Cần tư duy mới, hành động mới

10:14 CH @ Thứ Sáu - 16 Tháng Hai, 2007

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng là người rất gần gũi với báo chí và công chúng. Ông nhìn nhận, đánh giácác vấn đề xã hội theo cách riêng của mình, thường là với những lập luận sắc sảo và đầy tinh thần trách nhiệm.

Trao đổi với Doanh Nhân về cơ hội, thách thức của VN khi "ra biển lớn" - một vấn đề dù còn nguyên tính thời sự nhưng đã được báo chí mổ xẻ rất nhiều, ông nói:

Tôi cho rằng, với VN, năm 2006 là năm tiền hội nhập, năm giải quyết những vướng mắc cuối cùng để vào WTO. Và năm 2007 là năm đầu của thời kỳ hội nhập hoàn toàn. Chưa bao giờ VN có được cơ hội to lớn để phát triểnnhư hiện nay.

Không còn sáng đúng, chiều sai...

- Thưa ông! Chúng ta đã nói rất nhiều đến những cơ hội của VN khi gia nhập sân chơi chung của thế giới (WTO). Vậy, trong cái nhìn của ông,những cơ hội lớn nhấtWTO mang lại cho VN là gì?


“Từ một nền quản lý hành chính mang tính áp đặt chuyển sang nền hành chính phục vụ, nhiều công chức nhà nước sẽ "bị hẫng" vì phải hi sinh quyền lợi xưa nay được hưởng, nhưng bù lại, dân sẽ hài lòng, sẽ được khuyến khích làm việc hiệu quả hơn.

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng”


Những cơ hội gì thì báo chí cũng đều đã nói. Tôi không nghĩ là mình có thể nói gì hơn. Nếu cần phải kể ra một cơ hội có ý nghĩa nhất thì tôi cho rằng: WTO là một bảo đảm để cho các nguồn lực của thế giới đổ vào VN. Là thành viên, chúng ta phải tuân theo luật lệ chung của WTO. Điều này sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, cho những người muốn làm ăn với VN. Xưa nay chúng ta vẫn có luật lệ, nhưng luật lệ của chúng ta thường hay bị thay đổi và không phải bao giờ cũng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Mà như vậy, thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất quan ngại. Thật ra, bất cứ cái gì "sáng đúng, chiều sai, đến mai lại đúng" thì đều làm cho chúng ta không biết đường nào mà lần. Mà chúng ta ra sao thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ như vậy.

Đầu tư nước ngoài là rất quan trọng, vì lợi ích có được không chỉ là tiền bạc, mà còn là mối quan hệ, tri thức, sự hiểu biết và công nghệ. Cái gì cũng cần cho công cuộc hiện đại hoá đất nước của chúng ta.

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng những cơ chế của WTO để bảo vệ lợi ích của mình. Mặc dù, cũng phải thấy rằng tình trạng chưa có được quy chế kinh tế thị trường đang hạn chế đáng kể khả năng này của chúng ta.

- Một trong những lợi ích thường được nhắc đến là, vào "chợ" WTO, ta sẽ bán được nhiều hàng hóa cho thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hiện đang tăng nhanh là một ví dụ?

Đúng là như vậy. Chúng ta vẫn phải sống và vẫn phải có việc làm, vì vậy điều quan trọng là hàng hoá làm ra phải bán được cho ai đó. Mặc dù xét về mặt lợi ích, thì bán ít mà thu được nhiều tiền thì vẫn có lợi hơn là bán nhiều mới thu được nhiều. Thực ra, XK nhiều về khối lượng chỉ làm cạn kiệt môi trường và sức lao động của chúng ta. Muốn xuất khẩu ít về khối lượng, nhưng thu lợi nhiều về giá trị thì hàm lượng chất xám trong sản phẩm phải cao và phải xây dựng được thương hiệu. Đây là hai việc làm sắp tới các DN VN phải coi là những nhiệm vụ chiến lược của mình.

Nhà nước cũng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật

- Trong những năm qua, chúng ta đã cố gắng sửa đổi và ban hành nhiều luật mới cho phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của WTO. Ngoài việc tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, sự thay đổi này còn mang lạinhững lợi ích gì?

Nếu niềm tin cho các nhà đầu tư là quan trọng, thì niềm tin cho người dân còn quan trọng hơn. Một sự thay đổi theo hướng minh bạch hoá sẽ giúp cho người dân hoạch định được công chuyện làm ăn của mình dễ dàng và vì vậy sẽ dễ thành đạt. Đồng thời, việc hạn chế tham nhũng, tiêu cực cũng có thể đạt được. Về nguyên tắc, những gì pháp luật không cấm thì người dân đều có thể làm.

- Luật pháp không cấm nhưng các văn bản dưới luật lại cấm, thưa ông?

Văn bản dưới luật thì không thể to hơn luật. Mọi sự vượt quyền như vậy đều cần bị kiện ra toà án. Mặc dù, kiện ra toà án về sự lạm quyền mới chỉ là thông lệ của quốc tế, chưa phải thông lệ của chúng ta. Thế nhưng, nước ta đã hội nhập với thế giới rồi, thì chẳng nhẽ chúng ta lại cứ tiếp tục sống mãi theo cách riêng của mình đối với những vấn đề quan trọng nhất?.

- Làm sao có thể chế ước được nhà nước, khi luật pháp do chính nhà nước đẻ ra?

Thứ nhất, các quyền của người dân được Hiến pháp bảo vệ, luật pháp không thể cao hơn Hiến pháp. Thứ hai, luật pháp phải được cơ quan đại diện cho dân thông qua, không phải luật pháp gì cũng có thể được thông qua dễ dàng.

Cần phải tổ chức mô hình kinh tế mạng

- Năm 1997 xảy ra khủng hoảng tài chính trong khu vực, ta gần như không bị ảnh hưởng. Nay đã vào "quỹ đạo", chuyển động theo thế giới, làm gì đề có thể tránh được những tác động không mong muốn, thưa ông?

Việc khủng hoảng tài chính năm 1997 xảy ra có nguyên nhân do chính sách tiền tệ khiếm khuyết của người Thái lúc bấy giờ và có nguyên nhân do sự lũng đoạn của giới đầu cơ tiền tệ. Đã hội nhập với thế giới, chúng ta cần rút bài học kinh nghiệm về việc đông cứng tỷ giá đồng Bath quá lâu của người Thái. Đồng thời cũng cần phi tập trung hoá hệ thống để tránh sự sụp đổ từ trên xuống dưới.

- Nhưng kinh tế của ta là mô hình kinh tế hình tháp, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo?

Đó có thể là một rủi ro khá lớn. Mặc dù, tình hình đã có rất nhiều cải thiện. Thực ra, căn cứ vào tỷ lệ đóng góp cho GDP của đất nước, thì phần lớn nền kinh tế của chúng ta đang nằm trong khu vực dân doanh và các DN đầu tư nước ngoài.

Một mô hình kinh tế mạng cần phải được thiết kế để thay thế cho mô hình kim tự tháp. Các tổ chức kinh tế, các DN gắn kết với nhau, nhưng độc lập tương đối với nhau. Việc tái cấu trúc và tái liên kết có thể diễn ra rất nhanh chóng và dễ dàng khi thị trường thế giới có biến động.

- Một câu hỏi cuối cùng: Chúng ta đang đứng ở đâu trong "dòng biển lớn"? Ông đánh giá thế nào về thời khắc chuyển đổi hiện nay, như người ta thường nói, "cửa đã mở, hãy thẳng tiến tới tương lai"?

Dù đã chính thức gia nhập WTO, chúng ta vẫn còn ở giai đoạn đầu của thời kỳ hội nhập. Trong giai đoạn này, phương pháp "thử nghiệm và phạm sai lầm" có thể vẫn đang được thực hành khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều khi đấy lại là một sự lựa chọn bắt buộc. ít nhất là cho đến khi, chúng ta học được cách tiến hành công việc theo phương pháp khoa học (dựa trên các giả thuyết được chứng minh bằng lý thuyết và bằng thực nghiệm).

Nói một cách công bằng, chưa bao giờ chúng ta có được một vận hội tươi sáng như thế này. Cần phải nhanh chóng đổi mới tư duy và hành động để hiện thực hoá được ước mơ đang ở trong tầm tay về tự do và thịnh vượng.

- Xin cảm ơn ông!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm cánh sao vàng

    02/09/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngGần 70 năm đã trôi qua, cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám mãi còn vẫy gọi. Và ngôi sao năm cánh vẫn còn toả sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi về phía trước...
  • Hai con dê, một chiếc cầu

    24/01/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngTự do, Pháp luật và Đạo đức là những thứ rất trừu tượng. Những thứ này đều có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nhưng vai trò của chúng là rất khác nhau. Xin phân tích điều trên từ một bài tập đọc mà chúng ta ai cũng đều biết. Đó là bài tập đọc vỡ lòng về việc hai con dê cùng qua một chiếc cầu...
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Nguồn cội của pháp quyền

    30/10/2014TS. Nguyễn Sĩ DũngHiện nay, theo nhận thức của đa số người Việt chúng ta, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. So với việc quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính, cách hiểu này là một tiến bộ to lớn trong tư duy pháp lý của người Việt. Tuy nhiên, pháp quyền là một cái gì đó vĩ đại và tốt đẹp hơn như thế rất nhiều...
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Tính tự phán của người mình

    18/11/2013Thái AnGần đây, chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Trung Hoa trên trường quốc tế, lại thấy dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương...
  • Chủ nghĩa tư bản thân hữu

    20/10/2010TS. Nguyễn Sĩ DũngNhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), TS Nguyễn Sĩ Dũng có bài bàn về chủ nghĩa tư bản thân hữu, một thứ quan hệ có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia...
  • Phản biện Nguyễn Sĩ Dũng…

    15/02/2007Đỗ Doãn HoàngÔng luận về nhiều vấn đề quốc gia đại sự với một tinh thần thượng tôn khoa học, sắc sảo, đầy trách nhiệm công dân. Ông luôn chủ trương ủng hộ cái mới, tôn vinh giới trẻ và sức trẻ, song cũng không quên trách nhiệm của một người làm khoa học quản lý xã hội. Trong mắt tôi, ông có cái tráng chí của kẻ sĩ đang hành đạo, một thuyết khách thời cổ mang nhiều khát vọng “Rời lều tranh xuống núi”, dâng kế giúp đời. Công việc ấy, xã hội ngày này gọi là phản biện xã hội, một đòn bẩy cho sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào...
  • Thịnh vượng sẽ đến nhanh hơn, nếu...

    10/10/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng13 tháng 10 - ngày của các doanh nhân VN, một ngày lễ mới tròn một tuổi. Ngày lễ này được xác lập như vậy là rất muộn, nhưng có lẽ, cũng không thể sớm hơn. Bởi vì rằng trái cây cần thời gian để chín, con người cần thời gian để vượt qua những định kiến của mình...
  • Quyền lựa chọn của dân tộc

    20/08/2006TS Nguyễn Sĩ DũngQuyền thứ nhất được Bác Hồ long trọng tuyên bố 60 năm về trước là quyền độc lập. Với ý nghĩa này, ngày 2-9 đã trở thành Tết Độc lập của đất nước ta. Thế nhưng độc lập là gì?
  • Những mặc cả trong việc lựa chọn mô hình

    04/07/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngNhớ lại thời kỳ bao cấp, mặc dù chưa phải đã hết khó khăn, nhưng chúng ta ít khi phải thấy cảnh thất nghiệp, ăn xin. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều tương đối nghèo…
  • Cải cách phân quyền chi tiêu

    20/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngThượng sách mà không ít địa phương sử dụng trong quá trình chạy Dự án xin tiền TW là “lấy mỡ nó, rán nó”. Hậu quả là một tỉ lệ lớn “mỡ” của TW bị “rán” ngay trên đường từ địa phương đến Hà Nội và từ Hà Nội trở về...
  • Vì những Bill Gates Việt

    21/04/2006TS. Nguyễn Sĩ Dũng"Người giàu nhất hành tinh" sang thăm nước ta là một sự kiện được nhiều người, đặc biệt các bạn trẻ chờ đón. Nhiều người Việt chào đón Bill Gates không hẳn vì ông là người giàu có nhất, mà vì những thông điệp mà ông có thể mang đến...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • Pháp quyền và tính có thể đoán trước

    03/03/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngMột trong những đặc tính quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền chính là tính có thể đoán trước được công quyền. Bài viết này muốn bàn đôi điều về đặc tính nói trên...
  • Ngợi khen phụ nữ

    11/02/2006Sơn TrầnMặc dù trên cương vị Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội (VPQH) Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng vẫn có thể “dốc bầu” về mọi chuyện trong cuộc đời, từ sự nghiệp đến tình ái...
  • Trò truyện thời hội nhập

    27/01/2006Trần Đăng Khoa ghiCâu chuyện chúng tôi là chuyện về thời hội nhập. Một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Bởi thế không thể nói qua quýt trong mấy vốc chữ...
  • Cải cách là xoá bỏ các rào cản

    18/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngCải cách gắn với thời đại và với việc phát huy tiềm năng của con người. Vì thời đại chúng ta đang sống là thời đại của toàn cầu hoá nên cải cách chính là việc tìm cách trở thành một khâu không thể thiếu trong quy trình sản xuất hiện đại và toàn cầu hóa của thế giới...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

    12/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKinh doanh thực chất là khai thác nhu cầu của con người: các nhu cầu đang, sẽ và có thể tạo ra. Bạn không thể bán máy tính trên sao hỏa. Đơn giản vì trên đó không có nhu cầu. Như vậy, sự giàu có của các doanh nghiệp suy cho cùng là do các khách hàng tạo ra...
  • Năng lực thể chế

    03/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngNăng lực thể chế là năng lực của các cơ quan nhà nước hoàn thành các chức năng hiến định của mình. Chức năng nào thì năng lực ấy. Chức năng càng phức tạp thì năng lực phải càng cao hơn. Rủi ro lớn nhất ở đây là: Hiến pháp chỉ có thể trao cho một cơ quan nhà nước các chức năng, chứ không thể trao cho cơ quan này các năng lực tương ứng...
  • Đổi mới hoạt động lập pháp

    08/11/2005Nguyễn Sĩ DũngCơ sở dữ liệu luật Việt nam do Trung tâm Tin học của Văn phòng Quốc Hội quản trị chứa tới khoảng gần 14.000 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành. Con số này là quá nhiều hay quá ít đối với đất nước ta?
  • Giò lụa hay xúc-xích: Lại bàn về làm luật

    28/10/2005PGS, TS. Phạm Duy NghĩaChơi chữ theo Bismark, ông Nguyễn Sĩ Dũng khôi hài cho rằng “làm luật khó như làm xúc xích". Cũng như xúc-xích, muốn dùng được, luật pháp phải gần với cuộc đời, phải thoả cơn đói của người dân và từng bước chắp cánh cho họ vươn tới những giá trị ẩm thực ngày một thanh cao. Vốn chỉ quen với giò lụa, nay phải làm luật cho ngôi làng toàn cầu, người nước ta chắc phải nắm bắt lấy những kỹ nghệ tân tiến mà sản xuất ra các quy phạm có giá trị áp dung chung, mang tính khái quát cao, dễ hiểu và tự nhiên đi vào lòng người tới mức chẳng những dân ta mà người ngoại quốc cũng vui lòng cung kính mà tuân thủ. Luật pháp tự thân nó phải sống trong tâm thức và liêm sỉ của con người...
  • “Chủ nghĩa thân hữu”

    26/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngDoanh nghiệp nhà nước gắn với các cơ quan nhà nước. Sự gắn bó này tạo ra lợi thế. Ít nhất, đó là khả năng tiếp cận các quan chức dễ dàng hơn, khả năng đề xuất nguyện vọng và cung cấp thông tin cho lãnh đạo nhanh chóng hơn...
  • Phiếm luận về kiểm toán

    21/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngCách làm hợp lý nhất là áp dụng nguyên tắc: những người có quyền quyết định việc tiêu tiền thì không có quyền trực tiếp tiêu tiền, những người có quyền trực tiếp tiêu tiền thì không có quyền quyết định. Những người có quyền quyết định thì có quyền giám sát, những người có quyền trực tiếp tiêu tiền thì phải chịu sự giám sát...
  • Vang vọng muôn đời

    26/10/2005TS. Nguyễn Sĩ Dũng"Hỡi đồng bào,Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”...
  • Nghịch lý của thời gian

    09/08/2005TS. Nguyễn Sĩ Dũng“Thời gian chúng ta có là tiền bạc chúng ta không có” (Ilia và Petrov). Nhật xét nói trên không biết hóm hỉnh đến đâu, nhưng thật sự an ủi lòng người: Cuối cùng thì chúng ta ai cũng có được một cái gì đó – chí ít ra là thời gian. Thời gian không sở hữu được nhưng ai cũng có. Cái dễ sở hữu hơn là tiền bạc thì ngược lại – nhiều người không có.
  • xem toàn bộ