, chi gián tiếp khác làm mất hẳn ý nghĩa của công bằng cơ hội mà giáo dục công có trách nhiệm bảo đảm như một sứ mạng cơ bản của mình.

Thực trạng nầy trước hết làm khổ số đông các nhà quản lý giáo dục và đội ngũ sư phạm lương thiện của nhà trường, làm mất uy tín ngành giáo dục, tổn thương quan hệ thầy trò, trong khi người hưởng lợi chỉ là một thiểu số mà chưa thấy trường nào, cấp trên nào của trường xác định và truy tố được, trừ vài ngoại lệ hiếm hoi. Sự thiếu minh bạch, nhứt quán cũng làm cho các khoản thu và chi chính đáng cũng kém sức thuyết phục một cách oan uổng. Tất nhiên, nạn nhân đông nhứt là học sinh và gia đình của họ. Vì vậy, tuy phải chi thường là nhiều lần cao hơn cho các trường phổ thông quốc tế, phụ huynh vẫn có cảm giác dễ chịu, yên tâm hơn. Bởi sự thiếu minh bạch tài chánh liên quan đến nhiều sự thiếu minh bạch, thiếu công bằng khác mà không ai muốn con mình là nạn nhân trong thời thơ trẻ của các cháu. Di hại của sự mất lòng tin – và càng về sau, cảm giác hình như ngày càng nhiều cháu không có cả một lòng tin ban đầu để mà mất – vào các giá trị trung thực, lương thiện, công lý, chưa nói đến quan hệ thầy trò, bè bạn, sự ganh đua lành mạnh trong nỗ lực học tập, rèn luyện là rất lớn lao, lâu dài, mức độ tàn phá đối với sự cố kết của cộng đồng và nhân phẩm các công dân tương lai không sao lường hết được!

Các nhà trường cũng là nơi tiêu dùng ngày càng nhiều những sản phẩm, dịch vụ từ xã hội. Họ là khách hàng có nhu cầu tiêu dùng và sức mua ngày càng cao; mà tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm và cơ sở pháp lý để các nhà quản lý giáo dục và giáo viên tự bảo vệ mình và bảo vệ lợi ích chính đáng của học sinh, của xã hội không tăng tương ứng với các khoản chi trong ngân sách của họ. Thủ phạm của các vi phạm về tài chánh có thể gồm cả người bên ngoài nhà trường (người cung ứng sản phẩm, dịch vụ; nhưng không loại trừ cơ quan quản lý cấp trên hay những người có vị thế mà nhà trường phải kiêng dè) lẫn người bên trong nhà trường, từ cấp quản lý, giáo viên, nhân viên đến cả một số học sinh có đặc quyền hơn các bạn. Thật không đơn giản cho những người lương thiện muốn giữ sự trong sạch, danh dự của bản thân hay muốn tố cáo tiêu cực, góp phần làm trong sạch môi trường giáo dục, một sự trong sạch cần thiết như không khí người ta thở. Không khí đó bị ô nhiễm thì mọi nỗ lực giáo dục, đào tạo đều có nguy cơ trôi sông đổ biển.

Việc xây dựng cơ sở vật chất ngày càng khang trang, tốn kém, mua sắm những thiết bị ngày càng phức tạp, hiện đại đặt ra thách thức ngày càng cao, nguy cơ kém hiệu quả ngày càng lớn cho các nhà trường. Không có đội ngũ quản lý nào từ các trường phổ thông và nhiều trường đại học có thể tự trang bị đủ tri thức và kinh nghiệm để là người tiêu dùng hiểu biết, khôn ngoan, hiệu quả trong những lãnh vực xa với chuyên môn, nghiệp vụ của mình đến vậy.

Lương thấp và/hoặc không công bằng, hợp lý (ngay trong nội bộ một trường, một bậc học), chế độ đãi ngộ bất cập từ nhà nước, nhà trường tăng thêm nguy cơ, cám dỗ của những “tấn công” từ xã hội mà nhà giáo là nạn nhân trực tiếp, sau đó biến đồng nghiệp, học sinh mình và cộng đồng thành nạn nhân ở cấp số nhân.

Có thể đề xuất gì trước muôn vàn thách thức ấy?

Trước hết, tôi nghĩ cần công khai các dữ liệu, thông tin để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của cơ sở giáo dục, không chỉ là nơi thực thi sứ mạng giáo dục, mà còn là một tổ chức, cần được quản lý chuyên nghiệp, hiệu quả như bất kỳ tổ chức nào khác.

Cần thực sự tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý giáo dục, không chỉ là quản lý sư phạm, mà còn là quản lý tổ chức về nhiều phương diện, quản lý các nguồn lực trong đó có nhân lực và tài chánh. Phải hướng đến phân công, tổ chức lao động thế nào để người thầy, cũng là người lao động, dùng tài sức, tâm trí của mình giáo dục, đào tạo học sinh, đồng thời cũng làm tròn nghĩa vụ đóng góp cho hoạt động của nhà trường, được bảo đảm điều kiện làm việc hiệu quả, nghỉ ngơi hợp lý; đặc biệt quản lý sao cho người thầy cơ hữu thực sự làm việc toàn thời gian, và được trả lương, đãi ngộ xứng đáng, tại một cơ sở giáo dục; chấm dứt tình trạng “chạy sô”, lạm dụng dạy ngoài giờ là những vi phạm nghiêm trọng cả về kỷ luật lao động, cả về đạo đức nghề nghiệp, lẫn sự lương thiện cơ bản nhứt. Tuy nhiên, cần có sự kết hợp hiệu quả giữa quy chế quản lý và sự đề cao lương tâm nghề nghiệp, lòng tự trọng của người làm giáo dục; chớ không dùng biện pháp mệnh lệnh hành chánh thô thiển, thiệt ra hoàn toàn không hiệu quả.

Quản lý tài chánh cùng nhiều mặt quản lý khác (cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, quy trình mua sắm, khấu hao, v.v…) của nhà trường cũng cần tăng tính chuyên nghiệp; thực hiện theo các nguyên tắc quản lý thông thường trong mọi tổ chức. Muốn vậy, cần “phi thiêng liêng hóa” tính đặc thù của cơ sở giáo dục. Nếu quả thật quản lý tài chánh, tài nguyên minh bạch, hiệu quả là quan trọng, thiết yếu trong giáo dục – mà tôi tin mạnh mẽ là như vậy, vì các lý do đã phân tích ở trên – thì càng cần thiết có quy định pháp lý, có đầu tư nhân lực chuyên nghiệp (về quản lý tổ chức) để bảo đảm sự minh bạch, hiệu quả đó; để xử lý thích đáng, kịp thời các vi phạm bằng quy chế của ngành, pháp luật nhà nước.

Cải tiến quản lý, đổi mới phương pháp dạy, học, thi cử, kiểm tra, xét tuyển, thi tuyển vào cấp học cao hơn theo hướng giảm thiểu rủi ro và chủ quan “ban phát” ơn huệ trong đánh giá và trong quản lý giáo dục nói chung, tăng cường sự chủ động của cấp cơ sở, của người dạy, người học, sự tương tác hiệu quả giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau, giữa người dạy, người học và cộng đồng trong, ngoài nhà trường, trong, ngoài nước Việt Nam đều là những xu thế mới trong giáo dục, chẳng những có lợi ích sư phạm lớn lao, mà còn gia tăng sức mạnh của nhà giáo dục và người học, của cộng đồng trong việc quản lý giáo dục đào tạo một cách minh bạch và hiệu quả, bảo đảm chất lượng đồng bộ với một mức tối thiểu đáp ứng được chuẩn mực phổ quát.

Để tăng cường tính minh bạch, sự lành mạnh, an toàn và hiệu quả quản lý tài chánh nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung, Việt Nam cần phi thiêng liêng hóa nhà trường và nghề dạy học; cần đãi ngộ tốt hơn đội ngũ sư phạm, không bằng lời lẽ tôn vinh sáo rỗng mà bằng cơ chế quản lý bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc thực tế hiệu quả cho nhà giáo dục, trước hết là bằng cách tăng thu nhập thực tế của nhà giáo và sửa đổi những cơ chế đang gây tổn hại nặng nề đến uy tín và lòng tự trọng nghề nghiệp của họ.

Việc tự động hóa quản lý hệ thống thông tin cũng là giải pháp kỹ thuật, tuy không đủ, nhưng hữu dụng, nhằm bảo đảm tính nhứt quán và tạo thuận lợi cho kiểm tra, kiểm soát, trước hết là kiểm soát nội bộ. Kiểm định chất lượng giáo dục, nhứt là theo chuẩn mực quốc tế và được thực hiện bởi cơ quan kiểm định độc lập cũng là những giải pháp có lợi về nhiều mặt cho minh bạch và chất lượng.

Xã hội và các nhà trường cũng cần có cơ chế công khai khuyến khích toàn thể thành viên trong và ngoài tổ chức giáo dục – bao gồm người học và cộng đồng xã hội – góp phần vào tính minh bạch, lành mạnh, trong sạch và chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục. Các cơ chế nầy cần được xây dựng và không ngừng hoàn thiện trên cơ sở học tập các cách làm hay (best practices) của quốc tế.

Tóm lại, để tăng cường tính minh bạch, sự lành mạnh, an toàn và hiệu quả quản lý tài chánh nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung, Việt Nam cần phi thiêng liêng hóa nhà trường và nghề dạy học; cần đãi ngộ tốt hơn đội ngũ sư phạm, không bằng lời lẽ tôn vinh sáo rỗng mà bằng cơ chế quản lý bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc thực tế hiệu quả cho nhà giáo dục, trước hết là bằng cách tăng thu nhập thực tế của nhà giáo và sửa đổi những cơ chế đang gây tổn hại nặng nề đến uy tín và lòng tự trọng nghề nghiệp của họ.

Những người chống tiêu cực trong ngành giáo dục – từ nhà quản lý từ chối bẻ cong quy định để được lòng cấp trên hay đồng nghiệp, học sinh; tới nhà giáo (bao gồm người thầy và nhân viên làm các công tác quản lý đào tạo, quản lý khác) kiên quyết bảo vệ công bằng trong đánh giá học sinh, lương thiện trong sử dụng mọi nguồn tài nguyên (kể cả thời lượng và chất lượng lao động theo nghĩa vụ, ràng buộc do hợp đồng lao động) của tổ chức; người học từ chối quay cóp, ăn gian, mua điểm số, văn bằng bằng tiền hay bằng lợi ích khác được cung cấp bất lương cho những người có quyền “ban phát” trong tổ chức giáo dục – tất cả những nỗ lực phù hợp đạo làm người và có trách nhiệm công dân đó phải được khuyến khích và tưởng thưởng, chí ít là bằng cơ chế bảo đảm an toàn và lợi ích xứng đáng cho họ. Và đương nhiên, những vi phạm phải bị xử phạt nghiêm minh, tương xứng.

Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong giáo dục, chống tham nhũng, lãng phí, bất lương trong lãnh vực hoạt động rất quan trọng nầy là cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài, gian khó. Nhưng tôi tin là nó xứng đáng cho chúng ta dành tâm sức, thời gian, trí tuệ để tìm ra và thực hiện những biện pháp hữu hiệu. Vì để kéo dài tình trạng như hiện nay, thì tác hại đã, đang, sẽ vô cùng lớn lao và nghiêm trọng, không chỉ riêng đối với chất lượng của giáo dục.

---------------------

*Tham luận tại Hội thảo “Tham nhũng và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục Việt Nam Làm thế nào nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình?”

Nguồn:Tia sáng
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • John Dewey - Nhà giáo dục, nhà triết học thực dụng Mỹ

    19/03/2019Thân Thị HạnhTheo J.Dewey, do giáo dục chính là bản thân cuộc sống nên nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài. Cũng do vậy, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh. Giáo dục phải là quá trình của người học, chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm. Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc
  • Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm

    30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
  • Để có lớp trí thức xứng đáng

    12/05/2018Hoàng TụyThời thế tạo anh hùng thì cũng thời thế, cơ chế tạo ra phẩm chất người trí thức. Nói rõ hơn là hoàn cảnh chính trị xã hội, là bản lĩnh, tài năng các nhà lãnh đạo quốc gia, và một phần chính yếu, là môi trường giáo dục đương thời. Cho nên tôi rất tán thành hãy bắt đầu bằng vấn đề giáo dục để bàn chuyện xây dựng lớp trí thức mới.
  • Học tập là mục tiêu tự thân

    20/04/2018Đỗ Quốc Bảo. Việc cần thiết là phải xác định động cơ học tập đúng đắn. Các nhà giáo, trước khi dạy tri thức, rèn luyện kỹ năng, phải dạy cho người học biết rằng: Học tập là mục tiêu tự thân.
  • “Vóc dáng tự do , tinh thần độc lập”

    18/07/2016Nguyễn Thu Phương“Triết lý giáo dục, nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Với nền giáo dục này, chúng ta muốn đào tạo nên những con người như thế nào đây? Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, hay đào tạo nên những con người chỉ biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo…”.
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục

    18/09/2013Nguyễn Trần BạtCải cách giáo dục hướng đến sự phát triển con người, chính vì thế những người đi dạy, đi hướng dẫn con người cho tương lai phải có nhận thức, phải có những nguyên lý mang chất lượng dự báo và định hướng. Phải khẳng định, người đi dạy quan trọng nhất là nhà nước...
  • Truy nguyên tình trạng lạc hậu của hệ thống giáo dục

    13/04/2012Nguyễn Trần BạtTruy nguyên những căn bệnh của hệ thống giáo dục đào tạo ở thế giới thứ ba không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Tuy nhiên, đây là việc cần phải làm vì nếu không tự nhìn ra điểm yếu của mình thì con người không thể nhận thức và lựa chọn đúng đắn được...
  • Lại bàn về giáo dục

    15/01/2011Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt Nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia.
  • Phản biện các góc nhìn khác nhau về GD Việt Nam

    11/11/2009Đặng Thế TruyềnSự đánh giá, phân tích thực trạng cũng như gợi ý giải pháp mà nhiều chuyên gia kỳ cựu và đầu ngành giáo dục Việt Nam, cũng như của một số người Việt Nam quan tâm tới lĩnh vực này có lẽ toàn diện, sâu sắc, sát thực hơn những gì tôi nhận được từ hai tài liệu vừa được đọc.
  • Tranh luận sau báo cáo của Harvard về giáo dục Việt Nam

    29/10/2009Neal Koblitz (Khoa Toán, Đại học Washington, Seattle, USAKhi Intel thông báo các yêu cầu của mình, sinh viên và các trường đại học đã có những đáp ứng có tính xây dựng. Chúng tôi còn cả một chặng đường, nhưng những tiến bộ gần đây là đáng kể.
  • Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng

    07/10/2009GS Hoàng TụyNếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu thì phải hết sức coi trọng nhiệm vụ lãnh đạo giáo dục. Người được giao phó nhiệm vụ này chẳng những phải hiểu biết sâu sắc giáo dục hiện đại mà còn phải có điều kiện tập trung toàn tâm toàn ý cho nhiệm vụ ấy. Không thể giao nhiệm vụ quan trọng trong quản lý giáo dục cho những người chưa biết việc, chưa thạo việc.
  • Đã phải lúc sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục 2005?

    04/09/2009GS. TSKH Nguyễn Ngọc TrânBa năm mười tháng có thể là đủ cho việc sửa đổi bổ sung Luật nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh và đúng hướng… Ngược lại, nó có thể còn quá ngắn để nói đến sửa đổi bổ sung luật nếu các công cụ để triển khai nó, các văn bản pháp quy dưới luật, còn chưa sẵn sàng.
  • Định nghĩa lại giáo dục

    29/07/2009Trần Nguyên thực hiện“Để canh tân nền giáo dục, trước hết cần phải định nghĩa lại vai trò của các chủ thể giáo dục, định nghĩa lại người dạy và người học, định nghĩa lại nhà trường và hiệu trưởng, nhìn nhận lại cả vai trò của Nhà nước trong hệ thống giáo dục”.
  • Về triết lý giáo dục

    28/07/2009Nguyên NgọcTheo tôi, nguyên nhân đầu tiên, sai lầm đầu tiên và bao trùm là ở chính vấn đề quan trọng nhất, cơ bản nhất của giáo dục: ở triết lý giáo dục. Nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Tôi cho rằng đang có vấn đề hết sửa nghiêm túc ở chỗ này, nơi lâu nay ta tưởng mọi sự đã chẳng còn có chuyện gì phải bàn nữa.
  • Hồ Ngọc Đại (1936 - )

    29/06/2009Một nhà khoa học giáo dục, một nhà tổ chức thực tiễn hoạt động giáo dục, một nhà giáo tràn đầy nhiệt huyết, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, trước hết là giáo dục tuổi thơ và một nền công nghệ hóa giáo dục; một người "chịu thua tất cả chỉ để được công nghệ giáo dục"...
  • Suy nghĩ về chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam

    17/03/2009Phan Chánh DưỡngNội dung dự thảo chiến lược giáo dục từ 2009 đến năm 2020 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu giáo dục, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà quản lý của ngành giáo dục. Qua phản ánh của các phương tiện truyền thông, phần lớn ý kiến đóng góp đều không đánh giá cao bản dự thảo.
  • Biết người, cần biết cả… ta

    06/01/2009GS-TSKH Lê Ngọc TràTiếp tục bước trên sân chơi quốc tế 2009, chúng ta vừa phải nhập cuộc, vừa phải tỉnh táo biết mình là ai, không thu mình lại, không bắt chước rập khuôn. Làm thế nào để tiếp nhận và lên qua làn sóng toàn cầu. Đó là thách thức đối với giáo dục Việt Nam, trước hết là với những người có trách nhiệm lãnh đạo, với nhà quản lý giáo dục hiện nay.
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Giáo dục Việt Nam - Đạo đức và thực dụng

    29/09/2008Nguyễn Thành TrungNước ta bước vào nền Kinh tế thị trường đã được hơn 20 năm, nhưng chúng ta vẫn lảng tránh việc Thương mại hóa giáo dục. Ở Việt Nam, hình ảnh “thầy giáo”, “cô giáo” hay “nhà giáo”, là một hình ảnh đẹp, đã là thầy giáo, là trong sạch, đã là giáo viên, là giản dị, là đạo đức...
  • Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá

    09/06/2008GS. Hoàng TuỵBài diễn thuyết của GS Hoàng Tuỵ với chủ đề: "Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá" được trình bày và thảo luận tại Viện IDS ngày 6/6/2008.
  • Sứ mạng của giáo dục

    11/05/2008Lê Văn GiạngVấn đề cơ bản cần làm sáng tỏ trong triết lý giáo dục Việt Nam của chúng ta hiện nay là làm rõ các quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và phương pháp giáo dục dân chủ, khêu gợi tự do tư tưởng đối với người học cùng với phạm vi tự do tư tưởng đối với người thầy trong khi đứng trên bục giảng dạy và khi làm công tác nghiên cứu khoa học...
  • Giáo dục Việt Nam: Cuộc thảo luận còn tiếp diễn

    26/03/2008Huỳnh Như PhươngNếu năm 2006, ngành giáo dục Việt Nam phải chịu đựng những sự kiện gây sốc làm tổn thương đến uy tín của mình, thì năm 2007 diễn đàn giáo dục đã mở rộng và thu hút sự chú ý của dư luận vào những vấn đề thực sự quan yếu...
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Giáo dục trong sự song hành giữa Nhà nước và thị trường

    05/07/2007Nhật VũToàn cầu hoáđặt quyền lực kinhtế đáng kể vào các tậpđoàn lớn, song lại nảy sinhđòi hỏi Nhà nước phải chi phối mạnh mẽ hơn về chínhtrị giáo dục và công nghệ. Giáo dục cho phép tăng cường liên kết xã hội nhằmgiữ gìn bản sắc dân tộc trước áp lựctoàn cầu hóa...
  • Hiện đại hóa giáo dục để đi vào kinh tế tri thức

    16/02/2007GS. Hoàng TụyNăm học mới đã bắt đầu, năm học đầu tiên của thế kỷ 21. Giữa lúc suy thoái kinh tế và thất nghiệp đang đe doạ lan tràn khắp nơi, hầu hết các nhà trường trên thế giới văn minh vẫn tích cực bứơc vào hiện đại hoá giáo dục, ...
  • Phương pháp tiếp cận nhân văn: nhân cách người dạy - nhân cách người học

    21/12/2006Phạm Minh HạcCách tiếp cận nhân văn trong giáo dục, trong nhà trường, trong phương pháp dạy-học gắn liền vôi cách tiếp cận giá trị là một quy luật tổng quát trong xã hội có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết mỗi một con người, mỗi một hoạt động như hoạt động dạy và hoạt động học ở đây, mỗi một cuộc sống riêng của cá thể người phải được coi là một giá trị, mà trong thời cổ đại Protagor (khoảng 490 - 420 TCN) đã coi "con người là thước đo của vạn vật".
  • Về tư tưởng giáo dục Arixtốt

    16/11/2006Nguyễn Bá TháiCó lẽ còn ít người biết về ông với tư cách nhà giáo dục, người mà cách đây hơn hai nghìn năm, trong các tác phẩm Về giáo dục, Chính trị học và Đạo đức học... đã đưa ra những quan điểm hết sức sâu sắc về vai trò, mục đích của giáo dục, về hệ thống giáo dục và sư phạm học...
  • Quan niệm của nho giáo về xã hội lý tưởng

    20/10/2006Nguyễn Thanh BìnhGiống như bất kỳ một học thuyết chính trị - xã hội nào khác, Nho giáo cũng đưa ra quan niệm về một xã hội lý tưởng với tất cả những đặc điểm căn bản của nó và các biện pháp để tạo lập duy trì cái xã hội ấy.
  • Những yêu cầu đổi mới cơ bản giáo dục nước ta

    07/08/2006GS. TS. Phạm Tất DongKhái niệm học tập suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập. Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục....
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

    21/12/2005Nguyên NgọcKhi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được. Tôi bây giờ nghĩ khác. Chúng ta có thể thấy rõ điều ta vẫn yên trí là vậy hóa ra không phải là vậy...
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • Đổi mới tư duy giáo dục phổ thông

    10/10/2005Nguyễn Kế HàoChúng tôi nói về tư duy giáo dục phổ thông chứ không bàn về tư duy giáo dục chung chung, vì trên thực tế, trong nhiều năm qua giáo dục phổ thông và giáo dục đại học đã không được dẫn dắt bằng tư duy phù hợp với hai bậc học này, mà khi thì đại học bị phổ thông hoá, lúc thì phổ thông lại bị đại học hoá...
  • Thêm đôi suy nghĩ về giáo dục

    30/09/2005Nguyên NgọcGiáo dục động chạm đến hàng chục triệu người, và những vấn đề của nó khiến hàng chục triệu người thấy đã đến lúc không thể ngồi yên. Tương lai của con cháu họ bị thách thức, thậm chí bị “uy hiếp” nghiêm trọng...
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • Có hay không có thị trường giáo dục?

    09/07/2005Giáo sư Trần Phương“Chống thương mại hóa giáo dục”?Ai đó đã có lần đưa vào văn bản chính thức một cụm từ gây nhiều tranh cãi. Đó là cụm từ “chống thương mại giáo dục”. Theo cụm từ này thì thương mại hóa giáo dục vớinội hàm tiêu cực. Vậy mà chưa có một cuốn từ điển nào trên thế giới định nghĩa thương mại như thế cả. Các Mác từng định nghĩa “thương mại là sự trao đổi giữa các vật ngang giá”.
  • Giáo dục Việt Nam: những vấn đề căn bản

    06/07/2005Trương VũTrong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn.
  • Kiến nghị: Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá giáo dục

    02/07/2005Bản kiến nghị này gồm ba phần. Phần đầu phân tích thực trạng của giáo dục để tìm ra cái gốc các khó khăn và bất cập hiện nay. Phần thứ hai đề xuất phương hướng hiện đại hoá giáo dục để khắc phục các khó khăn và bất cập một cách cơ bản. Phần thứ ba trình bày một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để trả lại môi trường hoạt động bình thường cho giáo dục, và mở đường chuyển dần sang cải cách, hiện đại hoá toàn hệ thống.
  • Lạm bàn về giáo dục

    09/07/2005Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia. Nơi đây những người lãnh đạo cao nhất của đất nước thường phải vào cuộc.
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi bằng con đường nào?

    09/07/2005Nguyên NgọcĐã ít lâu nay, khi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, hình như nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được.
  • Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?

    25/12/2003Ngày 23-12, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?" do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng báo Nhân Dân phối hợp tổ chức. Sau đây là tổng thuật nội dung cuộc hội thảo...
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • Sàng lọc giáo viên - cuộc "cách mạng" đầu tiên trong giáo dục

    24/11/2003Làm quản lý bao giờ cũng có người ủng hộ, người chống. Nhưng làm để người ủng hộ nhiều hơn người chống là được”. Ông Lê Doãn Hợp, bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đã thẳng thắn mở đầu cuộc trò chuyện với phóng viên TTCN. Làm chủ tịch tỉnh rồi bí thư tỉnh ủy, ông luôn dành nhiều tâm huyết cho lĩnh vực giáo dục với một mục tiêu xác định: Nghệ An sẽ “đi nhanh” bằng giáo dục, một tỉnh nhiều khó khăn như Nghệ An muốn phát triển trước hết phải phát triển giáo dục để nâng cao cả “dân trí” và “quan trí”... (Ông Lê Doãn Hợp - Bí thư tỉnh ủy Nghệ An)
  • Những bất cập trong việc xã hội hóa giáo dục

    08/02/2003Bài viết của Giáo sư Hoàng Tụy đăng trên báo Nhân Dân điện tử ngày 18-5-2000 nêu ra: chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa là nhiệm vụ cấp bách nhất của ngành giáo dục hiện nay.
  • xem toàn bộ