Hồ Ngọc Đại (1936 - )

09:32 CH @ Thứ Hai - 29 Tháng Sáu, 2009


GS. HỒ NGỌC ĐẠI(sinh 1936)

- Ông sinh ngày 3-4-1936 tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Hồi trẻ ông học nghề sư phạm tại Nam Ninh, Trung Quốc.
- Năm 1968, ông sang Nga học ngành Tâm lý học và năm 1976 hoàn thành luận văn Tiến sĩ về Những vấn đề tâm lý trong giảng dạy Toán học hiện đại cho học sinh cấp 1.
- Năm 1978, ông thành lập và là giám đốc Trung tâm Công nghệ Giáo dục (CGĐ) để tiến hành thực nghiệm công nghệ giáo dục, công nghệ phát triển con người (cả về lý thuyết lẫn thực tiễn).
- Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại là một nhà khoa học giáo dục, một nhà tổ chức thực tiễn hoạt động giáo dục, một nhà giáo tràn đầy nhiệt huyết, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, trước hết là giáo dục tuổi thơ và một nền công nghệ hóa giáo dục; một người "chịu thua tất cả chỉ để được công nghệ giáo dục". Tấm lòng của người thầy và trí tuệ của nhà khoa học được thể hiện trong từng bài viết. (NXB Lao Động).

Quan điểm sáng tác

- Những bài viết của Hồ Ngọc Đại cho ta thấy cả chiều sâu và bề rộng của trí tuệ và tâm hồn một người cầm bút.

- Chiều sâu: Cả đời Hồ Ngọc Đại nhất quán một nỗi băn khoăn Giáo Dục. Cần có một nền Giáo dục mới. Một nền Giáo dục buộc phải mới tận nguyên lý của nó. Một nền Giáo dục tất yếu phải trở thành sự Cứu Nguy cho dân tộc, nơi trẻ em là những Anh hùng Thời đại. Và một nền Giáo Dục không bị thần bí hóa bằng lời hô hào "sáng tạo" suông. Mà là một nền Giáo dục công ghệ hóa, có thể triển khai theo cái mẫu được các nhà khoa học tạo ra bằng thực nghiệm, như một Hồ Ngọc Đại cùng các cộng sự đã làm ra, kể từ năm học 1978-1979.
- Bề rộng: Bạn đọc sẽ thấy cả một gam rộng lớn những điều Hồ Ngọc Đại quan tâm. Không phải sự quan tâm tiện đâu nói đấy, cái gì cũng can dự. Mà đây là một con mắt sắc sảo dõi theo những băn khoăn của người đời để rồi chủ động dùng trí tuệ và tấm lòng của mình cùng giọng văn dễ đọc mà tìm cách thuyết phục sao cho mọi người cùng sáng lòng và đều có thể sống hạnh phúc. Vì thế mà, chẳng hạn như trước nỗi buồn Liên Xô tan rã, Hồ Ngọc Đại có bài viết về vấn đề đó. Rồi anh cũng có những kiến giải về "Tự do", về "Dân chủ", về "Hôn nhân", về "Gia đình", về... nhiều mặt chộn rộn chuyện đương thời.


Các sách chuyên đề đã xuất bản


Những vấn đề tâm lý học trong việc giảng dạy Toán học hiện đại ở các lớp cấp I(Luận án tiến sĩ tâm lý học, tiếng Nga, Matxcơva, 1976)
Bài học là gì?(1985)
Giải pháp giáo dục, NXB Giáo dục, 1991
Đổi mới giáo dục, Trung tâm Công nghệ Giáo dục, 1995
Tâm lý học dạy học,NXB Đại học Quốc gia, 2000
Hồ Ngọc Đại Bài báo,NXB Lao Động, 2000
Cái và cách,NXB Đại học sư phạm, 2003
Chuyện ấy,NXB Lao Động, 2009

Phỏng vấn, viết về tác giả

Hồ Ngọc Đại - người hiểu trẻ em và cảm nhận trẻ em (Tuần Việt Nam)
Trong tất cả các nhà giáo dục Việt Nam đương thời, những người đang tìm tòi tiến hành một cuộc cải cách giáo dục thực sự, chỉ có một người đủ sức LÀM được những điều thể hiện sức HIỂU và sức CẢM NHẬN trẻ em, đó là Hồ Ngọc Đại.
Hồ Ngọc Đại đưa ra được một CÁCH LÀM GIÁO DỤC MỚI để ngay cả người ít chuyên nghiệp nhất cũng thấy rõ thế nào là một cuộc cải cách giáo dục đích thực.

Ánh lửa của trí tuệ (GS Tương Lai)

Đổi mới giáo dục (1995)
Thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường tất nhiên phải thừa nhận sức lao động là hàng hóa. Đó là sự đổi mới cơ bản nhất, triệt để nhất, sẽ kéo theo mọi sự đổi mới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống hiện đại.
Sự thành bại của sự nghiệp đổi mới, của mọi tiến bộ xã hội, rút cục, được quyết định bởi sức lao động của từng người dân.
Ngày nay, một mình giáo dục và chỉ có giáo dục mới có nghiệp vụ tạo ra sức lao động mới và không ngừng nâng cao trình độ sức lao động đang có.
Đã đến lúc giáo dục nói lời quyết định...

Suy nghĩ về tính khí độc đáo của một nhà khoa học (Trường Giang, báo Sức khỏe Đời sống, 2004)

Khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, lập tức không ít người đòi xét lại hoàn toàn chủ nghĩa Mác, xét lại tất cả luận điểm kinh tế xã hội của Mác, đặt ra một loạt vấn đề trong lý luận kinh điển... thì Hồ Ngọc Đại vẫn miệt mài đào sâu để hiểu đúng hơn, đủ hơn về những gì Mác đã đúc kết. Ví như anh đã từng nhắc đi nhắc lại nhiều lần một ý quan trọng của Mác: "Các hình thái xã hội khác nhau không phải ở chỗ chúng làm ra cái gì mà ở chỗ chúng làm theo cách nào". Từ đó anh vận dụng vào việc phân tích công tác giáo dục hiện nay: "Nước ta đã trải qua bao biến cố quan trọng do sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật; vì vậy công tác giáo dục không thể làm tiếp như lâu nay, phải làm khác.". Tất nhiên anh cũng có nghĩ đến những điều không còn thích hợp trong lý luận kinh điển nhưng rất thận trọng. Rõ ràng đây là một thái độ khiêm tốn, có tính cách mạng...

Hiện tượng Hồ Ngọc Đại trong giáo dục (Trường Giang, báo Sức khỏe Đời sống, 2004)

Từ chối làm thứ trưởng, xin dạy lớp 1
Anh là con rể của Tổng bí thư Lê Duẩn và có một lý lịch gia đình hết sức đẹp đẽ. Anh được Trung ương dự kiến giao cho nhiệm vụ lãnh đạo cấp Bộ nhưng anh kiên quyết từ chối mà thiết tha xin đi dạy lớp 1. Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngạc nhiên hỏi:
- Anh Đại nói nghiêm túc đó sao!
- Vâng - Anh trả lời không do dự - thưa Thủ tướng, rất nghiêm túc. Một nền giáo như hiện nay của ta cần giỡ ra làm lại từ đầu. Tôi xin góp tay cải tạo từ nền móng.

Tôi vui mừng về sự đổi mới của ngành theo hướng đó. Còn ghi nhận sự đóng góp của tôi, của công nghệ giáo dục hay không, tôi không quan tâm lắm. Những nhà khoa học chân chính chỉ mong cho thực tế tiến triển chứ không phải mong cho công danh địa vị của mình thăng hoa.


Bàn về giáo dục Việt Nam

Biến con người thành vật thí nghiệm (Khoa học & Đời sống)
Văn hóa tính dục
Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm
Giải pháp phát triển giáo dục: Từ góc nhìn nghiệp vụ sư phạm
Hệ thống giáo dục quốc dân
Dám hỗn *)
Càng cải cách... càng tệ hại
Hoàn toàn mới: Thực nghiệm giáo dục
Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục
Phải thay cách làm giáo dục
Chương trình cải cách giáo dục cần những cuộc thi?
Bình thường hoá đời sống nhà trường

Ngẫm chuyện đất nước
Tiêu cực
Ăn gian
Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Nhân loại hạnh phúc vì có nhà văn
Sức lao động hiện đại
Triết học và lịch sử
Trách nhiệm
Tồn tại và phát triển
Làm khoa học
Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị
Chuyện cô hàng xóm của tôi
Mặt bằng xây dựng...và người hưởng thụ


LinkedInPinterestCập nhật lúc: