Phản biện để hoàn chỉnh tư duy

08:44 SA @ Thứ Sáu - 11 Tháng Chín, 2009

Tham vấn- Phản biện: Khó và rất nhạy cảm, tuy nhiên sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận nếu chúng ta có những cách phản biện tốt. Báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng vì báo chí tạo ra dư luận xã hội, có sức mạnh cổ vũ nhân dân. “Người hay cãi”- Nhà báo Hữu Thọ đã “mách nước” như vậy với báo Đại Đoàn kết sau khi theo dõi nhiều bài viết ở chuyên mục này.

Chính trị là nhiệm vụ trung tâm của dân tộc trong mỗi thời kỳ

Phóng viên: Có một thực tế là gần đây, bạn đọc thường quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội, những vụ án, đời sống riêng tư của các ngôi sao, theo ông một tờ báo chính trị có còn hấp dẫn bạn đọc?

Nhà báo Hữu Thọ: Bác Hồ nói báo chí phải “lấy chính trị làm chủ”. Nhưng theo Bác, chính trị là nhiệm vụ trung tâm của đất nước trong mỗi thời kỳ. Thật sự đây là cách hiểu rất mới so với cách hiểu truyền thống về “chính trị”. Do đó, theo tôi nghĩ, chính trị là một nội dung vô cùng hấp dẫn. Làm sao cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh là vấn đề rất hấp dẫn. Làm sao cho cuộc sống văn minh, xã hội dân chủ là hấp dẫn chứ? Bản thân vấn đề chính trị động chạm đến quyền lợi, mong muốn của hàng triệu người. Tuy nhiên người đọc không thấy hấp dẫn là vì chúng ta làm chưa tốt.

Yêu cầu phản biện xuất phát từ sự không hoàn thiện của tư duy vì không ai, thậm chí một tập thể, nghĩ một lần là hoàn chỉnh, là tiếp cận chân lý ngay, cho nên cần qua tranh luận, phản biện để hoàn chỉnh. Do đó phản biện có tinh thần xây dựng rất cao. Cho nên phản biện rất cần thiết để hoàn chỉnh các chủ trương, chính sách, tránh các sai sót, sơ hở. Ví dụ, trong tình hình kinh tế khủng hoảng hiện nay, Chính phủ đã đưa ra những nhóm giải pháp. Tất nhiên không phải tất cả giải pháp đều đã thật sự hoàn chỉnh nhưng nếu ở thời điểm này mà ta bàn điều này không được, điều kia không được... rồi nói toáng lên khiến xã hội phân tâm, giảm niềm tin thì rất nguy hiểm vì niềm tin lúc này chiếm đến 80% yếu tố có thể giúp đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng. Tất nhiên, không vì thế mà cho là lúc này không cần, hoặc hạn chế phản biện.

Vậy sức hấp dẫn của tờ báo phụ thuộc vào yếu tố nào, thưa ông?

- Theo tôi, điều quan trọng là qua tiếp xúc thực tiễn mà phát hiện những vấn đề mới mà nhân dân đang quan tâm. Gần đây chúng ta nêu những tấm gương học tập và làm theo Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Nhưng trong nhiều tấm gương đó, nhà báo chúng ta thường viết về những người mà các Bộ, ngành, địa phương đã tôn vinh chứ không phải do mình phát hiện. Báo chí phải chủ động phát hiện ra những gương người tốt việc tốt, giới thiệu cho xã hội điển hình mà Nhà nước và các cơ quan chức năng công nhận thì tính chủ động mới cao. Vai trò chỉ đường, dự báo và phát hiện của báo chí chính là ở chỗ này.

Tại Đại hội chiến sĩ thi đua năm 1960 diễn ra ở Trường Trung cấp nông lâm - Hà Nội, Bác có nói với phóng viên chúng tôi rằng: Các chú phải viết cho hay,cho chân thật và cho hùng hồn. Các bạn nhớ rằng: yêu cầu “hay” Bác đặt lên trên.

Tờ báo muốn hay phải bắt đầu từ cách đặt vấn đề, đúng vào những “ước ao” của nhân dân. Thứ hai là cách thể hiện sinh động. Bác cũng nói đã là báo thì phải bán chứ không phải bao cấp. Không ai mua báo là người làm báo thất bại.

Bác Hồ đề cao sự hấp dẫn. Tuy nhiên chúng ta phải hiểu sự hấp dẫn này là chính đáng chứ đừng đi vào sự hấp dẫn của những tờ báo lá cải. Những người làm báo “thương mại hóa” cho rằng mỗi số báo ở trang 1 phải có scandanl của 3 “ nhà” xã hội: Một là những nhà chính trị, hai là những đại gia kinh tế và ba là những ngôi sao thể thao, văn hóa. Một số tờ báo có thủ thuật bán báo kiểu nuôi sự kiện khống. Ban đầu đưa tin khống, hôm sau cải chính, rồi hôm sau nữa lại phê phán sự cải chính ấy...khiến người đọc phải dõi theo. Nhưng người làm báo chân chính không thể đi theo cách hấp dẫn ấy. Tờ báo phải nói lên niềm ước vọng của nhân dân. Thứ nữa là cách viết, phải cuốn hút, như một người bạn đường bàn bạc, tâm sự, thủ thỉ, chứ đừng lên lớp dạy bảo. Đó mới là nghệ thuật của người viết báo chứ cứ lên lớp dăn dạy thì ai đọc?

Người làm báo có những cái sai suốt đời không thể sửa được

Vai trò chống tham nhũng của báo chí gần đây kém hiệu quả, ông nghĩ thế nào về nhận định này?

Nhà báo Hữu Thọ sinh năm 1932 (Tân Mùi), tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thọ, bút danh Hữu Thọ, Nhân Nghĩa, Nhân Chính... Ông nguyên là Tổng biên tập báo Nhân Dân, Chủ nhiệm Khoa báo chí, Học viện Báo chí-tuyên truyền, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá VII,VIII, Uỷ viên Uỷ ban đối ngoại Quốc Hội các khoá IX,X, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - văn hoá Trung ương (1995-2001); nguyên Trợ lý Tổng Bí thư (2001-2006). Tháng 1-2007 ông nghỉ hưu, song vẫn tiếp tục viết báo và luôn mong muốn được gọi là nhà báo ngay cả khi đang giữ nhiệm vụ cao trong các cơ quan công quyền.

- Năm 1947 Bác Hồ đã dặn những người trí thức, viết văn viết báo chúng ta phải “phò chính, trừ tà”, cái gì chân chính thì phải kiên quyết ủng hộ. Cái gì xấu, nhất là quan liêu, tham nhũng thì phải đấu tranh quyết liệt, đến cùng. Vấn đề quan trọng là chúng ta phải nói trung thực và đúng luật. Những kẻ tham nhũng và những ô dù cho tham nhũng tất nhiên không hài lòng với những người chống lại chúng. Bởi vậy, tôi đã tâm sự trong cuốn sách “Những người hay cãi” rằng: Tôi không biết viết thế nào cho thành công vì mỗi bài báo là một thử thách. Chắc chắn một bài báo sẽ thất bại khi làm vừa lòng tất cả mọi người. Ngòi bút trung thực mới tạo được niềm tin của công chúng.Và nếu làm được điều này thì tính chiến đấu của báo chí là một vũ khí vô cùng hiệu quả trong cuộc đấu tranh với tham nhũng- cuộc đấu tranh được xem là gian nan nhất hiện nay. Trong những công bố gần đây người ta nói rằng báo chí đưa về vấn đề chống tham nhũng 80% là đúng, 10% có đúng có sai, 10% là sai. Tôi nghĩ sai sót 10% là vấn đề bình thường, nhưng người làm báo nghiêm khắc với mình thì phải nhớ rằng 10% sai sót trong việc chống tham nhũng là động chạm đến nhân thân từng con người, có khi làm phá sản một doanh nghiệp, làm bại hoại một gia phong, có khi làm đổ vỡ hạnh phúc một gia đình. Trong đời người có những lúc đúng, có những khi sai nhưng với người làm báo thì nên tránh sai. Người làm báo có những cái sai suốt đời không thể sửa được. Dù có đăng cải chính thì người đọc thông tin sai của hôm qua chưa chắc đã đọc cải chính hôm nay và dù họ có đọc chăng nữa thì chúng ta phải nhớ rằng ấn tượng đọc thông tin ban đầu cực kỳ sâu sắc. Xã hội nhìn chúng ta rộng lượng, nhưng chúng ta nhìn chúng ta thì phải hết sức nghiêm khắc.

Cái sáng tạo bao giờ cũng bắt đầu từ thiểu số

Trò chuyện về vấn đề phản biện trên báo chí, Nhà báo Hữu Thọ thường xuyên đặt ra vấn đề sử dụng người tài. Ông cho rằng phải xây dựng được môi trường văn hóa, chỉ có môi trường văn hóa thích hợp mới sinh ra con người tài năng. Môi trường đó phải là môi trường dân chủ, để mọi người có thể tham gia ý kiến của mình vào những chính sách chung của đất nước. Cái sáng tạo nào bao giờ cũng bắt đầu từ thiểu số rồi khi thực tiễn công nhận nó mới thành đa số, chứ nếu nó đa số ngay thì đã là thành chính sách rồi. Cho nên thân phận của thiểu số nhiều khi gặp khó khăn nguy hiểm. Trong môi trường đó phải có sự ổn định xã hội, sự hòa thuận trong cộng đồng. Xã hội rối loạn, trong tập thể đố kỵ, kèn cựa thì không ai muốn nghĩ ra điều mới. Rồi phải có môi trường tôn vinh, sử dụng và đãi ngộ đúng mức người tài. Sử dụng người tài hiệu quả không chỉ là đãi ngộ mà phải tạo điều kiện cho người ta làm việc, tạo cho họ cơ hội để thi thố tài năng. Nhận diện người tài trong công việc chứ không phải trên bằng cấp.
Trên thực tế sáng tạo bao giờ cũng là phủ định một phần cái cũ, thậm chí là toàn bộ. Nhưng phủ định cái cũ lại động chạm đến một số con người đang nắm quyền hành do đó sự phức tạp chính là ở mối quan hệ con người. Biết dùng người tài và dám dùng người tài chính là phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý giỏi. Ngay cả với những người lãnh đạo lỗi lạc nhất, muốn có hành động chuẩn mực cũng cần có người phản biện lại những quyết định của mình chứ không chỉ là những kẻ luôn tán tụng mình. Vì vậy lãnh đạo giỏi là người phải biết sử dụng những người có năng lực và có lòng tự trọng. Nhưng muốn dùng được người tài phải có cơ chế hợp lý. Chủ nghĩa bình quân sẽ khiến cho người tài không còn ý chí phấn đấu, sáng tạo. Cơ chế hiện nay vẫn tạo cơ hội cho những kẻ trì trệ, những người trung bình yên ổn.Nếu họ không phạm khuyết điểm gì thì hàng tháng vẫn lĩnh lương đều và chắc chắn không thể tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy hậu hiện đại và những cách thu nhận kiến thức

    14/06/2019Nguyễn Hào HảiCó thể thấy hai kiểu để tìm hiểu, thu nhận kiến thức. Cách thứ nhất: cách học để biết nhằm gia tăng thêm kiến thức (La savoir) hay nói cách khác kiến thức có được nhờ sự học và đặc điểm của cái sự học này là phát huy trí óc từ khả năng thuộc, nhớ...
  • Khách quan khoa học trong phê phán phản biện

    28/06/2016Hà YênSự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta. Dư luận xã hội phản ứng với hai thái cực : một bên cho rằng đó là một thực tại khoa học, mà lý thuyết khoa học, Vật lý học, hiện nay chưa thể vươn tới, Cần tổ chức khảo sát, trắc nghiệm khách quan và khuyến khích phát triển. Một bên thì coi đó là biến tướng của mê tín dị đoan, đòi phủ định tất cả.
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính

    03/05/2016Tương LaiBáo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền “xin cho”.
  • "Sĩ phu, trí thức thì không được hèn"

    16/03/2016Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nhân đầu xuân mới, bàn tròn xuân Kỷ Sửu của Đất Việt ghi lại những ý kiến của các nhà trí thức nổi tiếng Việt Nam bàn về sĩ phu, trí thức thời nay.
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Phản biện xã hội - nhân tố quan trọng của phát triển

    28/11/2013Kiên ĐịnhPhản biện là hành vi thể hiện tính khoa học của con người trước khi chuẩn bị hành động. Phản biện xã hội được coi là hành vi có chất lượng khoa học của xã hội đối với hệ thống chính trị. Một xã hội được tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận cho phát triển, giảm được tối đa sự phản kháng không cần thiết của dân chúng...
  • Đồng phục tư duy

    25/11/2013Lê Thanh PhongHọc văn mà làm theo công thức, không khơi dậy cảm xúc, rung động cá nhân, không phát huy sáng tạo trong nhận thức thẩm mỹ và biểu đạt ngôn từ thì đó không còn là văn nữa. Hệ thống sách văn mẫu là những khuôn thước đúc ra một thế hệ học sinh "đồng phục tư duy", không dám suy nghĩ trái chiều, biết chấp nhận, nhưng không biết phản biện...
  • Kỳ vọng ở báo chí: Báo chí phải nhìn lại mình

    15/08/2009Dương Bình Nguyên thực hiệnGiáo sư Tương Lai có thể làm chuyên gia trong nhiều lĩnh vực bởi ông là một kho tri thức sống quý giá. Hơn thế, ông là người luôn nóng lòng phản biện trên báo chí trước những vấn đề lớn của xã hội. Và từ đó, góc nhìn của Giáo sư Tương Lai với báo chí cũng là góc nhìn đầy thực tế và mang tính xây dựng cao...
  • Nhân ngày tôn vinh nhà báo

    21/06/2009TS. Phạm Duy NghĩaCho tới một ngày đủ tự tin hơn nữa, quyền được biết và được nói của dân chúng sẽ giúp báo chí có thêm năng lực phản biện chính sách và dẫn dắt công luận. Thật quý bởi có một ngày để tôn vinh nghề báo, những mong từ một ngày tôn vinh hướng tới cả năm tôn trọng.
  • Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội

    05/02/2009GS. Tương LaiNhân dân là đồng tác giả của Đổi Mới. Đối diện với những thách thức gay gắt của thời cuộc khi bước vào năm 2009 với những khó khăn dồn dập thì dựa vững vào dân, khoan thư sức dân đi liền với động viên nguồn lực vô tận trong dân bằng lắng nghe ý chí và nguyện vọng của dân là nhân tố quyết định của việc vượt qua khó khăn để bứt lên.
  • Bản lĩnh kẻ sĩ

    19/12/2008Mai LanKarl Marx đã coi trí thức là những người có đủ trí thức để quan tâm và có chính kiến riêng đối với các vấn đề xã hội. Và “trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì họ đang hiện hữu”.
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • Bàn về xã hội dân sự

    15/08/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultKhái niệm xã hội dân sự từ lâu đã trở thành một khái niệm quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng khi quá trình toàn cầu hoá đang làm thế giới xích lại gần nhau hơn. Và khi các giá trị cá nhân ngày càng được khẳng định thì một xã hội dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của con người ngày càng trở nên cần thiết...
  • Phản biện Nguyễn Sĩ Dũng…

    15/02/2007Đỗ Doãn HoàngÔng luận về nhiều vấn đề quốc gia đại sự với một tinh thần thượng tôn khoa học, sắc sảo, đầy trách nhiệm công dân. Ông luôn chủ trương ủng hộ cái mới, tôn vinh giới trẻ và sức trẻ, song cũng không quên trách nhiệm của một người làm khoa học quản lý xã hội. Trong mắt tôi, ông có cái tráng chí của kẻ sĩ đang hành đạo, một thuyết khách thời cổ mang nhiều khát vọng “Rời lều tranh xuống núi”, dâng kế giúp đời. Công việc ấy, xã hội ngày này gọi là phản biện xã hội, một đòn bẩy cho sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào...
  • Để có được hệ thống phản biện

    01/10/2006Nguyễn Tân KỷNếu thực sự muốn có được những ý kiến phản biện, chúng ta sẽ phải học cách lắng nghe những ý kiến trái tai, học cách khuyến khích mọi người nói ra những ý kiến khác. Và quan trọng hơn là tạo được một môi trường để những ý tưởng khác không chỉ được nói ra mà còn có điều kiện được thực hiện nếu đó là những ý kiến tốt...
  • Phép phản biện trong khoa học

    07/09/2006Nguyễn Văn TuấnPhép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm...
  • Nên tập nghe những lời trách cứ

    05/09/2006TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnLàm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân trong hoạt động lãnh đạo và luật hóa quyền phê phán của người dân đối với hoạt động của cá nhân người lãnh đạo, đặc biệt là người lãnh đạo quốc gia, là công việc bức bách trong khuôn khổ dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội...
  • xem toàn bộ