Nghĩ

06:22 CH @ Thứ Sáu - 11 Tháng Sáu, 2010

Thuở nhỏ tôi thường mơ thấy cây duối sau nhà bay lên trời, dưới gốc của nó có một đám mây màu vàng ngà đỡ. Không nhìn thấy rễ cây nhưng tôi cảm giác chúng đang ngủ trong đám mây ngà ấy, giấc ngủ dịu dàng mềm mại chẳng vướng bận bởi các ý nghĩ.

Lớn lên, lao vào đời sống với bao nhiêu tác động xô đập của xã hội, đôi lúc tôi mơ lại cú bay lên chậm rãi, lừng lững của cây duối và tôi vẫn cảm giác những chiếc rễ đang ngủ giấc ngủ trong trẻo nguyên sơ. Tôi thèm giấc ngủ của những cái rễ. Phá bỏ nguyên sơ chính là các ý nghĩ.

Vào những lúc yên ả nhất, bằng một thứ hình dung khó hiểu tôi nhìn thấy hình thù của ý nghĩ, nó như cái tổ kết bằng nhiều vật liệu khác nhau, hiển nhiên trong đó có vật liệu sạch có vật liệu không sạch. Cái tổ được kết bằng nhiều ý nghĩ, nó đích thực là cái tổ vì từ đây các tư tưởng, các hành động ra đời, bay lên, chết đi và hồi sinh. Ý nghĩ làm con người vĩ đại hơn, tỉnh táo hơn, rút ngăn được các khoảng cách hơn nhưng ý nghĩ cũng làm con người già nua mệt mỏi, trở thành loài phức tạp, lắt léo nhất. Người nào có ý nghĩ của người ấy, cũng như tổ nào cũng có mùi của loài ấy. Có tổ mùi oi oi nồng nồng, có tổ mùi cay cay hăng hăng, có tổ mùi thơm dịu, có tổ mùi ngai ngái. Ý nghĩ có loại gầy loại béo, có loại xa loại gần, có ý nghĩ đơn giản, lại có ý nghĩ phức tạp, có ý nghĩ xấu và có ý nghĩ tốt. Nói chung ý nghĩ đa dạng như chính thế giới này.


Không thể truyền ý nghĩ cho nhau như truyền kinh nghiệm, càng không thể giữ ý nghĩ làm của gia bảo như vật hữu hình nào đó. Ý nghĩ sinh ra và mất đi theo trình tự sinh trưởng của từng cá nhân. Lịch sử của ý nghĩ là lịch sử của mỗi con người cụ thể. Không có thế hệ nào nghĩ tiếp ý nghĩ của nhau, không bao giờ có. Bản thân ý nghĩ là ích kỷ còn kết quả của ý nghĩ thì khác, đôi lúc nó là sự xả thân cho cái ngoài nó.

Có một cuộc chiến tranh khốc liệt vĩnh viễn, chẳng phân thắng bại do đó chẳng bao giờ chấm dứt, đấy là cuộc chiến giữa cái chết và ý nghĩ. Hai cái này quyết định diện mạo thế giới. Thời gian ngừng vận động khi cái chết và ý nghĩ tạm thời hưu chiến, có nghĩa chúng tạm thời đi ngủ, như giấc ngủ của những cái rễ cây duối mà tôi đã mơ. Vào thời điểm đó thế giới sẽ chập lại làm một thể thống nhất vô cá tính và con người bước ra khỏi tất cả các định nghĩa về chính bản thân nó.

Còn bé, bố mẹ khuyến khích: nghĩ thêm tý nữa xem nào. Đến trường cô giáo mắng: em này lười nghĩ, ở cơ quan đồng nghiệp trách: thiếu suy nghĩ. Tệ hơn, nhục mạ nhau: nghĩ thấp như cỏ. Nghĩ là một từ, một câu, một khái niệm quen thuộc tới mức đôi khi chúng ta chẳng bao giờ bận tâm nghĩ về nó cũng như đôi khi chúng ta quên mất rằng đời sống tồn tại nhờ ý nghĩ, xã hội phát triển từ ý nghĩ, nhờ ý nghĩ mà thế giới này mới được nhìn nhận là thế giới. Người phương Đông tìm ra lửa tam muội, tìm ra âm dương bát quái, chế được thuốc súng, cầu cống và bàn tính đều là do nghĩ cả. Hình như chỉ có cái hôn không ra đời từ ý nghĩ. Con người nhìn chim nghĩ ra máy bay, nhìn lá rụng nghĩ về sự lụi tàn và nảy sinh nỗi buồn. Đến khi con người nhìn cây cổ thụ mà nghĩ ra thần thì lúc đó quả là ý nghĩ đạt đến siêu phàm. Thần là cái bản năng được sinh hạ và nuôi dưỡng nhờ ý nghĩ.

Nghĩ nhiều khi cũng dẫn đến nguy hại. Các nhà tư tưởng nghĩ ra các triết thuyết, có triết thuyết phải đem áp dụng nó vào đời sống, đem áp dụng mà người ta không nghe thì xảy ra chiến tranh chém giết. Đôi lúc không nghĩ thì đúng, nghĩ lại đâm sai. Nhưng không nghĩ thì gay go. Sinh ra con người ta khóc đạp chả cần nghĩ, khi tập đi, tập nói, tập gói thì dứt khoát phải nghĩ. Không nghĩ tôi đố anh biết cầm đũa để ăn, biết nheo mắt để giễu cợt người khác. Nghĩ vì chưa biết, biết rồi mà nghĩ nữa trở thành giỏi, giỏi rồi mà nghĩ nữa thì trở thành siêu nhân.

Không một tầng lớp, một chủng tộc, một thể chế nào độc quyền dược ý nghĩ. Ai dám bảo trời xanh ngoài kia không nghĩ? Ai dám chắc nước lã vô tình? Ai khẳng định những con chuồn chuồn này vô lo vô nghĩ? Nếu những cái đó mà nghĩ thì con người cần phải bình tĩnh khiêm tốn hơn. Sự lạc nẻo giữa các loài chẳng bởi ngôn ngữ mà bởi ý nghĩ. Ý nghĩ là hàng rào của ý nghĩ, là pháo đâì cô lập chính mình, cái nọ khinh thường cái kia mải miết mỗi kẻ một đường. Tất cả đang lạc nhau cho dù chúng ta, họ, bọn nó, tôi, anh, hắn, cái ấy… đều hít thở một bầu không khí, đều tắm chung một dòng sông, sưởi ấm dưới một mặt trời và đều chìm đắm vào cái gọi là bóng tối.

Hình dung mình trở thành cây duối bay lên trời nhờ đám mấy màu vàng ngà và tôi ngủ giấc ngủ của những cái rễ, không bị khuấy động bởi các ý nghĩ. Bay mãi theo chiều thằng đứng, lạc giữa vũ trụ trùng điệp, chẳng cần tới sự giao tiếp, chẳng cần đối phó với bất kỳ âm mưu nào, tâm trí tôi hoàn toàn yên tĩnh. Ngay lúc ấy, ngay cái giây phút bắt đầu yên tĩnh, tưởng như thoát khỏi mọi ý nghĩ thì trong đầu tôi, nơi chứa đựng những quá vãng đột ngột vang lên câu hỏi: Có phải mình đang không nghĩ không nhỉ? Và tôi biết ý nghĩ thêu dệt lên con người, ý nghĩ là biểu hiện sức mạnh cá nhân. Giấc mơ của tôi là ý nghĩ của tôi, chính bản thân tôi là ý nghĩ của tôi. Chúng ta là ý nghĩ của chính mình. Ngoài ý nghĩ thế giới không có.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học, Lý trí và Nhân tình thế thái

    14/10/2018Hà YênTự nhiên được chi phối bởi các qui luật phổ biến mà trí tuệ loài ngưới có thể lĩnh hội được. Niềm tin vào tính hợp lý của Thế giới, đã vượt cả ra ngoài lĩnh vực Vật lý và xâm nhập vào mọi địa hạt hoạt động của con người trong suốt nhiều Thế kỷ, bởi tin rằng, đó chính là hiện thực, là vĩnh cửu...
  • Sống thật, trải nghiệm và bản ngã

    09/03/2016Nguyễn Tất ThinhCó sống Thật mới Trải nghiệm thật, mới có Bản ngã thực là Người Trưởng thành và bởi vậy những điều thuộc về họ và tạo ra bởi họ mới thật đáng giá trị.
  • Tự biện bác tới tư duy

    15/10/2015TS Vũ Minh KhươngKhoảng cách lớn nhất đi từ nghèo hèn đến phồn vinh của một dân tộc không quyết định bởi vị trí địa lý hay tài nguyên thiên nhiên, mà bởi tính biện bác hay khả năng tư duy...
  • Tư duy "kinh kệ": Đương đầu với cái sai

    06/12/2014Số liệu thống kê từ các nước phát triển cho biết kể từ 1995, tối thiểu mỗi ngày có ít nhất 4.000 tựa sách khoa học được phát hành và bổ sung vào thư mục ở các thư viện ĐH và trung tâm nghiên cứu...
  • Nghĩ lại về chính… sự nghĩ

    09/06/2014Vương Trí NhànCổ nhân có câu "chớ có tham bát mà bỏ cả mâm". Dịch câu nói ấy ra ngôn ngữ hiện đại, tức là trong khi giải quyết mọi việc, ta phải từ bỏ lối nghĩ thực dụng chật hẹp, lối chạy theo thành tích "mì ăn liền”, để hướng tới một cách nghĩ bao quát và sâu sắc hơn...
  • Đồng phục tư duy

    25/11/2013Lê Thanh PhongHọc văn mà làm theo công thức, không khơi dậy cảm xúc, rung động cá nhân, không phát huy sáng tạo trong nhận thức thẩm mỹ và biểu đạt ngôn từ thì đó không còn là văn nữa. Hệ thống sách văn mẫu là những khuôn thước đúc ra một thế hệ học sinh "đồng phục tư duy", không dám suy nghĩ trái chiều, biết chấp nhận, nhưng không biết phản biện...
  • Sức trẻ của tư duy

    23/04/2013Không khó khăn lắm để bắt gặp đây đó quanh ta, những người tuổi còn rất trẻ nhưng cách suy nghĩ quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại, có người tuổi đã cao nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là, tuổi trẻ dễ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống...
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Minh triết và hạ tầng tư duy

    17/12/2010Giáp Văn DươngMuốn phát triển, phải xây dựng được một hạ tầng tư duy vững chắc, phong phú và thông thoáng, để từ đó, tạo ra những sản phẩm tư duy có giá trị. Minh triết, với vai trò như một phông nền văn hóa, có mặt trong nhiều thành phần trong cấu trúc của hạ tầng tư duy. Vì thế, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa minh triết và hạ tầng tư duy có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hạ tầng tư duy, tạo điều kiện cho việc giải phóng tư duy, hình thành những tư tưởng mới, sáng tạo và có giá trị cho đất nước.
  • Phương pháp định nghĩa - Phát triển tư duy

    24/12/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong trải nghiệm công việc của mình, tôi rút ra ý nghĩa to lớn của việc bắt đầu cũng như duy trì, quán xuyến được các định nghĩa. Hơn nữa nếu theo cách định nghĩa tôi chia sẻ dưới đây thì các định nghĩa rất nhiều khi được hình thành một cách dường như tự nhiên, dễ tham gia của những đối tượng khác cùng thảo luận hay trao đổi trong môi trường học tập, nghị sự, hội thảo…giúp tất cả các bên đi đến tiếp cận đúng và phong phú về một SVHT nào đó được đề cập.
  • Thế thái nhân tình

    14/11/2009Tam Dương (soạn theo tài liệu nước ngoài)Bữa tiệc đã bắt đầu, nhưng họ vẫn chưa tới. Nói chung họ không bao giờ đến đúng giờ, vì họ bận và còn vì họ quan trọng. Chủ tiệc đã mấy lần gọi điện thoại, họ đều trả lời sắp đến, sắp đến và cuối cùng thì họ cũng đến.
  • Tư duy về “những kẻ khác”

    24/10/2009Olivier Tessier - Nguyên Ngọc dịchBằng những đoạn viết liên tục suốt tác phẩm, Claude Lévi-Strauss giải thích vì sao ông khinh ghét các du ký và cái lối dựng cảnh đầy chất sân khấu trong đó “các dân tộc man dã” được dùng làm nền, như một thứ trang trí điện ảnh, cho những cuộc phiêu lưu của nhà thám hiểm...
  • Chủ nghĩa duy lý

    17/09/2009Phạm Phú ĐứcNhà toán học, khoa học và triết học René Descartes là một người Công giáo, ít nhiều tham dự vào cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm giữa Công giáo và Tin lành tại Châu Âu vào đầu thế kỷ 17. Từ kinh nghiệm đau thương đó, ông hiểu được rằng sự khác biệt trong niềm tin tôn giáo đã gây tác hại chia rẽ con người đến mức nào. Qua cảm nhận và nhờ lối suy nghĩ khoa học, Descartes đi đến kết luận rằng chỉ có khả năng lý luận mới giúp được con người vượt qua và chấp nhận những khác biệt.
  • Phản biện để hoàn chỉnh tư duy

    11/09/2009Chu Thanh Tâm (thực hiện)Tham vấn- Phản biện: Khó và rất nhạy cảm, tuy nhiên sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận nếu chúng ta có những cách phản biện tốt. Báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng vì báo chí tạo ra dư luận xã hội, có sức mạnh cổ vũ nhân dân. “Người hay cãi”- Nhà báo Hữu Thọ đã “mách nước” như vậy với báo Đại Đoàn kết sau khi theo dõi nhiều bài viết ở chuyên mục này.
  • Bằng sức mạnh tư duy

    20/04/2009Kornai JánosĐây là cuốn sách thứ tư của Kornai trong tủ sách này và là cuốn thứ năm của Kornai bằng tiếng Việt. Hồi kí của Kornai đặc biệt theo nhiều nghĩa: nó nói về bản thân tác giả, như mọi hồi kí khác, song chỉ nói về các công trình chính của ông; về quá trình chuyển biến tư duy qua từng thời kì, qua từng tác phẩm của ông; về cảm nhận của ông với thời cuộc liên quan đến các vấn đề mà ông nghiên cứu, đến những sự kiện mà ông đã trải qua, đến những nơi mà ông đã đến; về việc nghiên cứu chính nội tâm của ông, đánh giá lại các công trình của ông một cách phê phán...
  • Người Việt tư duy bằng cái... bụng?!

    23/02/2009Nguyễn HoàngNgười Việt lạc quan nhất thế giới bởi vì họ không chỉ tư duy bằng cái đầu, mà còn có cái bụng tham gia vào quá trình suy nghĩ, cảm nhận. Người Việt nghĩ gì, cảm gì bằng... cái bụng của mình? GS. Trí Việt luận giải.
  • Cẩm nang tư duy

    02/02/2009Nguyễn Tất ThịnhĐể rộng đường hơn nữa cho sự chia sẻ và kích thích mỗi chúng ta tư duy theo cách của mình tôi thấy cần đưa đến Bạn đọc 3 slides dưới đây – Tôi đã giành một thời gian rất dài để chiêm nghiệm, đúc kết làm cẩm nang hướng dẫn Tư duy của chính mình…
  • Thế thái nhân tình

    15/12/2008Phạm Quỳnh

    Thói đời nóng lạnh, lòng người thắm phai; ai cũng nói thế, ai cũng biết thế, nhưng có từng trải mới thật biết thói đời điên đảo, lòng người xấu xa là dường nào. Nhất là đã để mình trong trường danh lợi, mới biết rõ những trạng thái ô uế ở đời. Kẻ xu nịnh mình buổi sáng là người phản bội mình buổi chiều.

  • Tư duy phương Tây vs. tư duy phương Đông

    07/12/2008Hoàng Thạch QuânGiáo sư Nisbet cho rằng tư duy của Đông và Tây là khác nhau và người phương Tây thường không ý thức được tư duy của họ bám chặt vào các nguyên tắc logic đến mức nào, trái ngược với kiểu tư duy “biện chứng” của phương Đông.
  • Đừng để bị “ nhân bản vô tính” về tư duy

    20/09/2008Kiều Hải thực hiệnNgười ta vẫn thường hay chê sinh viên thụ động, học hành thì như “ học sinh cấp 4” . Nhưng làm thế nào để có được những lớp sinh viên chủ động, sáng tạo, có bản sắc và chính kiến?Liệu rằng cùng với sự hội nhập quốc tế sâu rộng, đã có thể mong đợi sự “ lột xác hoàn toàn” khi một thế hệ SV mới toanh bắt đầu bước chân vào giảng đường ĐH?
  • Những cạm bẫy tư duy

    06/08/2008Chúng ta thường vắt kiệt sức mình vào việc theo đuổi những phiền toái không mang lại giá trị gì cho mình, bất kể chúng có thể gây ra vấn đề gì. Những phiền toái vô ích này chính là những chiếc bẫy tư duy. Chúng hoàn toàn gây mệt mỏi và lãng phí thời gian...
  • Tư duy và thực tại

    12/11/2007SorosTôi bắt đầu với quan hệ giữa tư duy và thực tại, đặc biệt khi nó liên quan đến những chuyện xã hội. Tôi cần chứng tỏ cái gì là cái làm cho sự hiểu biết của chúng ta không hoàn hảo một cách cố hữu. Tri thức không vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta, nhưng khi đến các tình thế trong đó chúng ta là những người tham gia tích cực chúng ta không thể đặt cơ sở cho quyết định của mình chỉ riêng trên tri thức...
  • Hiểu tư duy người Việt mới hiểu bản sắc Việt

    27/02/2007GS-TS Nguyễn Thuyết PhongLà một trong những gương mặt “Vinh danh nước Việt”, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong đang dạy tại trường Đại học KentState thuộc tiểu bang Ohio, Mỹ. Ông là người Việt duy nhất được Chính phủ Mỹ mời đến Nhà Trắng để trao tặng giải thường Di sản quốc gia (National Heritage Fellowship) năm 1997. GS hiện là Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật quốc gia Hoa Kỳ.

  • Cần tư duy mới, hành động mới

    16/02/2007Nguyễn Kim Khánh thực hiệnTiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng là người rất gần gũi với báo chí và công chúng. Ông nhìn nhận, đánh giácác vấn đề xã hội theo cách riêng của mình, thường là với những lập luận sắc sảo và đầy tinh thần trách nhiệm.
  • Tư duy tự do

    29/11/2006Lương Xuân HàKhó có thể chối cãi, ngôn ngữ là một trong những vấn đề xuất hiện ở tiền cảnh của đời sống văn hóa hiện đại. Ngôn từ là cái làm nên tính người. Nó là sản phẩm của con người. Nó quyết định cách con người nhìn, thụ cảm và lý giải thế giới. Nó vừa có tính xã hội, vừa có tính lịch sử và vì có tính lịch sử nên nó cũng có một chu trình sinh thành và già cỗi...
  • Ngôn ngữ có đóng khuôn tư duy không?

    01/01/1900Thực ra cách chúng ta nói năng thế hiện về chúng ta nhiều điều. Tiếng địa phương hoặc trọng âm của chúng ta có thẻ chỉ ra chúng ta sinh trưởng ở đâu, trong khi vốn từ của chúng ta có thế gợi ra kiểu giáo dục chúng ta có trải qua. Nhưng nếu ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng - tiếng Anh, Tây Ban Nha, QuanThoại, Việt... có chỉ ra được cách chúng ta tư duy, hoặc là hình thành ý tưởng chăng.
  • Tổng - tích hợp lý thuyết - một đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển tư duy lý luận

    16/09/2006TS. Tô Duy HợpGần đây, trong giới nghiên cứu triết học, ngày càng có nhiều tác giả quan tâm tớitrào lưu tổng - tích hợp lý thuyết. Chẳng hạn, trong bài viết Triết học phương Tây hiện đại:một cái nhìn kháiquát, Đỗ Minh Hợp đã ghi nhận các song đề lý thuyết trong triết học hiện đại:Triết học chống tôn giáo - triết học tôn giáo, Triết học thực chứng - triết học hiệnsinh, Triết học duy lý - triết học phi duy lý…
  • Hạn chế của tư duy, nhận thức người Việt

    09/09/2006GS, TS Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Thành CôngXét về mặt bản chất, tư duy, nhận thức của người Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục sau đây: Bệnh "cá nhân chủ nghĩa". Trong một thời gian khá dài, tại các đợt học tập chính trị, chỉnh huấn từ những năm 1952 - 1960 đều lấy việc chống chủ nghĩa cá nhân làm chủ đề chính cho các sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, tư tưởng...
  • Tư duy hệ thống

    25/04/2006Ngô Trung ViệtNhân loại đã thành công qua thời gian trong việc chinh phục thế giới vật lý và trong việc phát triển tri thức khoa học bằng việc chấp thuận phương pháp phân tích để hiểu vấn đề. Phương pháp này gồm bẻ vấn đề thành các cấu phận, nghiên cứu từng phần cô lập và rồi rút ra kết luận về cái toàn thể. Loại tư duy tuyến tính và máy móc này đang ngày một trở nên không hiệu quả khi đề cập tới các vấn đề hiện đại...
  • Nghịch lý của tư duy

    20/04/2006Phạm Anh100% các DN đều biết được tiện ích cũng như giá trị kinh tế to lớn do công nghệ thông tin mang lại. Đó là nơi quảng bá hình ảnh DN, thương hiệu và sản phẩm. Thế nhưng, có tới 91,9% số DN không quan tâm tới thiết kế, xây dựng website để "cho thế giới biết mình là ai"...
  • Sống với nghịch lý

    21/03/2006Nguyễn Thúc HảiNhững nghịch lý về thời gian và công nghệ luôn luôn tồn tại và mỗi con người sẽ phải chọn cho mình cách ứng xử thích hợp để…
  • Tìm hiểu thêm về khái niệm tư duy

    19/10/2005Phạm Hồng QuýTư duy là gì? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học và nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Triết học nghiên cứu tư duy dưới góc độ lý luận nhận thức. Lôgíc học nghiên cứu tư duy ở các quy tắc tư duy đúng. Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của quá trình nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lý học nghiên cứu cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của các quá trình tư duy ở con người .Điều khiển học nghiên cứu tư duy để có thể tạo ra "Trí tuệ nhân tạo". Tâm lý học nghiên cứu diễn biến của quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại cụ thể của tư duy với các khía cạnh khác của nhận thức...
  • Einstein và các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ 20

    15/08/2005Phan Đình DiệuNhững biến đổi cách mạng về tư duy trong vật lý học hiện đại, đánh dấu bởi việc ra đời thuyết tương đối, vật lý lượng tử, và gần đây hơn là hiện tượng “hỗn độn tất định” cùng với sự xuất hiện của khoa học của thế kỷ 20 nói chung một khung mẫu tư duy hoàn toàn mới, hứa hẹn đưa đến những bước tiến mới cho nhận thức của con người về vũ trụ, tự nhiên, xã hội, và cả về chính mình...
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Về sức khoẻ của tư duy

    19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
  • Sinh viên phải là nhà nghiên cứu

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc, đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu trong chương trình khai mạc, giáo sư Hoàng Tuỵ cho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • xem toàn bộ