Giảng viên Trường chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học quốc gia Singapore11:13 SA @ Thứ Năm - 15 Tháng Mười, 2015
Khoảng cách lớn nhất đi từ nghèo hèn đến phồn vinh của một dân tộc không quyết định bởi vị trí địa lý hay tài nguyên thiên nhiên, mà bởi tính biện bác hay khả năng tư duy.
Với não trạng biện bác, người ta luôn tìm thấy lý do khách quan cho mọi thất bại hay thách thức mình gặp phải, hoặc tự hài lòng với cái mình có và cho rằng như vậy tốt quá rồi, ở đâu cũng vậy thôi. Theo cách đó, chúng ta thường nhìn ra bên ngoài với cái nhìn phiến diện, ngờ vực và luôn cố trì hoãn sự thay đổi cho đến khi quá muộn hoặc rơi vào thế bí bách buộc phải tìm lối thoát.
Với não trạng tư duy, người ta căng mắt nhìn xa, nhìn rộng ra khắp thế giới và luôn nhìn lại chính mình để vượt lên. Họ nhìn thế giới bằng cái nhìn khách quan, khoa học với niềm tin đó là kho tàng tri thức và tài nguyên vô giá phải học hỏi và khai thác. Họ thấm thía những bài học của quá khứ và lớn lên từ mọi thất bại. Họ tự đặt ra những mục tiêu lớn với khao khát dồn sức, dốc lòng nắm bắt mọi vận hội mà thế giới và thời đại mang lại cho sự nghiệp phát triển.
Nhìn lại bước đi đã qua, VN có lẽ vẫn còn gắn với não trạng biện bác hơn là não trạng tư duy. Điều đó giải thích phần nào lý do chúng ta tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng còn thấp. Hiện nay chúng ta đang trong tình thế rất thuận lợi cho công cuộc phát triển nhưng dường như thế giới đang nắm bắt cơ hội VN, chứ không phải VN đang nắm bắt vận hội của chính mình.
Chúng ta cần nhìn gương những dân tộc biết tư duy. Singapore là một ví dụ. Họ luôn luôn ý thức phải biết nhìn lại mình, biết học hỏi, biết đón đầu và đã làm nên sự phát triển thần kỳ của mình. Họ luôn luôn nghĩ lại xem đã cập nhật được những tiến bộ mới nhất của thế giới chưa. Bởi lẽ mọi thứ ngày nay đều thay đổi rất nhanh, khó có gì tuyệt đối đúng mãi mãi. Họ không hài lòng với quá khứ, không cố giữ mô hình cũ, luôn bắt mạch chẩn bệnh xem mình có bị bệnh ngủ quên trên chiến thắng không.
Người Sing luôn khát khao học các dân tộc khác. Họ học từ “thành phố vườn” của Campuchia, cách tổ chức quân đội của Israel, cách đánh giá nhân sự của Hà Lan cho đến cách làm sân bay ở ven biển của Boston (Mỹ) để tiết kiệm đất và giảm tiếng ồn.
Theo cựu thủ tướng Lý Quang Diệu, 70% số ý tưởng được thực hiện bởi Chính phủ Singapore là học từ nước ngoài, học thấu đáo và sáng tạo. Họ không bao giờ đưa ra một phương sách giải quyết nào mà không có sự tư duy trên nền tảng những kinh nghiệm hay nhất của thế giới. Họ đang từng bước chuyển mạnh mẽ từ trung tâm giao lưu hàng hóa thành trung tâm giao lưu kiến thức và trí tuệ.
Trong bốn mô hình phát triển thành công: mô hình sáng tạo đột phá (Mỹ), mô hình hoàn thiện đến đỉnh cao (Nhật), mô hình táo bạo (Hàn Quốc) và mô hình học hỏi với tầm nhìn xa (Singapore) thì mô hình Singapore có lẽ gần gũi và khả thi với đặc thù của dân tộc ta nhất.
30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
16/11/2017Nguyễn Ngọc BíchKhi Việt Nam sắp vào WTO thì cũng là lúc có nhiều lời kêu gọi doanh nhân có tư duy toàn cầu. Lời kêu gọi ấy dường như xuất phát từ quyển sách "Thế giới phẳng" của Thomas Friedman. Tuy nhiên, đề có tư duy toàn cầu thì doanh nhân Việt Nam nên suy nghĩ cái gì? Hay tư duy toàn cầu phải có nội dung gì trong hoàn cảnh của doanh nhân Việt Nam?
13/07/2017Bùi Quốc ChâuNghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh)...
