Về sức khoẻ của tư duy
Không khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chựu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
Nhưng tại sao không?
Trước hết, thực tế đã bác bỏ một sự khái quát vội vã cái nghịch lý: trẻ mà bảo thủ, già mà cách tân! Quả là nghịch lý, nếu có đầy đủ dữ kiện để có thể rút ra kết luận ấy. Nhưng cuộc, may thay đã không tồn tại quá nhiều nghịch lý như vậy. Ngược lại, trong những ngổn ngang bề bộn củaguồng máy xã hội đang vận hành, sức trẻ đang là dòng chảy mạnh mẽ,hối hả lao về phía trước. Cũng có thể có sự cuốn hút nhất thời của một bộ phận nhỏ nhoi nào đó trong dòng chảy đó nhưngvề đại thể, không có một lực đẩy khởi nguồn từ sức trẻ của tư duy, của bầu nhiệt huyết còn rất sung sức ứtràn trong tim, thì không thể có sự tuôn trào đó. Trong sự nghiệp Đổi Mới nhằm khởi động quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, tuổi trẻ là đội quân chủ lực, là lực lượng xung kích, đó là một thực tế sống động. Mà hành động là minh chứng cho sự nhạy bén với cái mới. Mặt khác, chính tư tưởng mới, tình cảm mới, hoặc nói chính xác hơn, tu duy mới chỉ đạo cách làm, dẫn dắt tình cảm và tạo ra bản lĩnh hành động.
Vàsự mới cũ trong tư duy lại không chỉ đơn thuần lệ thuộc vào tuổi tác mà chủ yếu được quyết định bởi chiều sâu văn hoá. Tôi nói chủ yếu, có nghĩalà ngoài văn hoá ra, còn một số yếu tố khác nữa, song văn hoá là cái quyết định nhất. Vì tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thứccủa con người mà văn hoá chính là cái nền vững chắc của sự nhận thức ấy.
Cho nên, có người tuổi tuy cao, song vì cái chiều sâu văn hoá đã tạo ra một sức tươi trẻ cho bộóc cho đời sống tâm hồn, nên họ vẫn có thể bắt nhịp được với cuộc sống với những biến động mới. Nói cách khác, bộ óc của họ vẫn tiếp tục nhận được thông tin, vẫn xử lý được thông tin để biến chúng thành tri thức, giúp vào việc nhận thức cuộc sống một cách đúng đắn và cập nhật. Thế là, con người ấy nhờ có một tầm văn hoá cao hướng dẫn, chỉ đạo cách nhìn, cách phân tích những sự kiện của cuộc sống, nên đã hình thành một tư duy lành mạnh và khoe khoắn, bắt kịp với sự vận động của cuộc sống. Đó là một tư duy đổi mới. Không nhiều những con người như vậy, song cũng không là quá hiềm.
Xin gợi ra đây một trong những ví dụ mà tôi nghĩ là rất tiêu biểu, đó là tầm cao văn hoá làm nềncho tư duy đổi mới của các tác giả cuốn sách “văn hoá và đổi mới” nhà văn hoá lớn Phạm Văn Đồng khi viết cuốn sách này, ông đã bước gần đến tuổi 90!
Tôi sẽ không làm cái công việc kể lại nội dung rất phong phú củacuốn sách mỏng với 128 trang khổ nhỏ ra đời năm 1994. Chính vào thời điểm này, ông nêu nhiều ý tưởng: “chúng ta đang đi trên một con đường chưa có bản đồ”.
Bốn năm sau, tôi đọc được trên một cuốn sách do Rowan Gibson biên tập từ những cuộc thảo luận của nhiều nhà khoa học hàng đầu ở mỹ về một chủ đề cực kỳ lý thú: phải tư duy lại về tương lai “Rethinking The Future: Business, priciples, competition, control & complexity, leadership, markets and the world” (Nicolas Brealey publishing 1997) những ý tưởng tương tự: “Con đường mà chúng ta đang đi trong nhiều thập kỷ qua đã đến chỗ kết thúc. Từ đấy trở đi, cuộc hành trình đi đến tương lai sẽ là diễn biến nằm ngoài kinh nghiệm đã trải qua và chúng ta cần phải thay đổi tư duy một cách tương ứng. “Tôi muốn nói đến sự bắt gặp của nhưng ý tưởng mạnh mẽ, vừa phản ánh những ý tưởng mạnh mẽ, vừa phản ánh những bước đi của cuộc sống, vừa có sức cổ vũ những bước đi ấy!
Cũng trong cuốn sách này, tôi cứ nghiền ngẫm mãi ý tưởng: “sự thật là tương lai sẽ không phải là sự tiếp tục của quá khứ. Nó sẽ là một chuỗi các gián đoạn… các con đường đều mang tính chất tuyến tính, và lối mòn tư duy tuyến tính là vô ích trong một thế giới phi tuyến tính. Thay vào đó, chúng ta phải tạo ra bước nhảy trí tuệ từ tuyến tính. Từ cái đã biết sang cái chưa biết.” Nhữngý tưởng này khiến tôi nhớ lại khuyến cáo của tác giả “Văn Hoá và Đổi Mới” đã nêu ra trước đó 4 năm mà tôi thường hay trích dẫn trong các bài viết của mình: “trong lịch sử chưa có một mô hình xã hội chủ nghĩa nào, thậm trí các nhà sáng lập học thuyết Mác Lênin cũng chưa bao giờ đề ra một định nghĩa có tính chất hình mẫu về chủ nghĩa xã hội khoa học, chính khoa học là ở chỗ đó… Chúng ta đang gánh vác một trọng trách chưa có tiền lệ… Chúng ta phải lớn lên của văn hoá và trí tuệ.”
Quả thật, khi đã đứng ở những tầm cao văn hoá, những tư tưởng lớn rất rễ bi gặp nhau. Tầm văn hoá ấy cũng là tầm tư duy. Tầm tư duy khoáng đạt, mạnh mẽ vừa là sự phản ánh sinh động cuộc sống đang dồn dập biến động vừa có sức thúc đẩy sự vận động ấy. Đó cũng chính là tư duy đổi mới. Nó không lệ thuộc vào tuổi tác là vì vậy. Cho nên, dù tuổi trẻ song không làm cho bộ óc mình biết cách tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin, ăn ngon, ngủ yên trên cái vốn tri thức hết sức nghèo nàn của mình thì tư duy lẩm cẩm, bảo thủ cũng là chuyện dễ hiểu. Sự già cỗi của trí óc đáng sợ gấp nhiều lần sự già cỗi của cơ thể. Khi một nguời trẻ tuổi già nua về trí tuệ và ốm yếu trong cảm nhận cuộc sống thì anh ta (hay chị ta) đã tự đắp chiếu cho mình tuy rằng y vẫn đi lại, nói cười.
Văn hoá, nâng cao bản lĩnh văn hoá, đó là bài tập dưỡng sinh của tư duy lành mạnh, sống động và khoáng đạt. Tuổi trẻ cần có kiểu tư duy như vậy. Một tư duy đổi mới. Với SV, tôi nghĩ đây sẽ là và nên là phẩm chất hàng đầu cần phải tự rèn luyện vì nó sẽ quyết định toàn bộ sự nghiệp họ khi đảm trách nhiệm đòi hỏi của cuộc sống.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900