Đừng để bị “ nhân bản vô tính” về tư duy

11:58 SA @ Thứ Bảy - 20 Tháng Chín, 2008

Người ta vẫn thường hay chê sinh viên thụ động, học hành thì như “ học sinh cấp 4” . Nhưng làm thế nào để có được những lớp sinh viên chủ động, sáng tạo, có bản sắc và chính kiến?Liệu rằng cùng với sự hội nhập quốc tế sâu rộng, đã có thể mong đợi sự “ lột xác hoàn toàn” khi một thế hệ SV mới toanh bắt đầu bước chân vào giảng đường ĐH?

SVVN có cuộc trò chuyện với TS Ngô Tự Lập ( giảng viên khoa quốc tế , Đại Học Quốc Gia Hà Nội)

Theo John Dewey, giáo dục là một hoạt động của cuocj sống, chứ không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai. Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn, và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài. Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học trò. Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, nó phải là quá trình của người học chứ không phải của người dạy. Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc.

Đâu rồi “ Những sếu đầu đàn”?

Thưa ông, ông có thể nói gì về tính tự chủ của SV hôm nay?

Nói về tính tự chủ của SV thì có rất nhiều mặt nhưng tôi sẽ chỉ nói về tính tự chủ trong việc học vì bản chất của chúng là giống nhau, ứng xử trong việc học không khác so với ứng xử trong cuộc sống. Tôi trực tiếp học ở nước ngoài nhiều, cũng đã từng giảng dạy ở nước ngoài và tất nhiên, có “đúng lớp” ở các trường DDH trng nước (cả chương trình) “nội” lẫn “ngoại”). Thế nên không khó để có thể kết luận: Tính tự chủ của SV mà bị hạn chế thì nguyên nhân trước tiên chính là do người thầy.

Thưa ông, như thế có “oan” cho các thầy không, vì chúng ta đã có không ít thầy giáo giỏi”

Ở VN, tuyệt đại đa số các thầy thường dung một giáo trình, trong nhiều năm, năm nào cũng lặp đi lặp lại. Như vậy, thầy tự “bó” mình trước và sau đó tiếp tục “bó” SV của mình. Còn ở nước ngoài, thí dụ, khi tôi được mời dạy môn nào thì SV sẽ phải tìm mua những cuốn sách mà tôi giới thiệu và tôi có toàn quyền trong việc giảng dạy môn học đó. Một điều thú vị là rất nhiều giáo sư Mỹ chọn giảng những môn mà mình chưa từng thử qua bao giờ. Tôi thích thì nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu và cùng với SV học. Thầy chỉ khác trò ở chỗ, ông ta có kinh nghiệm hơn trọng việc học. Đó là con “sếu đầu đàn”, có nhiệm vụ dẫn dắt cả đàn đi tìm một miền đất mới.

Theo ông, việc người học thiếu tự chủ thì sẽ gây nên tác hại gì?

Giáo dục ĐH là phải tạo ra những người biết chủ động khám phá. Nó khác với giáo dục phổ thông là dạy cho HS những quy tắc cần phải theo. DDH “dạy” cho người ta khả năng phán đoán, phân tích. Thế mà hiện nay, chúng ta vẫn đang đào tạo DDH theo kiểu dạy học phổ thông. Nếu cứ tiếp tục dạy như vậy thì chúng ta cùng lắ là chỉ tạo ra những người thợ lành nghề. Tôi rất dị ứng với cụm từ “đào tạo nhân lực chất lượng cao”. Đồng ý là chúng ta cần nhân lực có chất lượng tốt. Nhưng liệu có đúng là các bậc phụ huynh cần nhà trường đào tạo con em họ thành nhân lực chất lượng cao hay không? Theo tôi là không! Bởi như ý của J.J. Rousseau, trước tiên là phải học để thành người. Xin nhấn mạnh, mục đích tối thượng của giáo dục không phải là đào tạo ra những bác sỹ kỹ sư, nhà văn hay họa sỹ… mà là đào tạo ra con người.

Tức là phải xác định rõ mục tiêu của giáo dục?

Đúng vậy! Mọi nền giáo dục đều phải bắt đầu từ quan niệm về con người. Chúng ta hiểu con người là gì, muốn con người trở thành như thế nào và làm gì để có được con người mà chúng ta muốn? Theo John Dewey – triết gia, nhà giáo dục lỗi lạc, người Mỹ (1859-1952) – trong cuốn “Dân chủ và giáo dục”, giáo dục chính là cuộc sống. Ông cho rằng, con người khác con vật ở chỗ, con vật sống bằng các thói quen bản năng; còn con người sống bằng kiến thức thông qua tương tác với nhau trong xã hội. Như vậy, bản chất cuộc sống chính là sự học. Và muốn có một nền giáo dục tốt thì phải bắt đầu từ triết lý giáo dục. Hiện nay, chúng ta rất lúng túng.

Hãy cho SV một không gian…

Vậy theo ông, triết lý giáo dục của VN nên được xây dựng theo hướng nào?

Nền giáo dục Khai sáng quan niệm, con người ta sinh ra, ai cũng có khả năng tư duy (lý tính). Nếu sử dụng lý tính một cách tự do thì làm gì cũng sẽ đúng. Bởi lý tính cho phép con người nắm được “lẽ phải” của vũ trụ, tức quy luật tự nhiên. Nền giáo dục như vậy sẽ giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng “vị thành niên về trí tuệ”. Theo tôi, một nền giáo dục “chất lượng cao” không phải nền giáo dục của Mỹ, của Pháp hay của Nhật mà phải là nền giáo dục đáp ứng được lý tưởng của dân tộc mình. Đừng tìm cách chạy theo cái gọi là “đẳng cấp quốc tế” chung chung.

Cụ thể, với “lý tưởng” của VN thì những người hoạch định chính sách giáo dục, các trường ĐH và bản thân SV cần phải nhận ra và thay đổi những gì?

Để thay đổi, tôi cho rằng, các trường cần phải đáp ứng hai điều kiện quan trọng. Một là, phải có rất nhiều tài liệu để phục vụ nhu cầu “khai phá” của SV. (Như ở ta thì SV chẳng có nhiều lựa chọn vè sách nên buộc phải đọc giáo trình. Mà 10 SV cùng đọc một cuốn giáo trình thì sẽ tạo thành 10 phiên bản giống hệt nhau). Hai là, phải có người thầy biết “tự học” để có thể chủ động “khai phá” được nhiều tài liệu ở bên ngoài và hoàn thành tốt vai trò “sến đầu đàn” của mình. Còn bản thân SV không có lỗi. Sinh ra các bạn vốn là những tờ giấy trắng, bạn nào cũng rất hay. Thế nhưng, càng lớn các bạn càng nhợt nhạt dần và đến khi tốt nghiệp DDH thì thạt sự gần như mất hết bản sắc. Học tập theo kiểu “nhắm mắt” tiếp nhận các gói kiến thức mà người ta đã “đóng đai đóng kiện” và bàn giao cho như thế, tôi gọi là bị “nhân bản vô tính” về mặt tư duy và điều này rất nguy hiểm. Xã hội chỉ có thể phát triển được nếu tất cả mọi người cùng sang tạo. Nếu cứ tiếp tục giáo dục như thế này là chúng ta tự hạn chế sức mạnh của dân tộc mình.

Ông quên chưa trả lời về vai trò của những người “cầm lái”…

À vâng! Nếu tôi làm Bộ trưởng Bộ GD – ĐT, tôi sẽ tập trung vào 2 việc. Thứ nhất, thay vì tốn rất nhiều tiền để gửi người đi đào tạo ở nước ngoài, tôi sẽ dùng số tiền ấy đầu tư vào một số trung tâm (hoặc các dự án trong chính các trường ĐH) và mời các giáo sư Việt kiều về giảng dạy. Một chương trình ĐH thông thường chỉ có khoảng 10 môn học/năm. Mười môn tức là 10 thầy “Mỹ” (gốc Việt), dù chúng ta có trả lương các thầy như ở Mỹ cũng không phải là vấn đề quá lớn. Quan trọng hơn, khi đó, ta có thể mời các giảng viên trẻ ngồi dự giờ cùng (họ cũng được trả lương cao nhưng chỉ để ngồi học cùng SV). Tôi tin rằng, sau vài năm, chúng ta sẽ xây dựng được một đọi ngũ có thể áp dụng được phương pháp học tập mới. Thứ hai là việc kêu gọi các trí thức Việt kiều về làm việc lâu dài. Tôi nghĩ, với điều kiện VN hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể thực thi ý tưởng này.

Ông không nghĩ điều đó sẽ đi ngược xu thế chung, khi các nước đang phát triển vẫn thường gửi người ra nước ngoài du học?

Hoàn toàn không! Để đào tạo được một tiến sỹ ở Mỹ, thông thường, phải tốn kém 250.000 USD. Nhưng cũng chương trình ấy, thầy ấy, nếu “mang” về đào tạo ở trong nước thì sẽ đỡ tốn kém hơn rất nhiều (ước khoảng từ 10 – 20 lần) và chúng ta tạo thêm được cơ hội cho nhiều người, trong hoàn cảnh đất nước chưa phải là giàu có. Mặt khác, những ai có điều kiện thì tất nhiên, họ vẫn có thể ra nước ngoài học tập.

Nếu ông là người thầy đại diện cho lớp giảng viên mới, ông có lời khuyên gì dành cho các bạn SV để họ có thể tự “bứt” ra, xây dựng cho mình một lối tư duy mang tính tự chủ cao?

Nghĩ rằng SV có thể “bứt” ra trong môi trường học tập như hiện nay, tôi e quá duy ý chí. Nó không khác gì việc đem nhốt một con chim vào trong chiếc lồng rồi bảo có cách gì làm cho nó có thể bay xa. Hãy cho SV một không gian, rồi để các bạn thoải mái “đi tìm” sự tự do trong đó.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Vấn nạn” giáo dục đến từ “tư duy kinh kệ”

    25/07/2018Tôn Thất Nguyễn ThiêmDễ dàng thấy ngay sự vô cùng nguy hại của việc học theo kiểu “nhồi nhét" và "thầy đọc trò chép".
  • Đồng phục tư duy

    25/11/2013Lê Thanh PhongHọc văn mà làm theo công thức, không khơi dậy cảm xúc, rung động cá nhân, không phát huy sáng tạo trong nhận thức thẩm mỹ và biểu đạt ngôn từ thì đó không còn là văn nữa. Hệ thống sách văn mẫu là những khuôn thước đúc ra một thế hệ học sinh "đồng phục tư duy", không dám suy nghĩ trái chiều, biết chấp nhận, nhưng không biết phản biện...
  • Sức trẻ của tư duy

    23/04/2013Không khó khăn lắm để bắt gặp đây đó quanh ta, những người tuổi còn rất trẻ nhưng cách suy nghĩ quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại, có người tuổi đã cao nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là, tuổi trẻ dễ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống...
  • Những cạm bẫy tư duy

    06/08/2008Chúng ta thường vắt kiệt sức mình vào việc theo đuổi những phiền toái không mang lại giá trị gì cho mình, bất kể chúng có thể gây ra vấn đề gì. Những phiền toái vô ích này chính là những chiếc bẫy tư duy. Chúng hoàn toàn gây mệt mỏi và lãng phí thời gian...
  • Cần tư duy mới, hành động mới

    16/02/2007Nguyễn Kim Khánh thực hiệnTiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng là người rất gần gũi với báo chí và công chúng. Ông nhìn nhận, đánh giácác vấn đề xã hội theo cách riêng của mình, thường là với những lập luận sắc sảo và đầy tinh thần trách nhiệm.
  • Đổi mới tư duy giáo dục phổ thông

    10/10/2005Nguyễn Kế HàoChúng tôi nói về tư duy giáo dục phổ thông chứ không bàn về tư duy giáo dục chung chung, vì trên thực tế, trong nhiều năm qua giáo dục phổ thông và giáo dục đại học đã không được dẫn dắt bằng tư duy phù hợp với hai bậc học này, mà khi thì đại học bị phổ thông hoá, lúc thì phổ thông lại bị đại học hoá...
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • Giáo dục đại học: Cần một hệ tư duy quản lý khác?

    04/01/2004Chất lượng đào tạo (ở đây tôi chỉ xin trình bày ý kiến của mình trong giới hạn lĩnh vực đào tạo đại học) liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, chương trình cùng phương pháp giảng dạy và bao trùm trên hết là chất lượng quản lý. Các yếu tố khác đã được đề cập nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh đến yếu tố bao trùm. Nhưng vì sao quản lý là yếu tố bao trùm?
  • xem toàn bộ