Về tư tưởng giáo dục Arixtốt
Người ta đã biết rõ về Arixtốt với tư cách nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại, khối óc bách khoa nhất trong số các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, người đặt nền móng cho logic học. Nhưng có lẽ còn ít người biết về ông với tư cách nhà giáo dục, người mà cách đây hơn hai nghìn năm, trong các tác phẩm Về giáo dục, Chính trị học và Đạo đức học... đã đưa ra những quan điểm hết sức sâu sắc về vai trò, mục đích của giáo dục, về hệ thống giáo dục và sư phạm học...
Về vai trò, mục đích của giáo dục
Theo quan niệm thông thường, mọi sự giáo dục, dù công khai hay không công khai, đều hướng tới một lý tưởng nhân đạo Nhưng đối với Arixtốt, giáo dục như là cứu cánh của con người, của nhân loại, là điều kiện rất quan trọng để cá nhân hoà đồng với xã hội. Arixtốt cho rằng tài sản tối cao mà mọi người đều mong ước, đó là hạnh phúc. Nhưng con người hạnh phúc của Arixtốt không phải là con người hoang dại, không phải là con người ở tình trạng tự nhiên, mà là con người được giáo dục, con người sung sướng, sống tốt, có đạo đức ông tự đặt câu hỏi: Có phải hạnh phúc là một cái gì có thể học được hay thu nhận được qua tập quán, qua các cuộc tập dượt, hoặc cuối cùng, có phải hạnh phúc đến với chúng ta do sự chia sẻ của một ơn huệ thần thánh nào đó hay chỉ là do sự may rủi.
Arixtốt cho rằng, ở con người có hai phẩm hạnh cơ bản là phẩm hạnh trí tuệ vả phẩm hạnh luân lý. Phẩm hạnh trí tuệ phụ thuộc phần lớn vào học vấn đã tiếp thu được, cả cho sự sản sinh, sự lớn lên và do vậy, phẩm hạnh ấy cần đến kinh nghiệm và thời gian. Còn phẩm hạnh luân lý là sản phẩm của tập quán và do vậy, không có một phẩm hạnh luân lý nào được sản sinh do tự nhiên (mang tính bẩm sinh). Ông viết: "Người ta muốn trở thành người tất thì phải tiếp nhận một sự giáo dục và các tập quán của con người tất".
Như vậy, trong quan niệm của Arixtốt, phẩm hạnh trí tuệ được hình thành thông qua giáo dục, còn phẩm hạnh luân lý được hình thành thông qua tập quán và do vậy, ngay từ khi còn nhỏ, con người cần được giáo đục cả về kiên thức và tập quán của loài người.
Arixtốt cho rằng ba yếu tố làm cho con người trở thành người tất và đạo đức là: tư chất, tập quán và lý trí (raison). Con người, theo ông ngay từ khi sinh ra đã có tư chất của một con người, đã có một số khuynh hướng phát triển về thể xác và tinh thần. Nhưng cũng có nhiều phẩm chất (năng khiếu) vốn có ở con người lại chẳng có lợi ích gì cho con người, bởi các tập quán mà người ta tiếp nhận được từ giáo dục trong gia đình và xã hội đã làm biến đổi chúng, thậm chí còn làm cho chúng mất hẳn. Hơn nữa, dưới tác động của các tập quán, một số phẩm chất thuộc về bản chất cơ thể đã quay hướng về cái tất nhất hay cái xấu nhất. Ngoài tư chất, tập quán, con người còn sống bằng lý trí và chỉ có con người mới có lý trí. Khi tư chất (năng khiếu) của con người được lý trí thuyết phục theo một xu hướng khác, nghĩa là thông qua giáo dục, thì nó sẽ tất hơn cái năng khiếu bấm sinh vốn có ở con người. Do đó, sự kết hợp hài hoà cả ba yếu tố (tư chất, tập quán và lý trí) trong con người là rất cần thiết.
Với quan niệm đó, Arixtốt cho rằng, để đạt đến hạnh phúc, đến sự hoàn thiện, con người phải có một số năng khiếu (khuynh hướng) nhất định ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng cái đó chưa đủ. Phải thông qua giáo dục thì hạnh phúc tiềm tàng mới trở thành hiện thực. Tương tự như vậy, ông cho rằng, chỉ có thông qua giáo dục, con người mới có được các phẩm chất và sự khôn ngoan và do vậy nó cần phải học nghệ thuật sống.
Trong triết lý giáo dục Arixtốt, giáo dục hướng đến sự thư nhàn chiếm vị trí trung tâm và đó là khâu chủ yếu của việc giáo dục nghệ thuật làm người. Theo Arixtốt, con người chỉ có được hạnh phúc thực sự khi có được sự thư nhàn. Sự thư nhàn mà Arixtốt nói đến ở đây không đồng nghĩa với sự rong chơi, đó là tài năng của con người trong việc sử dụng một cách tự do thời gian của mình. Và sự tự do là mục tiêu cuối cùng của giáo dục, bởi con người không thể có hạnh phúc khi không có tự do, sự tự do được thực thi trong chiêm nghiệm, hoặc trong hoạt động triết học, tức là trong sự hoạt động của ý thức khi đã gạt bỏ mọi sự ràng buộc về vật chất. Điều này phù hợp với quan niệm của ông về triết học: triết học là nhu cầu của những nhu cầu đã được thỏa mãn. Vì thế, theo ông, giáo dục thường không mang tính chất đào tạo nghề nghiệp, bởi việc thực thi một nghề có thể là một thứ nô lệ hạn chế. Với Arixtốt, chức năng cao hơn của giáo dục là đem lại cho con người sự tự do sáng tạo và một năng lực toàn diện chứ không phải chỉ là cung cấp cho họ một nghề nghiệp rất hạn chế và do vậy, làm cho họ trở nên què quặt.
Theo Arixtốt, sự thư nhàn mà giáo dục cần hướng tới còn là con người được tự do chăm lo đến các việc cần thiết. Chính qua sự tự do đó mà con người có được sự khôn ngoan, sự hiến dâng cho triết học, sự chiêm nghiệm và đây mới là hạnh phúc thực sự của con người. Thông qua thư nhàn - biểu hiện của sự tự do, giáo dục phải đạt được mục đích cuối cùng của con người là cuộc sống trí tuệ và năng lực ý thức.
Đối với Arixtốt, giáo dục không những dẫn con người đến đạo đức, nguồn gốc chủ yếu của hạnh phúc, mà còn tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng và ổn định đạo đức, nghĩa là đảm bảo hạnh phúc cho cộng đồng. Theo Arixtốt, chính do giáo dục mà cộng đồng và xã hội được hình thành. Sự hình thành xã hội gắn liền với sự hình thành cộng đồng, mà sự hình thành cộng đồng là do giáo dục đem lại. Arixtốt nhấn mạnh, để thiết lập một xã hội có đạo đức và bảo đảm tối đa hạnh phúc cho công dân, thì không thể phó mặc cho sự may rủi, mà phải dựa vào khoa học và ý chí. Và ông còn cho rằng, giáo dục không những tạo ra xã hội, cộng đồng cấu thành xã hội, mà còn đảm bảo sự ổn định xã hội. Theo ông, bất cứ một sự thay đổi nào cũng có thể dẫn đến sự tham nhũng và do vậy, cái mà ông mong tìm được là một xã hội lý tưởng, hiện thực trong trạng thái ổn định.
Cuối cùng, Arixtốt cho rằng, nếu giáo đục cá nhân phải hướng đến sự thư nhàn, thì ở cấp nhà nước, giáo dục phải là giáo dục cho hoà bình. Cũng như thư nhàn, mục tiêu cuối cùng của đời sống cá nhân, hoà bình là mục tiêu cuối cùng của chiến tranh xã hội. Cuộc sống, về tổng thể, gồm hai bộ phận: công việc và thư nhàn, chiến tranh và hoà bình. Do vậy, chiến tranh phải hướng đến hoà bình, công việc phải hướng đến thư nhàn; cái cần thiết và hữu ích phải hướng đến những điều cao thượng, đến những cái mà các chính khách phải chú ý tới trong việc lập pháp, cũng như trong việc giáo dục công dân.
Về hệ thống giáo dục
Hệ thống giáo dục mà Arixtốt hướng tới là một nền giáo dục thường trực, thường xuyên và liên tục, bao trùm và kéo dài suốt đời người. Quá trình đó được chia thành nhiều giai đoạn; mỗi giai đoạn gồm bảy năm. Giai đoạn đầu là giai đoạn giáo dục trẻ em trước khi vào học ở trường. Ở giai đoạn này, trách nhiệm giáo dục thuộc về cha mẹ, nhất là người cha. Bởi, người cha là tác giả của sự tồn tại của đứa trẻ (ơn huệ lớn nhất) cũng như của sự nuôi dưỡng và giáo dục nó. Nhiệm vụ giáo dục này được thực hiện trước khi đứa trẻ sinh ra, cho nên cần áp đụng các biện pháp để trẻ em khi sinh ra có được các phẩm chất vật chất thiết yếu. Cụ thể, tuổi cha và tuổi mẹ phải ở một độ tuổi nhất định nào đó và nên có thai vào mùa đông. Trong thời kỳ thai nghén, người mẹ phải chăm sóc kỹ lưỡng thân thể mình bằng cách đi dạo chơi và ăn uống đầy đủ, đồng' thời phải có sự yên tĩnh hoàn toàn về tư tưởng. Trẻ sơ sinh phải có được một khẩu phần ăn giàu về chất. Ngay từ tuổi ấu thơ, trẻ em phải được rèn luyện về thân thể vả phải được làm quen với giá rét.
Đến 5 tuổi, trẻ em cần được đào luyện với các trò chơi. Nhưng các trò chơi phải thích hợp với chúng, không được gây cho chúng sự mệt mỏi và quá buông thả. Ở chúng, mọi sự thô lỗ trong ăn nói, hoặc việc xem các bức tranh không đúng đắn phải được loại trừ để tránh gây cho chúng những cảm giác không xứng đáng, bởi nếu không, đến tuổi thanh niên sau này, chúng sẽ xa lạ với tất cả những thứ mà luân lý trách phạt.
Khi 5 tuổi đầu qua đi, trong 2 năm tiếp theo, trẻ em cần được tham gia với tư cách thính giả của các buổi giảng dạy mà bản thân chúng phải nghiền ngẫm sau này. Đến 7 tuổi, trẻ em cần được đến trường. Thời kỳ này kéo dài đến tuổi 21 và được chia làm ba cấp. Tuy nhiên, quá trình giáo dục chưa phải đã hoàn thành ở tuổi 21. Nhưng, không còn nghi ngờ gì nữa, trong thời kỳ này, con người đã được tiếp thu một sự giáo dục và sự chăm sóc rất sáng suốt, bởi ngay cả khi đã đến tuổi người lớn, họ vẫn phải thực hành những điều mà họ đã học được ở thời ký này và chuyển chúng thành những tập quán, thói quen của mình. Theo Anxtốt, thân thể đạt đến độ chín ở giữa tuổi 80 và 35, còn tâm linh thì vào khoảng tuổi 49.
Đối với Arixtốt, giáo dục là công việc của nhà nước. Các trường học phải là trường công lập. Cũng như Platôn, Anxtốt đã đi trước thời đại trong việc xây dựng hệ 'thống giáo dục công lập mà ngày nay, chúng ta vẫn đang thực hiện. Việc thiết lập một sự giảng dạy công cộng là một sự dân chủ hoá của giáo dục. Giáo dục nhất thiết phải là thông nhất và đồng nhất cho mọi người, kể từ khi lọt lòng cho đến 21 tuổi.
Về sư phạm học
Trước hết, Arixtốt cho rằng, cần phải tránh sự cực đoan, thái quá trong giảng dạy. Ngay cả trong lĩnh vực thể dục, cũng không nên mong muốn đào tạo nên những nhà vô địch với bất ký giá nào. Và trong giảng dạy âm nhạc, nên hướng đến sự hình thành thú vui âm nhạc ở mọi người hơn là đào luyện các ký tài. Hơn nữa, chỉ nên đòi hỏi ở người học những cái mà anh ta có thể làm được. Và không nên áp đặt những bài học chính trị đối với lớp thanh niên khi mà họ chưa có một kinh nghiệm nào về cuộc sống.
Cuối cùng, giảng dạy phải có giới hạn thích hợp đối với người học, phải tính đến tuổi tác, tính cách, năng lực tiếp thu, thể lực của người họe, bởi sự lập luận nhanh và đúng đắn không phải là năng lực có tính đồng đều ở mọi người học. Theo Arixtốt, để phù hợp với tư chất của con người, cả về thân thể, tinh thần và lý trí, sự giáo đục phải được tiến hành qua từng giai đoạn, trong đó việc chăm sóc thân thể phải đi trước việc chăm sóc tinh thần và tiếp đến, phải thực hiện việc chăm lo sở thích. Nhưng, chăm lo sở thích là để phục vụ cho trí tuệ và chăm sóc thân thể là để phục vụ cho tinh thần. Do lý trí và trí tuệ chỉ phát triển ở trẻ em từ một độ tuổi nào đó, nên giáo dục cần được khởi đầu bởi thể dục, tiếp đến là âm nhạc và kết thúc bằng triết học.
Arixtốt phân biệt hai loại sư phạm bổ sung cho nhau: giáo dục bằng lý trí và giáo đục bằng tập quán.
Đối với giáo đục bằng tập quán, Arixtốt không ủng hộ cách dạy với sự lặp lại một cách máy móc (đối lập với cái mà ngày nay chúng ta gọi là "sư phạm tích cực") Trong Đạo đức học, ông nhấn mạnh: Cái thứ mà chúng ta được học để làm ra, thì trong khi làm, chúng ta đã học cái thứ ấy. Thí dụ, chính chúng ta xây dựng mà chúng ta trở thành nhà xây dựng, chính chúng ta chơi đàn cithara mà chúng ta trở thành nghệ nhân chơi cithara. Điều đó cũng có giá trị đối với giáo dục đạo đức, luân lý: Chính qua thực thi các hành động đúng mà chúng ta trở thành người đúng đắn, thực thi các hành động có điều độ mà chúng ta trở thành người điều độ, thực thi các hành động can đảm mà chúng ta trở thành người can đảm, thực thi khoa học mà chúng ta trở thành nhà khoa học, trở thành người nắm vững khoa học. Bằng tập quán và sự giáo dục tích cực đó, các năng khiếu tự nhiên của con người sẽ không ngừng được phát triển.
Theo Arixtốt, phương pháp giáo dục như vậy không khiến cho người học phải hứng chịu một cách thụ động. Trái lại, chỉ có phương pháp đó mới đánh giá chính xác kết quả học tập. Cũng ở đây, lý thuyết về giáo dục đã đi theo trọng tâm của hệ thống triết học Arixtốt: được hành động là một thú vui của con người.
Với Arixtốt, việc giáo dục bằng tập quán liên quan đến sự bắt chước, kinh nghiệm và trí nhớ. Ông cho rằng, con người thích bắt chước. Đó là tập tính cố hữu của con người: có ở con người ngay từ khi còn là trẻ thơ. Và theo ông, tất cả mọi nghệ thuật đều xuất phát từ sự bắt chước thiên nhiên. Do vậy, sự bắt chước là yếu tố chính trong giảng dạy và giáo dục. Trong giáo dục đạo đức, phải có gương tốt bởi không có gương tất thì không thể có được sự bắt chước những điều tất, và điều đó là đúng với mọi lĩnh vực. Nhưng có một số phẩm hạnh và kiến thức mà con người chỉ có thể thu nạp được bằng kinh nghiệm. Ví dụ, sự thận trọng và sự thận trọng chỉ có thể trở thành thông thuộc với con người khi được thông qua kinh nghiệm, điều mà một thanh niên không bao giờ có được. Chính vì vậy mà người ta có thể tự hỏi vì sao một đứa trẻ đã có thể trở thành nhà toán học, mà lại không có khả năng trở thành nhà triết học, hoặc ngay cả nhà vật lý học.
Nói về vai trò của trí nhớ và sự lập lại nhiều lần của các hành động trong giáo dục, Arixtốt cho rằng, giáo dục bằng lý trí là phần phụ, bổ sung cho giáo dục bằng tập quán. Mục đích của nó là làm cho người học hiểu rõ về các nguyên nhân của mỗi sự vật. Giáo dục bằng lý trí thường hướng đến cái phổ thông, cái vượt qua kinh nghiệm. Với những người chỉ có kinh nghiệm, họ biết rất rõ cái gì của sự vật, nhưng lại mù tịt cái tại sao của nó, còn những người có tri thức khoa học thì lại hiểu cả cái tại sao lẫn cái vốn có của sự vật.
Arixtốt xác định hai phương pháp đặc trưng của giáo dục bằng lý trí là giảng dạy theo lối quy nạp và giảng dạy theo lối diễn dịch. Theo ông, trên thục tế, chúng ta chỉ học theo lối quy nạp hoặc diễn dịch mà thôi. Muốn chứng minh được tính chân thực, trước hết phải xuất phát từ các nguyên tắc phổ biến và quy nạp (từ các trường hợp riêng biệt).
Theo Arixtốt, các khoa học lý thuyết (toán học, thần học) được giảng dạy phần lớn theo cách diễn dịch, có nghĩa là không xuất phát từ các thí dụ, mà từ các nguyên tắc phổ biến. Đây là trình độ cao nhất của giáo dục bằng lý trí và do đó, được thực thi bằng phép tam đoạn luận.
Như vậy, ở Arixtốt, giáo dục bằng lý trí trùng hợp với sự vận động của khoa học hay triết học lý luận, còn giáo dục bằng tập quán trùng hợp với hành động đạo đức hay triết học thực hành...
Tóm lại, theo Arixtốt, do bản chất của mình, con người vốn đã có những năng khiếu đặc biệt, nhưng chỉ có thể bằng giáo dục thì con người mới học được cách làm người, mới trở thành con người thực thụ, con người hoàn thiện. Tất cả các hoạt động nghệ thuật, các hoạt động giáo dục đều hướng đến mục tiêu khắc phục những nhược điểm của con người. Chính thông qua giáo dục mà nền văn hoá của nhân loại được tạo dựng. Khi con. người đã trở nên hoàn thiện thì không cần đến giáo dục.
Lý thuyết giáo dục của Arixtốt không mất đi tỉnh thời sự của nó. Điều mà ông nói về vai trò của giáo dục trong xã hội, về một hệ thống giáo dục thường xuyên và một nền giáo dục cho hoà bình, về sư phạm học đã khiến cho những người có trách nhiệm đối với nền giáo dục hiện thời phải suy ngẫm. Đặc biệt, điều đó rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam, một nền giáo dục đang thiếu sự định hướng của tư duy triết học.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường