Sống thật, trải nghiệm và bản ngã

08:35 CH @ Thứ Tư - 09 Tháng Ba, 2016

Có sống Thật mới Trải nghiệm thật, mới có Bản ngã thực là Người Trưởng thành và bởi vậy những điều thuộc về họ và tạo ra bởi họ mới thật đáng giá trị.

1. Sống Thật

Con người sống trong môi trường của mình, thông qua giáo dục và các điều kiện sống, rất quan trọng là hàng ngày họ có được những cái Thật trong cảm giác, trong quan hệ, trong học tập, trong làm việc, trong các trạng thái tinh thần… hay không? và bao nhiêu?

Tôi cho rằng giá trị cuộc sống của mỗi người không ở chỗ thọ bao nhiêu tuổi, mà là ở Tổng số chuỗi ngày họ được sống ấy, thực ra có thể sống thật được bao nhiêu phần trăm đúng mình. Bởi vậy có người 80 tuổi nhưng có khi chỉ có được thời gian sống thực có giá trị 10% - nghĩa là cuộc sống của người đó phong phú, thú vị hơn đứa trẻ 8 tuổi ( được sống trong môi trường hạnh phúc của nó ) một chút không. Vì thế Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu phải thốt lên buồn trăn trở: ’Đất nước ngàn năm vẫn trẻ con / Dân dăm chục triệu ai người lớn ?

Ví dụ: Ai là người tặng hoa cho Người yêu, khen ngợi người khác… là từ động lực tình cảm, quan niệm cách sống của bản thân, mong muốn chia sẻ, hun đúc tinh thần nhau…là Thật hoàn toàn như chính chất của họ vốn thường như thế?

Con người sinh ra là Tác Phẩm Thật của Tạo Hóa, vốn sống thật, nhưng tại sao trong quá trình sống con người khó sống Thật?

- Giáo dục giáo điều, thậm chí giả dối, làm lạc hướng Chân Thiện, xa rời những quan tâm, những vấn đề, những đòi hỏi, những nhịp đập của Cuộc sống Thực. Nền giáo dục kiểu đó phục vụ cho mục đích chính trị chứ không hướng đến Nhân Sinh

- Tâm lý xã hội phức tạp hóa bởi những luận thuyết, lề thói cực đoan khiến người ta phải tự làm méo mó bản thân. Trong cách sống, quan hệ xã hội, cái Thật làm người ta bị thua thiệt.

- Các chuẩn mực sống, lao động bị du di, xê dịch, thậm chí có nhiều xung đột giữa các Qui tắc / Đạo Đức / Qui luật khiến người ta phải ngụy tạo nên bao nhiêu cái Giả để tồn tại… dần dà gặm nhấm, xâm thực cái Thật.

.

2. Trải nghiệm

Cách sống Thực là cốt lõidần dà cho mỗi người sự trải nghiệm đầy tính thuyết phục đối với việc thể hiện bản thân trong các quan hệ xã hội trong môi trường họ vẫn đang sống, bởi vậy được thừa nhận một cách tự giác và tích cực bởi những người khác.

Sự trải nghiệm quan trọng và sống động hơn rất nhiều những hiểu biết sách vở hay bằng cấp, bởi lẽ đó là những kiến thức đã được chiêm nghiệm, mài rũa ( Ngọc bất trác bất thành Khí ), và biến đổi từ người khác, từ trên những trang sách sang con người anh trong hành trình sống. Do đó luôn tạo nên những giá trị gia tăng của hiểu biết – lúc này anh sẽ có và đạt đến vẻ đẹp tri thức, giống như trở thành một Bông Hồng làm phong phú, đẹp thêm vườn Hoa Chung chứ không sợ bị lấn át mà đi đến đố kị thù ghét những Bông Hoa khác.


Ví dụ, người ta phải thực ngồi xuống chợ Sapa từ tốn ăn một bát Thắng Cố, cho dù thế nào, mới hiểu về tập quán phong hóa dân tộc Hơmông. Phải đích thân bằng đôi chân của mình trèo lên những bậc thang của Vạn Lý Trường Thành để cảm thấy cái vĩ đại của người Trung Quốc trong lịch sử. Phải tận mắt chứng kiến Ngọn núi Rushmore ở Nam Dacota tạc tượng 4 Tổng Thống Mĩ để cảm phục tinh thần lao động say mê của Gutzon Bolgrum…Để ít nhất từ đó anh không còn là kẻ hóng hớt, huyễn hoặc, huênh hoang và hủ nho, mà trào dâng khát vọng và ngẫm nghĩ xem ta sẽ có thể làm được những gì tốt đẹp không đây !


Núi Rushmore - Khu Tưởng niệm Quốc gia là một tác phẩm điêu khắc 4 vị tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, George Washington, Theodore Roosevelt, Abraham Lincoln được tạc vào khối đá granite trên núi Rushmore, gần thành phố Keystone, bang South Dakota, Hoa Kỳ

Có anh chàng công chức trẻ vừa ở Nghệ An ra, thao thao với mấy ông khách nước ngoài đi dạo cùng bên Bờ Hồ Hoàn Kiếm: ‘Thăng Long thế đất Rồng bay Hổ ngồi, ngàn năm văn hiến, Thu Hà Nội về đẹp đến nao lòng ông nhỉ !’ Ông Tây quan tâm hỏi: thế Thực ra nó làm sao, như thế nào ? Anh chàng không nói được gì hơn, vì kì thực không có cái Thật của xuất xứ, của tình cảm, của trải nghiệm và của những cảm nhận xác đáng từ thiên nhiên, lịch sử…do vậy chỉ là nói theo người khác, cố văn hoa mà không lí giải và truyền được cảm xúc cho mấy ông khách Tây kia để cùng cộng hưởng. Cái lối thể hiện ấy có thể nhận thấy trong cách nói ‘hoành tráng / mĩ từ / đại ngôn’ lâu dần biến họ thành kẻ có những cảm xúc vay mượn, giả lả, vờ vẫn, khoác lác…đến mức không còn đáng tin.

Có kẻ luôn nói: ‘cái chất Lính’ hay ‘cái chất Nghệ sĩ’…vô cùng hay , đặc biệt đã khiến tôi thế này thế khác…Anh ta đúng là đã nhiều năm là người Lính, là Nghệ sĩ, nhưng hỏi kĩ anh ta ‘cái chất Lính’ / ‘cái chất Nghệ sĩ’ đó là gì thì chỉ nhận được cái nhún vai kiểu cách ra điều coi thường người hỏi là ‘kẻ ngoại đạo’. Thực ra ‘cái chất ấy’ anh không phải hô hoán lên mà nó hiện hữu, cứ cố giải thích mà người ta mới thấy hay… Cũng bởi trong những năm tháng là Lính, hay bây giờ là Nghệ sĩ ( chỉ là một cách định danh ) anh đã từng sống Thật chưa ? được bao nhiêu ? trong những hoàn cảnh nào để ‘cái chất ấy’ nó được hình thành thật như chính nó chưa ? Nếu có thật nó tự khắc đi vào phong cách anh sống, lao động và cuối cùng nằm ở trong Công Quả, khiến bất cứ ai cũng có thể thấy rõ ràng đó như là một phần giá trị trải nghiệm của anh.

Không phải ai cũng có hay tận dụng được những cơ hội mà trải nghiệm. Cho nên có thể họ đã được nghe đến, học đến, thâm chí đặt chân đến...nhưng không hơn một vỏ bao thuốc lá của người khác, thậm chí đã được viết nguệch ngoạc, nhưng đó là sự bừng nở của người viết. Họ chưa thể ví được với con Vẹt – vì ít nhất Con Vẹt đã làm được điều mà Tạo Hóa không vốn ban tặng cho nó. Bởi Trải nghiệm là Tri Thức được bản thân ý thức tích lũy liên tục có hệ thống trong hành trình của Đời Sống với mục đích hiện thực những khát vọng Sống.

3. Bản ngã

Con Hổ, con Dê cho đến con Chuột cũng muốn đánh dấu sự hiện diện của mình ở pham vi địa bàn nhất định trong môi trường nó đang sống. Bản ngã là đánh dấu sự hiện diện của Con Người vừa mang tính bản năng cùng với sự nỗ lực tự thể hiện của cá nhân, bao gồm: các đặc điểm sống nhân chủng, cá tính trong quan hệ quần cư, vị thế trong môi trường xã hội.

Nhu cầu thể hiện Bản ngã khẳng định tính tồn tại, tính chủ quyền, tính hơn hẳn, tính khác biệt. Bởi vậy Bản ngã quan trọng nhất là giá trị riêng có của một người trong xã hội, được xã hội đánh giá, thừa nhận tích cực ở ba phương diện: Nhân Cách + Công Quả + Vị Thế. Những câu nói nổi tiếng: To Be or not To Be ( Shakspeare trong Hamlet ) / Tôi tư duy là tôi hiện hữu ( Decater ) / Vào một ngày nào bạn ngừng suy nghĩ và phấn đấu cho những điều có ý nghĩa là ngày hôm đó bạn tự đánh dấu chấm hết cho cuộc đời mình ( Mục sư Luther King )…

Có thể nhiều người không làm việc vẫn có tiền, không lao động vẫn sống, thế còn Bản ngã của họ thì sao? Vì thế mới hiểu được rằng dù đủ đầy nhiều người vẫn lao động, cống hiến, nhiều người khác làm việc với một sự say mê sáng tạo, với tinh thần tự giải thoát bản thân, thậm chí bất chấp hoàn cảnh sống còn đầy khó khăn thiếu thốn, chống lại bao nhiêu điều Cuộc sống hiện tại đang muốn giằng xé họ thành trăm mảnh tơi tả.

Bản Ngã là Cái Thật Tối cao mà mỗi người, tự mình mà không thể nhờ vả hay vay mượn, có thể khẳng định và đạt được đến đâu trong nấc thang Chân Thiện Mĩ của Xã hội Loài Người.

Như vậy ngày càng có cơ hội Bản Ngã được mỗi người chúng ta tô đậm, làm mạnh, đẹp thêm cho nó, của mình. Nhưng một nguy cơ có thực là: nhiều người càng nhiều tuổi càng đánh mất Bản ngã, hoặc làm Bản ngã bị biến dạng. Những lí do bao biện cho điều đó không bao giờ là sự trải nghiệm cả, do đó họ không thể trưởng thành !

Sống Thật là cách sống ít rủi ro nhất, được nhiều nhất, phát triển nhất. Bá tước Nevxki – Vĩ nhân Nga có một câu nói nổi tiếng: ’Chúa không ở Sức mạnh, mà là ở Cái Thật. Bởi vậy Chúa trong ta, Chúng ta có thể đến với Nước của Chúa’

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự tha hóa của cái Tôi

    16/06/2019Nguyễn Trần BạtỞ một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển, hiện tượng cái Tôi tha hóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạng thiếu tự do không? Theo quan điểm của tôi, chính sự thiếu tự do đã khiến cho đời sống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa của cái Tôi...
  • Cái tôi, thành công và thất bại

    07/01/2018Nguyễn Tất Thịnh- Cái Tôi hoà với cái Chúng ta làm cái Chúng ta mang bộ mặt người và cái Tôi trở nên có tầm vóc.
    - Đánh mất mình thì không giữ được Nhân – Không hiểu mình thì chẳng thấy được Thiên – Không bỏ công thì không dung được Địa...
  • Vài suy nghĩ về cái Tôi trong thơ từ cách nhìn Phật Giáo

    16/11/2017Nguyễn Điệp HoaTưởng rằng có cái TÔI tuyệt đối, cái tôi đích thực, đó là một trong những ảo tưởng lớn nhất của loài người. Nhưng xem ra, căn bệnh này ở những người làm nghệ thuật và các nhà thơ còn nặng hơn nhiều so với những người khác...
  • Cái tôi to tướng và cái tập thể nhạt nhẽo

    10/04/2017Họa sỹ Phan Cẩm ThượngCái chủ nghĩa cá nhân vô lối này cũng đầy rẫy trong nghệ thuật, vì là một thứ không chết ai, nên cũng chẳng có một sự phê bình nào, và nhất là những cơ quan quản lý văn nghệ chỉ lo những gì sai đường lối. Thế là có vô số thứ nghệ thuật không sai đường lối nhưng tầm thường vô cùng trở thành thời thượng
  • Cách tân: đi tìm cái mới hay cái tôi?

    17/01/2017TS Chu Văn SơnTrong giai đoạn có tính bước ngoặt để sáng tạo nên thành tựu mới cho văn chương như hiện nay, các khái niệm “cách tân”, “cái mới”… đã được nhiều tác giả đặt ra và thảo luận để đi tìm sự thống nhất (dù tương đối).
  • Một chân lý đầy nghịch lý - về "cái tôi" của mỗi người...

    26/06/2016Trên đời, trong đời sống tâm linh cũng như trong đời sống chung với tha nhân, có một chân lý rất nghịch lý. Đó là càng tự đưa mình lên thì càng bị hạ xuống; và càng tự hạ mình xuống thì càng được đưa lên. Càng tự coi mình là nhỏ bé thì tâm hồn ta càng được bình an, càng dễ hạnh phúc, và ta càng trở nên vĩ đại trước Thiên Chúa và tha nhân; còn càng tự coi mình là vĩ đại thì ta dễ rơi vào bất an, đau khổ, và càng trở nên nhỏ bé trước Thiên Chúa và tha nhân.
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • Chiếc La Bàn mang tên cái Tôi

    19/04/2005Kim DungStephen R. Covey đã cho ra đời cuốn sách First Things First (Chiếc La bàn mang tên cái Tôi). Để giải quyết tận gốc rễ căn nguyên của căn bệnh trầm kha stress, ông nhấn mạnh chúng ta phải bắt đầu hành động theo định hướng của chiếc la bàn, cái giúp ta đi tới những giá trị thực thụ trong mỗi cá nhân thay vì chiếc đồng hồ quản thúc.
  • xem toàn bộ