Tổng - tích hợp lý thuyết - một đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển tư duy lý luận

08:26 SA @ Thứ Bảy - 16 Tháng Chín, 2006

Gần đây, trong giới nghiên cứu triết học, ngày càng có nhiều tác giả quan tâm tớitrào lưu tổng - tích hợp lý thuyết. Chẳng hạn, trong bài viết Triết học phương Tây hiện đại:một cái nhìn kháiquát, Đỗ Minh Hợp đã ghi nhận các song đề lý thuyết trong triết học hiện đại:Triết học chống tôn giáo - triết học tôn giáo, Triết học thực chứng - triết học hiệnsinh, Triết học duy lý - triết học phi duy lý…

Điều quan trọng ở đây là, tác giả bài viết trên đã đưa ra nhận định rằng, vấn đề quan trọng bậc nhất đối với tư tưởng triết học hiện đại là xu thế hợp nhất, kết hợp hai cách tiếp cận cực đoan hoặc là duy nhận thức luận, hoặc là duy bản thể luận.

Nguyễn Hào Hải, qua cuốn sách Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại, cũng đi tới một nhận định tương tụ rằng, bức tranh toàn cảnh triết học phương Tây hiện đại không có những trường phái cứng nhắc, cực đoan như trước đây mà linh hoạt, nương tựa vào nhau, bổ sung cho nhau, có vẻ như có sự dung hoà các quan điểm trái ngược nhau, nhưng lại vân có sự độc đáo, sắc bén. Đó là khuynh hướng đi tìm sự dung hoà giữa các quan điểm cực đoan duy, vị như chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi duy lý, chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa phản khoa học.

Cho đến nay, ít nhất đã có 2 phương thức tổng - tích hợp lý thuyết: một là, cải tiến, phát triển lý thuyết cũ bằng phương thức sửa đổi các nguyên lý hoặc bổ sung thêm quan điểm mới và hai là, xây dựng lý thuyết mới bằng phương thức tích hợp các lý thuyết vốn là đối lập, loại trừ lẫn nhau.

Cải tiến, phát triển lý thuyết cũ là phương thức thường xuyên diễn ra đối với mọi lý thuyết. Trong lịch sử triết học, đã từng diễn ra quá trình tổng hợp kiểu này. Chẳng hạn, chủ nghĩa duy vật đã trải qua các giai đoạn quan trọng từ duy vật thô sơ, mộc mạc đến duy vật siêu hình, máy móc và đến duy vật biện chứng. Phép biện chứng cũng vậy, nó đã trải qua các giai đoạn từ phép biện chứng ngây thơ, mộc mạc đến phép biện chứng duy tâm mà đỉnh cao là phép biện chứng trong triết học Hêgen và đến phép biện chứng duy vật mà đỉnh cao là phép biện chứng trong triết học Mác.

Trong triết học hiện đại, sự cải tiến và phát triển của chủ nghĩa thực chứng là một thí dụ khá điển hình. Trường phái lý thuyết này đã trải qua các giai đoạn từ chủ nghĩa thực chứng cổ điển với các tác giả nổi tiếng như A.Côngtơ (A.Comte), G.S.Mìn (J.S.Mui), H.Spenxơ (H.Spencer), đến chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của R.Avênariút (R.Avenarius), E.Mác, A.Poanhcarê (A.Poincaré), V.Trupơ (V.Schuppe), I.Remkơ (I.Remke), đến chủ nghĩa thực chứng mới với đóng góp của các trường phái như chủ nghĩa nguyên tử logic của B.Rátxen (B.Russell), L.Vítgensơtêin (L.Wittgenstein), W.Crêgơ (W.Craig), Ph.P.Ramsêi (Ph.P.Ramsey), chủ nghĩa thực chứng logic của M.Sơlic (M.Schlick), R.Cơragơ (R.Carrag), O.Nêôrát (O.Neurath), F.Vêixơmên (F.Vaisman), H.Phêighên (H.Feigl), F.Kápphơmơn (F.Kafman), H.Gân (H.Gan), F.Phơranh (F.Frank), triết học phân tích của L.Vítgensơtêin, G.C.Uyđơm (J.C.Wisdom), G.Lauxơtin (J.L.Austin), chủ nghĩa thực dụng logic của W.W.Quinơ (W.W.Quine), R.B.Braitơnaitơ (R.B.Braithwaite), E.Nêghên (E.Nagel), đến chủ nghĩa hậu thực chứng với một số khuynh hướng mới nhất, đó là: chủ nghĩa duy lý phê phán của C.R.Pốppơ (K.R.Popper), L.Hempen (L.Hempel), phương pháp luận lịch sử khoa học của T.Lakatoxơ (T.Lakatas), T.Kun (T.Kuhn), S.Taulơmin (S.Toulmin), P.Phêirabớt (P.Feyerabeud), G.Agasi (J.Agassi) và chủ nghĩa thực tại khoa học hay siêu hình học mới của R.W.Sela (R.W. Sellars), M.Bangiơ (M.Bunge), C.A.Hukơ (C.A.Hooker), G.W.Cơruman (J.W.Coruman), G.G.Mát (J.J.C. Smart)...

Sự chuyển đổi từ chủ nghĩa kinh nghiệm logic tới chủ nghĩa duy lý phê phán là thí dụ điển hình của quá trình vừa phê phán, vừa hoàn thiện cơ sở lý thuyết cũ để có lý thuyết mới. Như đã biết, chủ nghĩa thực chứng mới - đỉnh cao của chủ nghĩa thực chứng - được thiết lập trên hệ thống gồm 4 nguyên lý:

1. Nguyên lý chứng thực.
2. Nguyên lý quy giản lý thuyết về là thực nghiệm...
3. Nguyên lý quy ước.
4. Nguyên lý chủ nghĩa vật lý.

Hệ thống bốn nguyên lý này vận hành khá tốt đối với khoa học trong thời kỳ tích luỹ kinh nghiệm. Nhưng nó đã rơi vào khủng hoảng, bế tắc trước tình huống cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ. Lý do căn bản là vì nó không đủ biện chứng.

Với chủ thuyết duy lý phê phán, Pốppơ đã thay thế hệ thống quan điểm thực chứng mới bằng hệ thống quan điểm hậu thực chứng, trong đó, điều quan trọng là bổ sung thêm vào sự hợp lý của phương pháp tiếp cận phản thực chứng. Nó được thể hiện rõ nhất ở 2 nguyên lý mới, đó là:
1. Nguyên lý phủ bác.
2. Nguyên lý phi quy giản.

C. Pốppơ và những người theo chủ thuyết duy lý phê phán cho rằng, tính khoa học hay chân lý khách quan đương nhiên phải được chứng thực, nghĩa là phải được kiểm tra bằng thực nghiệm nói riêng, thực tiễn nói chung. Nhưng chứng thực trên thực tế là một quá trình vô hạn, vì không chắc chấn rằng thực nghiệm mới nói riêng, thực tiễn mới nói chung lúc nào cũng xác nhận chân lý cũ. Trong khi đó, chỉ cần một phản thí dụ là lập tức tính tuyệt đối, phổ biến của chân lý cũ đã bị loại trừ. Do đó, phủ bác căn bản hơn là chứng thực, nó tạo ra động lực khắc phục sự trì trệ, giáo điều trong khoa học. Chân lý mới ra đời từ phủ bác chân lý cũ, nếu như vậy thì không thể quy giản lý thuyết về thực nghiệm, hoặc quy giản lý luận về thực tiễn được. Bởi vì, lý thuyết (lý luận) có tư cách độc lập với thực nghiệm (thực tiễn). Hơn thế nữa, lý thuyết (lý luận) còn chỉ đạo thực nghiệm (thực tiễn). Đó là thực chất của nguyên lý phi quy giản lý thuyết về thực nghiệm.

Hoá ra, quan hệ lý thuyết - thực nghiệm, lý luận - thực tiễn là một nan đề (vấn đề nan giải). Nan đề này thực chất là một song đề, một antinômi - vấn đề kiểu Cantơ. Đây là nan đề nhận thức luận. Nhưng, như đã biết, việc giải quyết các nan đề nhận thức luận không thoát khỏi nan đề cơ bản của triết học, đó là song đề tư duy - tồn tại, ý thức - vật chất, chủ quan - khách quan.

Trường phái thực chứng mới những tưởng thoát khỏi nan đề cơ bản của triết học, họ chủ trương đường lối thứ ba không duy vật, không duy tâm. Nhưng rốt cuộc họ vẫn phải dao động giữa thái cực đó.

Phương thức tổng - tích hợp các lý thuyết vốn đối lập, loại trừ lẫn nhau tạo ra lý thuyết mới cũng đã từng diễn ra trong lịch sử triết học. Điển hình nhất là sự ra đời của triết học mácxít. Đứng trước sự đụng độ, đối đầu giữa hai lý thuyết cực đoan, một bên là chủ nghĩa duy tâm biện chứng của G.W.F.Hêgen, còn bên đối lập là chủ nghĩa duy vật siêu hình của L.Phoiơbắc, C.Mác và Ph.Ăngghen đã lựa chọn "hạt nhân hợp lý” trong chủ nghĩa duy tâm biện chứng của Hêgen - phép biện chứng và "hạt nhân hợp lý” trong chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoiơbắc - chủ nghĩa duy vật để tiến hành tổng - tích hợp và đạt tới chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Ngày nay, trong triết học đương đại, những nỗ lục tổng - tích hợp hai chủ thuyết thực chứng và phản thực chứng vốn đối lập, loại trừ nhau, chẳng hạn hậu thực chứng và hậu hiện sinh, là những bằng chứng mới cho khả năng hoá giải các nan đề lý thuyết kể từ các nan đề lý thuyết như:

1/ Vật chất - Ý thức, 2/ Tồn tại - Tư duy, 3/ Khách quan - Chủ quan, 4/ Cảm tính - Lý tính, 5/ Kinh nghiệm - Lý thuyết, 6/ Thực tiễn - Lý luận… đến các nan đề lý thuyết hiện đại, như 1/ Lý tính - Phi lý tính, 2/ Nhân bản - Phi nhân bản, 3/ Khoa học - Phản khoa học...

Khả năng hoá giải đó là những thành tựu mới của logic học. Như đã biết, bản thân logic học - công cụ của tư duy đúng đắn cũng rơi vào nan đề lý thuyết. Nan đề cơ bản nhất là sự đối lập, loại trừ nhau giữa hai khung mẫu (Paradigm), hệ chuẩn: logic hình thức và logic biện chứng. Khung mẫu logic hình thức do Arixtất đặt nền móng, còn khuôn mẫu logic biện chứng do Hêgen đặt cơ sở. Hệ nguyên lý, quy luật cơ bản của hai khung mẫu logic cực đoan này có thể được đối chiếu, so sánh như sau:

Logic hình thức (A)

Logic biện chứng (H)

1. Nguyên lý cô lập1 . Nguyên lý liên hệ
2. Nguyên lý bất biến2. Nguyên lý biến hoá
3. Quy luật đồng nhất3. Quy luật mâu thuẫn biện chứng
4. Quy luật phi mâu thuẫn4. Quy luật lượng đổi dẫn tới chất
đổi và ngược lại
5. Quy luật bài trung5. Quy luật phủ định của phủ định

Từ hai hệ nguyên lý, quy luật cơ bản này phát triển lên, sẽ có hai hệ quy tắc, lược đồ logic trái ngược nhau. Chẳng hạn, thao tác phủ định trong logic hình thức (A) cho ta kết quả phủ định của phủ định bằng khẳng định ban đầu, trong khi đó, đối với logic biện chứng (H), phủ định của phủ định không bằng khẳng định ban đầu Nói một cách hình ảnh, phủ định của phủ định trong logic hình thức (A) tạo ra vòng tuần hoàn khép kín, trong khi đó, phủ định của phủ định trong logic biện chứng (H) tạo ra vòng xoáy trôn ốc, có vẻ như quay lại trạng thái ban đầu, nhưng ở trình độ cao hơn, theo chiều hướng tiến bộ. Lược đồ logic suy diễn theo logic hình thức (A) dựa trên tam đoạn luận (xuất phát từ hai tiền đề tất yếu suy ra một kết luận hợp logic). Trong khi đó, lược đồ logic suy diễn theo logic biện chứng (H) lại dựa trên tam đoạn thức: chính đề - phản đề - hợp đề.

Sự phát triển của logic học hiện đại diễn ra theo cả hai khuynh hướng: một là, hoàn thiện các khung mẫu logic cổ điển và hai là, tổng - tích hợp lý thuyết để có lý thuyết logic mới.
Thành tựu nổi bật nhất của quá trình hoàn thiện khung mẫu logic cổ điển là giai đoạn logic toán của logic hình thức. Bằng phương pháp toán học hoá logic hình thức (A), logic hình thức trở thành logic toán. Logic toán không thay đổi hệ nguyên lý và quy luật cơ bản của logic hình thức (A), mà chỉ thay đổi ngôn ngữ (từ ngôn ngữ tự nhiên sang ngôn ngữ ký hiệu) và thay đổi cách thức lập luận (từ lập luận tự nhiên sang lập luận dựa trên các phép toán, như hàm chân lý, đại số logic, phép tính logic tiên đề hoá...) Nhằm khắc phục những hạn chế cơ bản của logic hình thức (A), người ta đã tiến hành biện chứng hoá logic hình thức. Kết quả là đã xuất hiện nhiều khuynh hướng logic hiện đại, phi cổ điển. Đó là:

Logic đa trị.
Logic mờ.
Logic tình thái.
Logic kiến thiết.

Logic đa trị thay thế nguyên lý lưỡng trị chân lý bằng nguyên lý đa trị chân lý, trong đó logic lưỡng trị chân lý chỉ là trường hợp đặc biệt, tới hạn. Logic mờ thay thế nguyên lý cô lập bằng nguyên lý liên hệ, liên thông, liên kết, trong đó, cô lập chỉ là trường hợp đặc biệt, tới hạn. Logic tình thái thay thế nguyên lý nhân - quả giản đơn bằng nguyên lý nhân - quả biện chứng, rằng không chỉ một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, mà còn có nhiều biểu hiện khác nữa do các quan hệ tất yếu - ngẫu nhiên, hiện thực khả năng can thiệp vào tương tác nhân quả. Logic kiến thiết thì thay thế nguyên lý (quy luật) bài trung trừu tượng bằng nguyên lý (quy luật) bài trung cụ thể.

Các khuynh hướng logic phi cổ điển này, một mặt, có thể coi như kết quả biện chứng hoá logic hình thức, mặt khác, cũng có thể coi như kết quả hình thức hoá logic biện chứng. Do đó, chúng là sản phẩm của tổng - tích hợp hai khung mẫu logic A và H vốn đối lập, loại trừ nhau trong logic học truyền thống.

Thiếu sót cơ bản của khung mẫu logic hình thức (A) là giản đơn, dễ bị tuyệt đối hoá để trở thành siêu hình, phản biện chứng, nghĩa là phi thực tế. Còn hạn chế cơ bản của khung mẫu logic biện chứng (H) là không chỉ ở chủ nghĩa duy tâmkhách quan trong lập trường triết học của Hêgen mà còn ở chỗ, ngay cả sau khi đã lọc bỏ chủ nghĩa duy tâm khách quan, nó vẫn quá thiên lệch về phía đề cao nguyên lý liên hệ và biến hoá. Nói một cách khái quát, nó thiếu quan điểm về toàn thể biện chứng (Holistic Dialecties) - quan điểm phù hợp nhất với thực tế. Như đã biết, lược đồ thao tác logic cơ bản của logic biện chứng (H) là tam đoạn thức: 1. Chính đề 2. Phản đề 3. Hợp đề. Lược đồ này quán triệt hai nguyên lý và ba quy luật cơ bản của logic biện chứng (H). Nhưng hệ thống nguyên lý và quy luật logic biện chứng (H) này có nhiều thiếu sót và bất cập. Một là, nó chỉ ghi nhận mâu thuẫn như là hạt nhân của phép biện chứng, chỉ chú ý đến một loại mâu thuẫn là mâu thuẫn đối kháng giữa chính đề và phản đề. Hai là, nó không làm rõ nguyên đề như một khối thống nhất, bất phân trước khi diễn ra phân hoá và mâu thuẫn. Ba là, hợp đề bị đồng nhất với tích hợp tiến bộ, hơn nữa, bị dừng lại tuyệt đối, nghĩa là rất cuộc, lại rơi vào siêu hình, phản biện chứng.

Nhằm khắc phục những hạn chế căn bản đó trong quan niệm về tam đoạn thức biện chứng của Hêgen, ta phải cải tiến để có tam đoạn thức mới, thể hiện quan điểm toàn thể biện chứng. Nó có dạng hình thức hoá sau đây:
…(l) Nguyên đề ...(2) Phân đề ...(3) Hợp đề...

Trong tam đoạn thức cải tiến này, ta cần lưu ý mấy điều quan trọng: thứ nhất, nguyên đề chính là hợp đề (nguyên hợp) của vòng khâu trước, còn hợp đề chính là nguyên đề (thống hợp) của vòng khâu sau, nghĩa là, quá trình biện chứng là vô hạn, mà (nguyên đề - phản đề - hợp đề) chỉ là một vòng khâu. Thứ hai, phân đề không đồng nhất với phân đôi mâu thuẫn, không đồng nhất với mâu thuẫn đối kháng dưới dạng chính đề - phản đề, vì còn có nhiều dạng khác đối kháng, khác mâu thuẫn. Biện chứng là biến hoá, biến hoá là phân hoá, tức là đa dạng hoá, mà mâu thuẫn chỉ là hạt nhân, đối kháng chỉ là trường hợp đặc biệt. Thứ ba, hợp đề không đồng nhất vôi tích hợp tiến bộ, bởi tích hợp tiến bộ chỉ là một xu hướng, một kết quả tiến hoá chứ không phải là duy nhất. Tích hợp tiến bộ là duy nhất chỉ có trong huyền thoại hoặc ước mơ hão huyền chứ không có trong thực tế. Tiến hoá trong thực tế có nhiều khả năng, không loại trừ khả năng suy thoái, thậm chí bị huỷ diệt.

Cơ sở lý thuyết của quan điểm toàn thể biện chứng ít nhất cũng phải dựa trên các nguyên lý và quy luật cơ bản sau đây:

1. Nguyên lý tương đối.
2. Nguyên lý bổ sung.
3. Nguyên lý thống nhất đa dạng.
4. Nguyên lý (quy luật) mâu thuẫn biện chứng.
5. Nguyên lý (quy luật) nhân quả.
6. Nguyên lý (quy luật) lượng đổi dẫn tới chất đổi và ngược lại.
7. Nguyên lý (quy luật) phủ định biện chứng.

Những nguyên lý và quy luật cơ bản nêu trên là kết quả tổng - tích hợp hạt nhân hợp lý của các lý thuyết hiện có, đặc biệt là các lý thuyết tương phản, vốn loại trừ lẫn nhau.
Nguyên lý tương đối ghi nhận một thực tế là mọi sự vật, hiện tượng đều có tính tương đối, chẳng hạn quan niệm của thuyết âm - dương trong kinh dịch: trong âm có dương, trong dương có âm. Nguyên lý tương đối là thành quả vĩ đại của triết học và khoa học, từ tương đối vật lý đến tương đối tâm lý và đến tương đối văn hoá. Trong logic học cũng vậy, mối liên hệ đương nhiên là có tính tương đối, nhưng cô lập cũng chỉ là tương đối, không có cô lập tuyệt đối.

Nguyên lý bổ sung cũng là một thành tựu quan trọng khác của triết học và khoa học. Nó không chỉ thừa nhận một thực tế là mọi sự vật, hiện tượng đều có lưỡng tính (tính hai mặt), mà còn thừa nhận sự đa dạng về thuộc tính và quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng. Đa dạng này vừa là hiện thực, vừa là tiềm năng, nghĩa là, về nguyên tắc, có tính vô hạn. Bổ sung không chỉ là hiện thực (đương đại) mà còn là lịch đại, nghĩa là tiếp diễn mãi theo trục thời gian từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

Nguyên lý thông nhất đa dạng thừa nhận một thực tế là, mặc dù các sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quan hệ vô cùng đa dạng nhưng vẫn có sự thống nhất nào đó Đa dạng mà thống nhất, thống nhất trong đa dạng - đó là biện chứng của tồn tại và cả của biến đổi, phát triển.

Nguyên lý (quy luật) mâu thuẫn biện chứng thừa nhận mâu thuẫn biện chứng (tức là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập) vừa là cơ sở của tồn tại, vừa là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động, phát triển.

Nguyên lý (quy luật) nhân quả ghi nhận mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả: một là, có tính tương đối, hai là, có tính bổ sung, ba là, có tính thống nhất đa dạng và bốn là, một cặp mâu thuẫn biện chứng. Nó thừa nhận mọi sự vật, hiện tượng đều là kết quả của những nguyên nhân nhất định nào đó, đồng thời, chúng lại trở thành nguyên nhân gây ra những kết quả nhất định khác. Chuỗi nhân quả là vô hạn và là vô hạn về nguyên tắc, nhưng ở mỗi một vòng khâu thì nhân quả lại có tính hữu hạn, một tính hữu hạn tương đối.

Nguyên lý (quy luật) lượng đổi dẫn tới chất đổi và ngược lại ghi nhận phương thức cơ bản của biến hoá biện chứng, đó là sự chuyển hoá qua lại giữa số lượng và chất lượng. Số lượng tăng/giảm tất yếu dẫn tới sự thay đổi chất lượng (có thể tích cực hoặc tiêu cực), ngược lại, chất lượng thay đổi tất yếu dẫn tới sự tăng/giảm số lượng. Sự chuyển hoá qua lại giữa số lượng và chất lượng là một quá trình có thể từ từ tiến triển, có thể đột biến, cách mạng.

Nguyên lý (quy luật) phủ định biện chứng ghi nhận chiều hướng và kết quả của biến hoá biện chứng về nguyên tắc là có tính đa dạng: có thể là phủ định có kế thừa hạt nhân hợp lý/không hợp lý của cái bị phủ định theo nghĩa đổi mới, hoặc cũng có thể là phủ định theo phương thức xoá bỏ - thay thế và làm xuất hiện cái mới hoàn toàn. Do vậy,.phủ định của phủ định (phủ định liên tiếp hai lần) không thể lặp lại nguyên xi khẳng định ban đầu. Nếu theo kiểu thứ nhất (phủ định có kế thừa) thì phủ định của phủ định sẽ tích luỹ hạt nhân hợp lý/không hợp lý của khẳng định ban đầu. Còn theo kiểu thứ hai (phủ định theo phương thức xoá bỏ - thay thế) thì có hai khả năng: một là, có thể dường như quay lại cái khẳng định ban đầu nhưng ở trình độ cao hơn (tiến bộ), hai là, rất có thể vẫn dường như quay lại cái khẳng định ban đầu nhưng ở trình độ thấp hơn (thoái bộ).

Vận dụng quan điểm toàn thể biện chứng với hệ nguyên lý và quy luật cơ bản nêu trên để giải quyết vấn đề song đề lý thuyết (tức là antinômi - vấn đề kiểu Cantơ), ta có thể xây dựng lược đồ logic hoá giải các nan đề lý thuyết dưới dạng toàn đồ biện chứng (Dialectical Hologram). Toàn đồ biện chứng hoá giải song đề lý thuyết là toàn đồ biện chứng theo tam đoạn thức sau đây:
1 . Chính đề: hoặc là... hoặc là...
2. Phản đề: vừa là... vừa là...
3. Hợp đề: vấn đề không phải thế, mà là…

Tổng - tích hợp toàn thể biện chứng có phân biệt (hoặc/và không phân biệt), điều chỉnh (hoặc/và không điều chỉnh), thay đổi (hoặc/và không thay đổi) khinh - trọng mà dưới đây được gọi tắt là toàn thể biện chứng khinh - trọng.

Quan điểm toàn thể biện chứng khinh - trọng (hay toàn đồ biện chứng khinh - trọng) là thành quả mới của trào lưu tổng - tích hợp lý thuyết trong triết học và khoa học đương đại. Nó là cơ sở lý thuyết của triết học mới. Theo tinh thần phủ định biện chứng có kế thừa hạt nhân hợp lý của những cái bị phủ định, nó không loại trừ hạt nhân hợp lý của các triết thuyết hiện có. Hơn thế nữa, theo nguyên lý tương ứng, nó coi các triết thuyết có lập trường cực đoan, duy vị như là những trường hợp đặc biệt, tới hạn. Ngay cả quan điểm chiết trung trong triết học cũng có hạt nhân hợp lý của nó.

Thế ứng xử phân biệt khinh - trọng là hợp lý. Nhưng nếu cố chấp khinh - trọng thì tất yếu sẽ rơi vào cực đoan, duy vị. Coi trọng vật chất quá mức, quá lâu thành duy vật. Trái lại, coi trọng phi vật chất, coi trọng ý thức quá đáng, quá lâu thành duy tâm. Duy lý là do tuyệt đối hoá vị trí, vai trò của lý tính, trái lại, duy cảm là do tuyệt đối hoá vị trí, vai trò của cảm tính.

Nếu có bình quân khinh - trọng thì có nghĩa là chiết trung. Có thể coi nhị nguyên luận là một kiểu chiết trung nhằm thoát ra khỏi nguyên tắc bài trung của thể đối lập, loại trừ nhau giữa các nhất nguyên luận duy vật hoặc là duy tâm, duy lý hoặc là duy cảm...

Nếu không phân biệt khinh - trọng theo kiểu ứng xử "ba phải" thì có hợp lý không? "Ba phải" trong triết học cũng có hạt nhân hợp lý của nó. Nó hợp lý ở chỗ vừa có phân biệt, vừa không phân biệt khinh - trọng. Tuy thực tế, có những trường hợp, những trạng thái của sự vật, hiện tượng hỗn loạn, vô trật tự, nghĩa là không có phân biệt khinh - trọng. Cũng không loại trừ trường hợp, trạng thái của sự vật, hiện tượng thuần nhất, đồng nhất, chưa có hoặc không cần có phân biệt khinh - trọng. Như vậy, "ba phải" thực chất là "tuỳ cơ ứng biến", một cách ứng xử khá linh hoạt, không cố chấp.

Nhận thấy được hạt nhân hợp lý của các lý thuyết khác nhau, đặc biệt là của các lý thuyết đối lập là điều rất quan trọng. Bởi vì, điều đó giúp ta linh hoạt, không cố chấp trong vận dụng thực tế. Có thể thấy, đây là một nguyên tắc quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người cho rằng: "Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách của nó phù hợp với điều kiện của nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao. Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội...

Văn hoá Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại... Tây phương hay Đông phương có cái gì tất ta học lấy để tạo ra một nền văn hoá Việt Nam”.

Như vậy, tổng - tích hợp lý thuyết có hai cấp độ logic: một là, logic ứng dụng lý thuyết và hai là, logic nghiên cứu lý thuyết. Trong vận đụng lý thuyết, tuỳ theo đặc điểm đối tượng cụ thể, người ta có thể và cần phải tổng - tích hợp hạt nhân hợp lý của các lý thuyết khác nhau, thậm chí đối lập nhau để có được toàn diện biện chứng đối tượng. Còn trong kiên tạo, xây dưng lý thuyết mới, người ta cũng có thể và cần phải tổng - tích hợp hạt nhân hợp lý của các lý thuyết khác nhau, thậm chí đối lập, loại trừ nhau để đạt tới toàn đồ biện chứng có phân biệt (hoặc/ và không phân biệt, điều chỉnh (hoặc/và không điều chỉnh), thay đổi (hoặc/và không thay đổi) khinh - trọng.

Tiến trình phát triển của tư duy lý luận hiện đại đang tiếp diễn theo phương hướng tiến bộ đó.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học thế kỷ XXI: Vượt ra ngoài quy giản luận

    16/03/2015Đặng Mộng LânChúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được chờ đợi sẽ xuất hiện cuộc cách mạng khoa học mới. Cuộc cách mạng khoa học lần thứ ba này sẽ là như thế nào?
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Sự phân tích triết học các khuynh hướng khác nhau trong lập luận toán học

    14/09/2006Vũ Văn ViênXuất phát từ những quan điểm triết học đa dạng và khác nhau, nhiều khuynh hướng trong lập luận toán học đã tiếp cận một cách siêu hình về bản chất của các tiền đề nhận thức luận của toán học và từ đó, đã dẫn tới những hạn chế cơ bản của lĩnh vực này...
  • Về cặp phạm trù “cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất” trong phép biện chứng của Hegel

    27/08/2006TS. Phạm Chiến KhuĐối với các nhà triết học cũng như những người quan tâm đến triết học, hầu như không có cặp phạm trù nào trong phép biện chứng của Hegellại dễ bị hiểu sai và xa lạ như cặp phạm trù "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất"...
  • Sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó

    23/08/2006Nguyễn Thanh TânTư duy con người luôn là một trong những vấn đề lớn của triết học. Nhưng tư duy là gì thì cho đến nay, vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong bài viết này, trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng tôi muốn góp thêm một ý kiến nhằm làm rõ sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó...
  • Tính phức tạp trong việc sử dụng các thuật ngữ triết học

    30/06/2006Nguyễn Ngọc HàNhư ta đã biết, khi trình bày ý nghĩ và tư tưởng của mình, mỗi người đều buộc phải sử dụng các thuật ngữ hay tín hiệu, ký hiệu nào đó. Thuật ngữ nào cũng có nghĩaxác định. Vấn đề là ở chỗ, giữa thuật ngữ và nghĩa của nó bao giờ cũng có quan hệ phức tạp.Tình hình phức tạp đó có ở mọi lĩnh vực của nhận thức: triết học, các khoa học khác, các loại hình nghệ thuật, văn hoá…
  • Khuôn mẫu mới của khoa học đang xuất hiện

    29/04/2006Đặng Mộng LânChúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được chờ đợi sẽ xuất hiện một cuộc cách mạng khoa học mới. Cuộc cách mạng đó sẽ như thế nào? Phải chăng trước hết nó cũng sẽ là một cuộc cách mạng về vật lý học với sự phá vỡ khuôn mẫu hiện đang tồn tại, hay nó sẽ là một cuộc cách mạng trong sinh học với sự khám phá ra nguồn gốc của sự sống và còn hơn thế, nguồn gốc của ý thức, một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận các vấn đề về tự nhiên và xã hội và do đó, sự hình thành một cái nhìn mới về thế giới, cách tiếp cận đang thống trị đã tỏ ra có những giới hạn?
  • Cái riêng và cái chung: một số vấn đề cần quan tâm

    27/04/2006TS. Nguyễn Ngọc HàMột số vấn đề về cái riêng và cái chung ít được trao đổi trên các sách báo triết học nhưng lại cần được làm sáng tỏ. Những ý kiến được trình bày trong bài viết còn phải tiếp tục được trao đổi để tiến tới một sự hiểu biết đầy đủ và đúng biện chứng cái riêng, về cái chung và về phép biện chứng...
  • Tư duy hệ thống

    25/04/2006Ngô Trung ViệtNhân loại đã thành công qua thời gian trong việc chinh phục thế giới vật lý và trong việc phát triển tri thức khoa học bằng việc chấp thuận phương pháp phân tích để hiểu vấn đề. Phương pháp này gồm bẻ vấn đề thành các cấu phận, nghiên cứu từng phần cô lập và rồi rút ra kết luận về cái toàn thể. Loại tư duy tuyến tính và máy móc này đang ngày một trở nên không hiệu quả khi đề cập tới các vấn đề hiện đại...
  • Một phương thức tư duy mới

    19/04/2006Edgar Morin (Nhà xã hội học)Ngày nay trong bối cảnh mọi tri thức chính trị, kinh tế, nhân chủng học, sinh thái học đã trở thành toàn cầu, đòi hỏi phải đặt mọi nhận thức về thế giới theo một hình thức tư duy mới...
  • Những đặc trưng cơ bản của phạm trù quy luật

    08/04/2006Phạm Văn ĐứcNgười ta thường xác định nhiệm vụ của khoa học là tìm ra những quy luật của các hiện tượng trong lĩnh vực mà nó nghiên cứu. Những vấn đề liên quan đến phạm trù quy luật, suốt một thời gian dài, tưởng chừng đã được giải quyết xong xuôi, nhưng hiện nay lại nổi lên như một vấn đề có tính thời sự đặc biệt...
  • Về mối quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận trong triết học Hêgen

    04/01/2006Nguyễn Ngọc KháVấn đề mối quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận đã được nhiều nhà triết học trước Mác xem xét, đặc biệt nó được nghiên cứu khá chi tiết trong triết học Hêgen...
  • Xã hội học: Vấn đề nâng cấp và nguyên lý phát triển tri thức

    16/12/2005Lê Ngọc HùngVấn đề hiện nay của sự phát triển tri thức xã hội học không phải là ở chỗ nghiên cứu trên cấp độ này mạnh hơn trên cấp độ kia mà ở chỗ khoảng cách ngày càng dãn sâu giữa hai thái cực – cấp độ "lý thuyết và thực nghiệm”, "cơ bản và ứng dụng”, "đại cương và chuyên ngành". Mối liên hệ giữa “nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu quan sát thực nghiệm "còn rất lỏng lẻo và nhiều khi thiếu chuẩn xác"2. Từ đó nảy sinh nhu cầu nâng cấp trí thức xã hội học ngang tầm đổi mới kinh tế - xã hội đất nước ta trên đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
  • Tư tưởng hệ hóa và nghiên cứu ứng dụng

    15/11/2005Đỗ LongKhi một hệ tư tưởng đã hình thành thì đồng thời cũng xuất hiện khả năng và nhu cầu tư tưởng hệ hóa. Và khi hệ tư tưởng đã chiếm địa vi thống trị thì quá trình tư tưởng hệ hóa càng có điều kiện thực hiện...
  • Những vấn đề triết học của Điều khiển học

    13/11/2005Sự phát triển của điều khiển học chứng tỏ rằng các lĩnh vực tổng hợp của các khoa học là những điểm hết sức quan trọng của quá trình hình thành nên cái quan trọng của quá trình hình thành nên cái quan trọng có tính chất cơ bản và cái mới có tính chất nguyên tắc trong các tri thức về thế giới.
  • xem toàn bộ