05/06/2016Ở góc độ người trực tiếp tham gia, điều hành các chính sách Nông Nghiệp-Nông thôn, nguyên Bộ trưởng, Phó thủ tướng phụ trách Nông nghiệp-nông thôn, Nguyễn Công Tạn, thẳng thắn: “Tư duy hồi đó của lãnh đạo ta chỉ có như vậy tôi cũng không hơn…”. Với mười năm ở cương vị cao nhất của ngành nông nghiệp (1987-1997), và là người chứng kiến, khởi động, điều hành nhiều chương trình lớn: 5 triệu hecta rừng, 1 triệu tấn mía đường, cấp 1 hóa giống lúa lai… Những chương trình ấy được gì, mất gì và tại sao thành công vẫn còn khiêm tốn?
23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
01/03/2016Ðỗ Thái ÐồngTrong số những cái mà người phương Ðông học ở người phương Tây thì nền Hành chính công là cái đáng học nhất, sau những cái tân tiến khác về kỹ thuật. Bộ máy hành chính Tây phương cho thấy hai ưu điểm rõ nhất: tinh giản và hữu hiệu. Ðó là cái hấp dẫn người Ðông phương cũng giống như các máy móc khác, vừa tốn ít người, vừa năng suất cao...
06/12/2014Số liệu thống kê từ các nước phát triển cho biết kể từ 1995, tối thiểu mỗi ngày có ít nhất 4.000 tựa sách khoa học được phát hành và bổ sung vào thư mục ở các thư viện ĐH và trung tâm nghiên cứu...
25/06/2014Nguyễn Trần BạtTrong lịch sử phát triển đầy những khúc quanh của nhân loại, chủ nghĩa dân tộc và quyền lợi dân tộc luôn luôn là một trong những vũ khí chính trị hiệu nghiệm cho mục đích tuyên truyền. Điều đó được giải thích không chỉ bởi tầm quan trọng, mà cả tính phức tạp của vấn đề. Và trên thực tế, mặc dù chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm, nó thường bị lạm dụng hoặc hiểu nhập nhằng...
26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
25/11/2013Lê Thanh PhongHọc văn mà làm theo công thức, không khơi dậy cảm xúc, rung động cá nhân, không phát huy sáng tạo trong nhận thức thẩm mỹ và biểu đạt ngôn từ thì đó không còn là văn nữa. Hệ thống sách văn mẫu là những khuôn thước đúc ra một thế hệ học sinh "đồng phục tư duy", không dám suy nghĩ trái chiều, biết chấp nhận, nhưng không biết phản biện...
23/04/2013Không khó khăn lắm để bắt gặp đây đó quanh ta, những người tuổi còn rất trẻ nhưng cách suy nghĩ quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại, có người tuổi đã cao nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là, tuổi trẻ dễ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống...
09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
23/12/2010Mai Thị QuýVới bề dày lịch sử hàng ngàn năm, dân tộc Việt Nam đã xây dựng cho mình một hệ thống các giá trị truyền thông, trong đó có đức tính cần cù và tiết kiệm. Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế, đã và đang tác động mạnh mẽ đến các giá trị đó theo những chiều hướng khác nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực...
27/06/2009Lê Ngọc Sơn (thực hiện). Ảnh: Quỳnh HoaBên cạnh việc được coi là một ông nghị “nói nhiều” ở Quốc hội, ông Dương Trung Quốc là một nhà Sử học có tiếng. Ông chia sẻ những cảm nhận của mình về lòng yêu nước của người trẻ hiện nay.
20/04/2009Kornai JánosĐây là cuốn sách thứ tư của Kornai trong tủ sách này và là cuốn thứ năm của Kornai bằng tiếng Việt. Hồi kí của Kornai đặc biệt theo nhiều nghĩa: nó nói về bản thân tác giả, như mọi hồi kí khác, song chỉ nói về các công trình chính của ông; về quá trình chuyển biến tư duy qua từng thời kì, qua từng tác phẩm của ông; về cảm nhận của ông với thời cuộc liên quan đến các vấn đề mà ông nghiên cứu, đến những sự kiện mà ông đã trải qua, đến những nơi mà ông đã đến; về việc nghiên cứu chính nội tâm của ông, đánh giá lại các công trình của ông một cách phê phán...
14/03/2009GS. Tương LaiSứ mệnh thiêng liêng của thế hệ Việt Nam ngày nay là phải giữ gìn độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ trong một thế giới đầy biến động. Bản lĩnh của người lãnh đạo là phải biết khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc được khởi nguồn từ mệnh lệnh trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
20/01/2009Phan Đình DiệuNhững năm gần đây, người ta thường đòi hỏi nền giác dục phải trang bị cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo như là một phẩm chất quan trọng của con người hiện đại, đặc biệt là từ khi thế giới đã bắt đầu chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức ở nước ta, yêu cầu đó cũng đã được nhiều nhà giáo dục đề nghị đưa vào như là một nội dung quan trọng của một triết lý giáo dục cho nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
23/12/2008Lê Ngọc Sơn - (Thực hiện)Giáo sư Đặng Phong được coi là "cuốn từ điển sống" về kinh tế Việt Nam, là giáo sư mời của nhiều trường đại học danh tiếng thế giới, và cũng là tác giả của cuốn "Tư duy kinh tế Việt Nam" (NXB Tri thức, 2008). Ông đã trò chuyện với SVVN về vấn đề tư duy kinh tế và vai trò của người trẻ...
01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
13/02/2008GS. Trần Hữu Dũngchúng ta cũng bị bao phủ bởi bao nhiêu chuyện hàng ngày: từ những vụ tham nhũng khủng khiếp, những vấn đề bức xúc trong giáo dục, y tế, giao thông, những tệ nạn xã hội, cho đến những sự cố trọng đại về chủ quyền, về lãnh thổ... làm tâm thức chúng ta khó thể không chao đảo. Phải nghĩ sao? Bắt đầu từ đâu? Nhìn từ một góc cạnh căn bản thì dường như có sự căng thẳng giữa “cái bây giờ” – tạm gọi là tính hiện đại – và “cái của ta”, nói gọn là dân tộc tính. Phải nghĩ về liên hệ giữa hai phạm trù này như thế nào? Có thể chăng một sự hòa hợp giữa hai phạm trù ấy?
03/05/2007Nguyễn Văn HuyênC.Mác đã từng khẳng định một cách đúng đắn rằng, một xã hội chỉ có thể phát triển cao với một nền đại công nghiệp. Lý tưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn dân, toànquân ta là xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh và văn minh. Để thực hiện lý tưởng đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra: từ nay đến năm 2020 chúng ta phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại.
27/02/2007GS-TS Nguyễn Thuyết PhongLà một trong những gương mặt “Vinh danh nước Việt”, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong đang dạy tại trường Đại học KentState thuộc tiểu bang Ohio, Mỹ. Ông là người Việt duy nhất được Chính phủ Mỹ mời đến Nhà Trắng để trao tặng giải thường Di sản quốc gia (National Heritage Fellowship) năm 1997. GS hiện là Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật quốc gia Hoa Kỳ.
16/02/2007Nguyễn Kim Khánh thực hiệnTiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng là người rất gần gũi với báo chí và công chúng. Ông nhìn nhận, đánh giácác vấn đề xã hội theo cách riêng của mình, thường là với những lập luận sắc sảo và đầy tinh thần trách nhiệm.
01/01/2007Trần Hữu DũngNgười trí thức phải mạnh dạn hướng dẫn và gạn lọc (qua thuyết phục) các trào lưu văn hóa đại chúng. Song, cần nhấn mạnh, sự “hướng dẫn” này phải được vạch ra từ góc nhìn toàn cầu của chính người trí thức. Nó phải xuất phát từ một trình độ lý luận cao, đượm tính nhân bản, tôn trọng dị biệt. Nó không thể là một “phản xạ” có tính giáo điều, hoặc mù quáng bảo lưu những tư duy lỗi thời, không còn thích hợp với thế giới mới...
28/09/2006GS. Phan Đình DiệuLiên tục đổi mới tư duy với những cách nhìn mới, cách hiểu mới trên cơ sở những phát hiện khoa học mới, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học hệ thống, khoa học kinh tế, khoa học tổ chức và quản lý... đồng thời không nuối tiếc những kiểu tư duy không còn phù hợp với điều kiện hiện đại là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta...
20/08/2006TS Nguyễn Sĩ DũngQuyền thứ nhất được Bác Hồ long trọng tuyên bố 60 năm về trước là quyền độc lập. Với ý nghĩa này, ngày 2-9 đã trở thành Tết Độc lập của đất nước ta. Thế nhưng độc lập là gì?
23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
17/03/2006Lê Đăng DoanhTrở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...
31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
02/07/2005Tuấn AnhLần đầu tiên tại VN, ông Brian Bacon - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Học viện lãnh đạo Oxford (Anh Quốc), một diễn giả hàng đầu thế giới về kỹ năng lãnh đạo đã có buổi nói chuyện trước 200 doanh nhân, các nhà nghiên cứu khoa học quản lý với chủ đề "Tư duy lãnh đạo để trường tồn và phát triển trong một thế giới đầy biến động". DĐDN đã có cuộc PV ông xung quanh nội dung này...
11/11/2003Giáo sư Nguyễn Chung TúChúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn, ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó khăn hơn trên con đường mới?