Sống với nghịch lý
Những nghịch lý về thời gian và công nghệ luôn luôn tồn tại và mỗi con người sẽ phải chọn cho mình cách ứng xử thích hợp để…
Do nghề nghiệp, lâu nay dĩ nhiên tôi là người hết sức hăng hái cổ vũ cho những chiếc máy tính (computer) kỳ diệu đang góp phần làm thay đổi toàn diện bộ mặt xã hội, cuộc sống của con người .
Khám phá sự chậm rãi
Bởi vậy tôi thật sự bị thu hút khi tình cờ đọc trên báo Tiền phong Chủ nhậtsố 49 (3/12/2000) đoạn trả lời phỏng vấn sau đây của nhà văn Đức Gunter Grass, người được giải Nobel văn học năm l999, với phóng viên báo Sự thật Thanh niên Nga (bản dịch của Ngân Xuyên):
"… Phóng viên: Bất chấp những tiến bộ của thời đại, ôngvẫn viết bằng tay và không thừa nhận computer? Vì sao vậy?
Gunter Grass: Tờ giấy cần phải được bôilên đó. Nó cho phép anh được hưởng khoái cảm nhìn thấy công việc của mình: Computer không tốt cho Văn học. Stain Nadolny, một tác giả Đức rất hay, có viết một cuốn sách tuyệt diệu tên là Khám phá sự chậm rãi (The Discovery of Slowness). Đó là cuốn sách giải thích sự cần thiết phải quay lại thời phát triển công nghệ tốc độ chậm, phù hợp với khả năng tư duy của chúng ta và sự phát triển của xã hội hơn. Chúng ta đã bị kiệt sức bởisự tăng tốc kéo dài. Chúng ta cho rằng thông tin - đó chính là tri thức, nhưng nhầm. Tri thức có được một cách chậm rãi (...)".
Thế đấy, hoá ra cái mà hàng ngày tôi vẫn rao giảng, ngợi ca đó lại chẳng có mấy giá trị ngay cả đối với những người được xếp vào hàng ngũđại trí thức của nhân loại cuối thế kỷ XX - và điều đó có nghĩa là càng vô giá trị đối với hàng triệu triệu những con người nghèo khổ, thất học trên khắp hành tinh, những kẻ chưa một lần được sờ mó vào (thậm chí nhìn thấy) cái được gọi là computer đó. Kể cũng lạ, đáng lẽ phải buồn chán vì một thực tế trần trụi như vậy thì tôi lại cảm thấy thú vị ngấm ngầm bởi đã tìm thấyở Gunter Grass một sự đồng cảm với những suy nghĩ hết sức tự nhiên nhưng lâu nay tôi vẫn không dám “thổ lộ” cùng ai vì mặc cảm phản bội nghề nghiệp".
Quả là bản thân tôi dù bên cạnh lúc nào cũng có máy tính nhưng không phải bao giờ cũng thích thú với việc dùng chúng, đặc biệt khi viết báo, viết sách. Tôi chỉ biết viết báo, viết sách khoa học chứ không biết viết văn như grass, nhưng dù vậy tôi vẫn cứ..muốn bôi lên giấy hơn là gõ lên bànphím máy tính. Chữ tôi của glassdùng thật "đắt". Bởi, trên giấy tôi không chỉ bôiđược chữ nghĩa mà còn cóthể bôi cả những đồ hình biến đổi kỳ dị theo dòng tư duy trừu tượng. Phải chăng “tinh hoa" (nêu có) cũng chỉ “phát tiết" được trên giấy chứ khó hiển thị được trên màn hình computer(?) Hơn nữa, cái việc bôiđó phải được thực hiện một cách từ từ, chậm rãi, lai rai chứ không thể theo tốc độ xử lý máy tính được. Cái “khóai cảm nhìn thấy công việc của mình” mà Glass nói đến là có thực, và có được chính là nhờ ở độ trễ của cái thao tác bôi dân dã đó. Nhưng đó là viết văn, và có thể cả viết báo, viết sách như tôi đã cảm nhận được. Còn nhiều công việc khác, chẳng hạn như trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, nhiều trường hợp chỉ có máy tính với hiệu năng xử lý và giao diện thân thiện tuyệt vời mới đủ sức đem lai khoái cảm của kết quả sáng tạo trong khoảng thời gian vật lý mà con người chấp nhận được. Chắc rằng còn có nhiều nhà văn và tất nhiên cũng có những người không đồng ý viết (kể cả viết sách khoa học) theo “công nghệ mì ăn liền”, “công nghệ hàng chợ” trong thời buổi kinh tế thị trường đồng cảm với glass.
Cuộc sống tăng tốc kéo dài
Tôi chưa được đọc quyển sách “Khám phá sự chậm rãi” của Stain Nodolny mà Glass đã dẫn ra. Chắc là có nhiều điều thú vị trong đó. Bản thân cái tư tưởng bao trùm của cuốn sách, như lời giới thiệu của Glass, đã rất thú vị bởi nó chứa đựng nhiều nghịch lý rất hiện thực của thời đại chúng ta. Nodolny không phải không có lý khi cho rằng (chúng ta đã bị kiệt sức bởi sự tăng tốc kéo dài). Quả thật là chưa bao giờ con người bị lệ thuộc vào phương tiện công nghệ như hiện nay, và xu thế đó sẽ còn liên tục phát triển. Bản thân tôi mấy năm nay chống chọi khá quyết hệt với sự "xâm lăng" của điện thoại di động, cũng đã nhiều lần "thề không đội trời chung" với nó, vậy mà giờ đây đã bắt đầu nhận thấy dấu hiệu của sự dao động, mà đà dao động nghĩa là sẽ có thể đầu hàng! Cứ nghĩ đến cái "văn hoá điện thoại di động" rất nhân văn hoá hiện nay mà ngán ngẩm cho thân phận nô lệ đã được báo trước của mình.
Đó là chưa nói đến sự đổi thay hàng ngày đến chóng mặt của công nghệ máy tính, cua phần mềm với cơ man là sản phẩm ồ ạt đổ vào thị trường, vào mọi mặt hoạt động của xã hội khiến cho chúng ta, ngay cả những người trong cuộc như tôi, lúc nào cũng có cảm giác như đang lẽo đẽo trên một đường chạy không biết đâu là đích, chưa kiệt sức nhưng gia tốc đang giảm dần. Bởi vậy, cảm giác "kiệt sức” của một "người ngoài cuộc” như Nadolny là điều có thể hiểu được, và có thể cảm thông với mong muốn hết sức ảo tưởng của ông khi cho rằng nên quay lại thời phát triển công nghệ tốc độ chậm để phù hợp hơn với khả năng tư duy của chúng ta và sự phát triển của xã hội.
Nhưng chính con người là tác giả của sự tăng tốc cùng không thể làm được điều đó. Và lịch sử vẫn sẽ cứ tiếp diễn với tốc độ ngày một nhanh hơn, quyết liệt hơn.Chúng ta đành biết chấp nhận thực tế đó, như đã chấp nhận "sống chung với lũ” vậy. Phải chăng người Trung Hoa đã thấu hiểu điều đó nên mới đưa ra triết lý sống thời hiện đại hết sức thâm thuý và thiết thực với phương châm "Một trung tâm (sức khoẻ là trung tâm). Hai, một chút (thoải mái một chút, hồ đồ một chút). Ba, quên (quên tuồi tác, quên bệnh tật, quên hận thù). Bốn,có (có nhà ở, có bạn đời, có bạn tri âm, có sổ tiết kiệm). Năm,phải (phải vận động, phải hoà nhã lịch thiệp, phải biết cười, phải biết kể chuyện, phải tự coi mình là người bình thường)” mà tác giả Chu Hảo đã bình luận khá thú vị trong Tia Sángsố 12/2000? Không biết các ông Grass và Nadolny có chấp nhận cái phương châm sống khôn ngoan đó không? Bởi chúng ta đã thấy cũng có nhiều người phương Tây để trốn chạy cuộc sống hiện đại gấp gáp, khốc liệt và khỏi kiệt sức vì tăng tốc kéo dài, đã tiến đến cửa Thiền, thậm chí đến với nhiều giáo phái kỳ quái khác. Grass (và cả Nadolny) đều cho rằng sẽ nhầm lẫn nếu coi thông tin là tri thức và khẳng định tri thức có được một cách chậm rãi. Tôi (và chắc là hầu hết những người làm tin học cũng vậy) dễ dàng nhất trí với ý đầu nhưng không thể không bàn lại về ý sau trong quan điểm của hai ông. Quả thật không phai ai cũng có thể phân biệt rạch ròi các khái niệm dữ liệu, thông tin và tri thức bởi sự phân biệt đó chỉ dựa trên hàm lượng "chất xám" (trí tuệ) mà chúng chuyển tải. Dữ liệu là nguyên liệu thô, qua gia công (thống kê, phân tích, tổng hợp, thực nghiệm...) có thể thu được thông tin (đã bắt đầu có hàm lượng chất xám nhất định) và từ thông tin qua “bước"của các chuyên gia ta có thể thu được tri thức với hàm lượng chất xám cao. Tuy nhiên chính Grass và Nadolny lại nhầm ở chỗ: tri thức không phải bao giờ cũng có được một cách chậm rãi như các ông nghĩ. Ngày nay, nhờ các phương pháp khai phá dữ liệu (datamining) và phát hiện tri thức (knowledge discovery) của công nghệ thông tin và hiệu năng xử lý đáng kinh ngạc của máy tính mà chúng ta có thể thu được tri thức một cách nhanh chóng, thậm chí theo thời gian thực.
Sống chung với nghịch lý
Nói đến thời gian bao giờ tôi cũng nghĩ ngay đến hai quyển sách khoa học rất hay, đó là quyển Lịch sử thời gian(A Brief History of Time) của Stephen W.Hawking (bản dịch tiếng Việt của Cao Chi, Phạm Thiều) và cuốn Giai điệu bí ẩn của Trịnh Xuân Thuận (bảndịch tiếng Việt của Phạm Thiều). Cả 2 cuốn sách đều đề cập đến những vấn đề hết sức cao xa và khô khan của khoa học vũ trụ nhưng lại bằng thứ ngôn ngữ hết sức gần gũi và lãng mạn, đầy chất văn học. Tôi đã cảm nhận được nhiều điềutừ hai quyển sách này, nhưng ở đây tôi chỉ nói về điều liên quan đến chu đề của bài viết này đó là thời gian. Có lẽ không phải ai cũng biết rằng thời gian phụ thuộc vào trọng lực: thời gian sẽ chậm lại ở nhữngnơi có trọng lựclớn hơn. Chẳng hạn, do càng gần tâm trái đất trọng lực càng lớn nên thời gian của người ở tầng trệt sẽ chậm hơn của người ở tầng cao. Tuy nhiên sự khác biệt này cực kỳ nhỏ: tổng cộng sai khác tích lũy trong cả một đời người chỉ vào cỡ hơn một phần tỷ giây, tức chưa đầy một nhịp đập trái tim, bởi vậy con người trần tục như chúng ta không thể nhận biết được.Thật là may vì nếu không thì sẽ lại xảy ra nghịch lý thời gian công nghệ: các nhà chung cư cao tầng ở Linh Đàm, Định Công... khó mà bán được các căn hộ tầng cao, cho dù có thang máy chạy ro ro đi nữa (!)Còn nữa, thời gian tâm lý chỉ đi theo một chiều như một mũi tên lao thẳng về phía trước, không thể lùi lại phía sau. Chính vì anh không thuận nghịch đó cua thời gian đã gây ra cho con người, nhất là những người đang ở dốc bên kia của cuộc đời, nỗi ám ảnh về lưỡi hái của Tử thần treo lơ lửng phía trước. Về phương diện lý thuyết thông tin, hướng của thời gian vật lý đi từ tổ chức tới vô tổ chức, từ nhiều thông tin đến ít thông tin, từ không cân bằng tới cân bằng, hay nói cách khác, đi theo chiều tăng của độ đo định lượng thông tin (entropy). Những khía cạnh sâu xa đó của bản chất thời gian đã làmcho tôi ngẫm ra được nhiều điều, tự tin hơn và thanh thản hơn khi hiểu ra rằng: những nghịch lý về thời gian và công nghệ luônluôn tồn tại và mỗicon người sẽ phải chọn cho mình cách ứng xử thích hợp để "sống chung với nghịch lý".
Và đây là minh chứng: sau mấy ngày bôilên giấy để tận hưởng khoái cảm kiểu Grass, cuối cùng tôi vẫn không thể trốn chạy được cái computer: tôi phải gõ lại toàn bộ bài viết để "meo" (mail) sang cho toà soạn Tia Sángkịp lênkhuôn báo Tết.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt