Giáo dục trong sự song hành giữa Nhà nước và thị trường
Toàn cầu hoáđặt quyền lực kinhtế đáng kể vào các tậpđoàn lớn, song lại nảy sinhđòi hỏi Nhà nước phải chi phối mạnh mẽ hơn về chínhtrị giáo dục và công nghệ. Giáo dục cho phép tăng cường liên kết xã hội nhằmgiữ gìn bản sắc dân tộc trước áp lựctoàn cầu hóa.
Công nghệ giáo dục là chưa đủ
Ngày 20/4/2007 xảy ra vụ thảm sát đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ tại trường Đại học công nghệ Vơginia. Bốn ngày sau đó, một kỹ sư của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lại bắn chết một con tin và tự kết liễu đời mình. Điểm
Trường lực liên kết
Áp lực để duy trì sự cạnh tranh quốc gia được những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu theo hướng luân chuyển tự do hoá các luồng vốn, công nghệ, nhân lực khiến đại đa số các nước phát triển hay đang phát triển đều đưa chiến lược giáo dục lên hàng quốc sách. Nhận xét về mô hình phát triển mới của "con rồng" Đông Á hồi thập niên 1980, gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, HồngKông, các chuyên gia WB kết luận: sở dĩ các nền kinh tế này hấp thụ được nguồn vốn, bí quyết công nghệ cao của các nước phát triển là do có sự đầu tư thoả đáng vào giáo dục, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Chứng ta tự hào rằng. Tập đoàn Intel đầu tư 1tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất chíp lớn nhất khu vực tại Việt
Đó là điều tất yếu bới lẽ, khi nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt do tăng trưởng kinh tế và dân số thì các mô hình kinh tế mới đều tìm cách chuyển dịch từ sản xuất hàng hoá sang kinh tế tri thức, trong đó tài nguyên nhân lực đóng vai trò quyết định. Đón bắt xu hướng này, Malaixia đã thiết lập "Siêu hành
Không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế, giáo dục còn là điểm tựa cho sự hoà giải xã hội. Các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động tại Apakisan (2001) và Irắc (2003) đã kích động sự nổi dậy của những người đạo Hồi cực đoan tại khu vực Đông Nam Á, được xem như sự khơi nguồn căng thẳng mới trong quan hệ xã hội. Các nước đa sắc tộc trong đó có
Giáo dục ngày càng trở thành một trường lực lýtưởng liên kết con người
Nhà nước và thị trường
Điều bất ngờ là trong lúcxu hướng giao quyền tự chủ lớn hơn cho trường học đang thịnh hành, nhận thức "giáo dục cũng là một loại hàng hoá" ngày càng thắng thế thì lẽ ra, vai trò của Nhà nước phải "mờ" đi. Song thực tế có những lý lẽ riêng, khác hẳn với suy luận logic thông thường.
Hiện nay ít ai còn tranh luận giáo dục là dịch vụ công hay hàng hoá. Các nước phát triển đứng đầu là Mỹ, Anh, Oxtraylia, Đức... đã xuất khẩu giáo dục ra toàn cầu ở Đông Nam Á,
Mỹ là quốc gia có hệ thống giáo dục phi tập trung, mang tính tư nhân và chịu sự chi phối của thị trường nhất. Thế nhưng, chỉ riêng giáo dục Đại học đã được ngân sách đầu tư trên 200 tỷ USD, trong đó sinh viên được hỗ trợ tài chính khoảng 8 tỷUSD. Nhật Bản,
Khác với nhiều loại hàng hoá khác giáo dục là một sản phẩm đặc thù vì những lẽ sau.
Thứ nhất, sản phẩm giáo dục không chỉ nhắm đến một vài nhóm tiêu dùng mà đến toàn bộ xã hội.
Thứhai, quá trình hoàn thiện sản phẩm giáo dục rất dài, qua nhiều cấp độ, từ mẫu giáo, các cấp phổ thông , Đại học hay trường dạy nghề...Từ đó đòi hỏi phải có một tổ chức đứng ra làmđầu mối liên kết các cấp độ theo một chương trình thống nhất, liên thông.
Thứ ba,sản phẩm giáo dục mang tính quyết định cho sức mạnh khoa học - công nghệ, sự cạnh tranh quốc gia, cần nhận được sự hỗ trợ đặc biệt về chính sách và vật chất từ Nhà nước cũng như các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp...
Thứtư, giáo dục cơ bản (phổ cập tiểu học, trung học...) là một trong những quyền của công dân, mà chỉ có Nhà nước mới có thể huy động được nguồn lực toàn xã hội chia đều cơ hội tiếp cận cho mọi đối tượng. Do vậy, trong khi chấp nhận sự chi phối của thị trường và tận dụng cơ chế đó để huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, Nhà nước phải nắm giáo dục trong sự chuyển đổi vai trò từ người cung cấp giáo dục trở thành người đưa ra những chương trình, quy định, tiêu chuẩn chất lượng và bảo trợ cho giáo dục.
Hướng tới người tiêu dùng
Nhu cầu giáo dục tăng lên, dường như các nhà nước không thể cung cấp giáo dục miễn phí cho mọi người dân được. Mặt khác, thực tế cũng chứng tỏ Nhà nước đảm nhận hoàn toàn việc cung cấp dịch vụ này không hiệu quả bằng san sẻ trách nhiệm, huy động mọi nguồn lực của xã hội.
Ở những nước chấp nhận xu hướng thị trường, Chính phủ thường không trực tiếp quản lý hệ thống giáo dục mà giao cho Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, Chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong các điều chỉnh vĩ mô thông qua nhiều biện pháp, trong đó có những chính sách (thường là cơ chế hỗ trợ đặc thù), cung cấp tín dụng, kinh phí nghiên cứu khoa học, quyết định mức học phí, học bổng... Thông thường, sự hỗ trợ của chính phủ hướng tới hai "bảo đảm".
Một là,bảo đảm quyền tiếp cận cơ hội học tập cơ bản với mọi đối tượng. Tuỳ theo từng nước, quyền học tập cơ bản (phổ cập giáo dục) là tiểu học, THCS, THPT với mức thu học phí thấp hoặc miễn phí.
Hai là,bảo đảm sự hỗ trợ không làm yếu đi tính động lực của thị trường giáo dục. Vì vậy sự hỗ trợ không phân biệt theo sở hữu (trường công hay trường tư) mà nhằm tới mục tiêu, vai trò cụ thể của trường đó trong xã hội.
Trong hỗ trợ tài chính, Chính phủ thường chọn hình thức cấp tiền trực tiếp cho học sinh chứ không cấp cho nhà trường. Nghĩa là cấp cho người tiêu dùng chứ không cấp cho người sản xuất. Thực tế đã chứng minh đây là quyết sách khôn ngoan, làm tăng tương đối nhu cầu của người học, do đó nhà trường cũng mạnh lên, nhưng quan trọng hơn là đảm bảo được quyền tự chủ tương đối trong hoạt động của nhà trường đối với chính phủ, tức đảm bảo được tỉnh thị trường - một động lực cho giáo dục phát triển trong sự cạnh tranh lành mạnh. Mặt khác, nhà trường cũng luôn nhận được sự bảo trợ của các nghiệp đoàn, hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp, để đổi lại các đơn vị này nhận được sự hỗ trợ đào tạo trực tiếp và gián tiếp từ phía nhà trường.
Nước ta có mật độ dân số thuộc vào hàng cao nhất thế giới. Đây là một sức ép rất lớn đối với ngân sách giáo dục và ngành giáo dục - đào tạo. Nhưng nếu chúng ta tìm được một chiến lược giáo dục phù hợp - song hành giữa Nhà nước và thị trường, thì gánh nặng dân số sẽ biến thành lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường