Cẩm nang tư duy

Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
10:54 CH @ Thứ Hai - 02 Tháng Hai, 2009

Các bạn thân mến,

Như tôi đã cam kết với Ban Biên Tập chungta.com, trong khoảng thời gian 10 ngày trong mỗi tháng, sẽ cập nhật Mục Tư duy (thường xuyên treo trên góc trái Home Page) với những Slide bổ xung và dần dần diễn giải tính ứng dụng và sự thú vị của Tư duy.

Tôi đã tổng kết những mô hình tư duy đó và sử dụng rất nhiều và có hiệu quả rõ ràng trong các chương trình giảng dạy, tư vấn và làm việc của mình. Những lần hướng dẫn Đối tác áp dụng nó trong cải tiến công việc, nghiên cứu một vấn đề mới, cho đến sáng tạo nên một loại Sản phẩm/ Dịch vụ mới rất dễ dàng và hữu ích... Điều tuyệt vời hơn, như một phần thưởng tinh thần cho cá nhân tôi là các Bạn, hay Đối tác ngay sau lần trực tiếp hướng dẫn đã có thể sử dụng nó như công cụ tư duy của chính họ trong công việc hàng ngày!

Tôi vẫn chủ trương trình bày nó dưới dạng sơ đồ với những dẫn giải rất ngắn, xúc tích và đòi hỏi Bạn đọc có tinh thần thư thái, cởi mở cách nghĩ, không hiểu ngay thì thôi, đừng có bắt ép mình mà mệt mỏi... Bản thân cái cách như thế cũng có tác dụng làm chúng ta quen với việc Tư duy như một việc nhẹ nhàng, giải trí và đặc biệt điều chỉnh tâm thế của mình tĩnh lặng hơn... chắc chắn các Bạn sẽ hiểu! Hơn nữa Tư duy đó là việc thường xuyên và lâu dài với Triết lý: Tôi tư duy là tôi Tồn tại! Và vì là chia sẻ, tự nguyện như mong muốn đem cái hay mà mình thấy hữu ích đến mọi người... còn đúng thế nào, dùng tiếp như thế nào là cách của mỗi Bạn. Newton chả giữ cái Định luật Vạn vật Hấp dẫn cho riêng mình - nó vốn là của Vũ trụ... và mãi sau này con người mới ứng dụng được Định luật đó, không ở chỗ thay đổi được nó mà vĩ đại là hiểu thấu đáo và vận dụng được nó mà làm ra được con Tàu không gian với đường bay như thế nào dễ dàng và tốn ít nhiên liệu nhất!

Tư duy là quá trình vận động đặc biệt phức tạp của Não... Nhưng hơn hẳn những loài động vật có Não (hệ thần kinh trung ương) khác, là ở Con người - đó không chỉ là quá trình phản ứng hóa sinh hay xử lý thông tin thông thường của Não đối với những thông tin tiếp nhận được thông qua các Giác quan động vật - mà hơn thế, là sự kết nối - tôi gọi là 'mạng logic' giữa những 'Trung khu thần kinh' chuyên biệt... Động lực của sự kết nối này là Lý giải Sự vật Hiện tượng + Tự Hoàn Thiện Nhận Biết.... đặc biệt ở Con người...

Sự tiếp nhận của chúng ta, thông thường bằng cách Hiểu (ví dụ người khác nói, trình bày sao cho chúng ta hiểu được...) nghĩa là một điều mới đi vào được chúng ta bởi chúng ta hiểu nó. Do đó chính cái 'kiến thức hữu hạn trong bản thân ta' hóa ra lại là một cản trở cho việc tiếp nhận điều mới... (IQ)

Do vậy bằng cách thứ hai để tiếp nhận là Cảm nhận... (EQ), nhờ cách này chúng ta có khả năng tiếp nhận những điều mới lớn hơn và cởi mở hơn rất nhiều: ví dụ: nghe nhạc và lời Trịnh Công Sơn, rất nhiều người không hiểu, không diễn tả được bằng lời, bằng tri thức vốn có, nhưng Cảm Nhận được và rất thích, rất hướng thượng...

Tiếp nhận bằng cách thứ ba: là Đức Tin!!! Điều này đặc biệt quan trọng để chúng ta nung nấu cho một hành trình khó khăn, dài dằng dặc nhưng thánh thoát làm... cho việc tiếp nhận vô vàn những điều mới khác, không chỉ là nhất thời Sự vật Hiện tượng mà ta muốn biết... Ví dụ: Chúng ta làm sao mà đã hiểu được muôn vàn bí ẩn của Vũ trụ, của Cuộc sống...? Nhưng có Đức Tin (vào những Giá trị Tuyệt đối... bất chấp trình độ văn minh nhân loại cao hay thấp những Con người luôn tin tưởng, và dựa vào... để tiếp tục phát triển tư duy và cuộc sống...) Con người chúng ta dần dần sẽ tiếp cận được những điều cao siêu đúng với tinh thần tôi vô cùng tin và đã viết rằng : Con người là Một phần của Thương Đế!!!

Và để rộng đường hơn nữa cho sự chia sẻ và kích thích mỗi chúng ta tư duy theo cách của mình tôi thấy cần đưa đến Bạn đọc 4 slides dưới đây – Tôi đã giành một thời gian rất dài để chiêm nghiệm, đúc kết làm cẩm nang hướng dẫn Tư duy của chính mình…( sẽ thường xuyên xuất hiện ở góc trên bên trái web chungta.com như một nguồn tham khảo cho việc hiểu kĩ thêm những điều tôi hay các tác giả / bạn đọc khác đã từng viết trong các bài )

CẨM NANG TƯ DUY



>>
Xem trang Tác giả...

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Đôi nét về tư duy đa phức

    05/01/2009Nguyễn Mạnh Hào“Chúng ta còn luôn ở trong tiền sử của trí tuệ con người. Chỉ có tư duy đa phức mới cho phép văn minh hóa tri thức.”
  • Tư duy và thực tại

    12/11/2007SorosTôi bắt đầu với quan hệ giữa tư duy và thực tại, đặc biệt khi nó liên quan đến những chuyện xã hội. Tôi cần chứng tỏ cái gì là cái làm cho sự hiểu biết của chúng ta không hoàn hảo một cách cố hữu. Tri thức không vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta, nhưng khi đến các tình thế trong đó chúng ta là những người tham gia tích cực chúng ta không thể đặt cơ sở cho quyết định của mình chỉ riêng trên tri thức...
  • Tổng - tích hợp lý thuyết - một đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển tư duy lý luận

    16/09/2006TS. Tô Duy HợpGần đây, trong giới nghiên cứu triết học, ngày càng có nhiều tác giả quan tâm tớitrào lưu tổng - tích hợp lý thuyết. Chẳng hạn, trong bài viết Triết học phương Tây hiện đại:một cái nhìn kháiquát, Đỗ Minh Hợp đã ghi nhận các song đề lý thuyết trong triết học hiện đại:Triết học chống tôn giáo - triết học tôn giáo, Triết học thực chứng - triết học hiệnsinh, Triết học duy lý - triết học phi duy lý…
  • Sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó

    23/08/2006Nguyễn Thanh TânTư duy con người luôn là một trong những vấn đề lớn của triết học. Nhưng tư duy là gì thì cho đến nay, vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong bài viết này, trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng tôi muốn góp thêm một ý kiến nhằm làm rõ sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó...
  • Tư duy hệ thống

    25/04/2006Ngô Trung ViệtNhân loại đã thành công qua thời gian trong việc chinh phục thế giới vật lý và trong việc phát triển tri thức khoa học bằng việc chấp thuận phương pháp phân tích để hiểu vấn đề. Phương pháp này gồm bẻ vấn đề thành các cấu phận, nghiên cứu từng phần cô lập và rồi rút ra kết luận về cái toàn thể. Loại tư duy tuyến tính và máy móc này đang ngày một trở nên không hiệu quả khi đề cập tới các vấn đề hiện đại...
  • Một phương thức tư duy mới

    19/04/2006Edgar Morin (Nhà xã hội học)Ngày nay trong bối cảnh mọi tri thức chính trị, kinh tế, nhân chủng học, sinh thái học đã trở thành toàn cầu, đòi hỏi phải đặt mọi nhận thức về thế giới theo một hình thức tư duy mới...
  • Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein

    07/11/2005Nguyễn Huệ ChiĐột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu, có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội và nhân văn - phương pháp duy lý cổ điển [1] của phương Tây...
  • Định nghĩa về tư duy suy luận

    09/07/2005Tư duy suy luận nghĩa là cách suy nghĩ đúng đắn trong việc theo đuổi với tri thức thích hợp và đáng tin cậy về thế giới. Miêu tả cách khác đó là lối suy nghĩ đầy kỹ năng, có trách nhiệm, có suy tư và hợp lý được tập trung vào việc quyết định xem nên tin tưởng hoặc thực hiện điều gì.
  • Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào?

    05/11/2004Bùi Quang MinhTrong lao động và cuộc sống hàng ngày, bất cứ với ai, ở đâu và vào lúc nào cũng đều cần phải có tư duy chuẩn xác, chân thực và đúng đắn. Để đến được sự chuẩn xác trong suy nghĩ, mỗi chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu suy nghĩ sai lầm, thiển cận, chủ quan, thiếu chính xác và không ít trong số đó đã phải trả giá đắt. Đây là bài viết phân tích một số lỗi căn bản của quá trình tư duy...
  • xem toàn bộ