Thói đời nóng lạnh, lòng người thắm phai; ai cũng nói thế, ai cũng biết thế, nhưng có từng trải mới thật biết thói đời điên đảo, lòng người xấu xa là dường nào. Nhất là đã để mình trong trường danh lợi, mới biết rõ những trạng thái ô uế ở đời. Kẻ xu nịnh mình buổi sáng là người phản bội mình buổi chiều. Kẻ tâng bốc mình hôm qua, là người thóa mạ mình hôm nay. Mà kẻ hàm ơn nhiều nhất lại là người qui oán hơn cả. Không kể phần nhiều thời lựa gió theo chiều, thấy không có lợi đến gần nữa, liền linh lỉnh lảng xa ngay, dù trước kia tỏ ra vồn vã thân mật vô cùng. Trong đám đó tìm cho được một kẻ trung hậu, kiếm cho được một người thủy chung, thật là hiếm có thay.
Vẫn biết thế, vẫn biết rằng trừ nhà đạo đức mới đem bụng thật thà cầu cho thói đời trở về trung hậu, lòng người trở lại thủy chung, chứ phận ai đã lăn lộn với đời cũng từng nếm trải mùi đời mặn lạt như thế cả. Nhưng dù không có lạc quan gì về thế sự, thấy người đời trở mặt như bàn tay, xây lưng như chớp loáng, cũng phải sửng sốt mà tự hỏi: “Ồ! thói đời đen bạc đến thế dư?”…
Bản thảo viết tay Hoa Đường Tùy Bút-Kiến Văn, Cảm Tưởng I của Phạm Quỳnh
(Thói đời nóng lạnh, lòng người thắm phai; ai cũng nói thế, ai cũng biết thế, nhưng có từng trải thì mới thật biết thói đời điên đảo, lòng người xấu xa là dường nào. Nhất là đã để mình trong trường danh lợi, mới biết rõ những trạng thái ô uế ở đời. Kẻ xu nịnh mình buổi sáng là người phản.)
14/10/2018Hà YênTự nhiên được chi phối bởi các qui luật phổ biến mà trí tuệ loài ngưới có thể lĩnh hội được. Niềm tin vào tính hợp lý của Thế giới, đã vượt cả ra ngoài lĩnh vực Vật lý và xâm nhập vào mọi địa hạt hoạt động của con người trong suốt nhiều Thế kỷ, bởi tin rằng, đó chính là hiện thực, là vĩnh cửu...
02/04/2018Phạm QuỳnhCũng có trí thông minh, cũng có tài hoạt-bát, cũng biết đường hơn thiệt, cũng biết điều phải chăng, nhưng phải cái tính tự phụ hiếu thắng, nói khoác nói lác, nói quàng nói xiên, thành ra con người trắng trợn, rất khả ố.
24/08/2017Phạm QuỳnhQuần chúng phải buộc bằng những sợi chỉ vô hình của đạo đức, luân lý, phong tục, tập quán, sợi chỉ mong manh nhưng cũng là sợi chỉ thiêng liêng, nhờ đó mà loài người mới thành xã hội có kỷ cương, nếu không thời chỉ là những đám đông ô hợp, hỗn hào, loạn tạp.
13/07/2017Phạm QuỳnhKhông thể chối cãi được rằng đất nước này đang trải qua một cuộc khủng hoảng, có thể là khủng hoảng tăng trưởng, cách gì thì cũng là một khủng hoảng khá sâu sắc, và nhiều người không nghi ngờ gì mức độ nghiêm trọng của nó.
17/06/2016Phạm QuỳnhBan Văn học Hội Khai Trí chúng tôi muốn nhân ngày giỗ này đặt một cuộc kỉ niệm để nhắc lại cho quốc dân nhớ đến công nghiệp một người đã gây dựng cho quốc âm ta thành văn chương, để lại cho chúng ta một cái "hương hỏa" rất quý báu, đời đời vẻ vang cho cả giống nòi.
05/06/2016Phạm QuỳnhMột hôm tôi nhận được những lời tâm sự của một người bạn trẻ. Quả rất bi thảm. Chúng bộc lộ sự rối loạn của một tâm hồn hoàn toàn hoang mang không còn tìm thấy các chuẩn mực cho cuộc sống của mình và buông mình như một cái xác mặc cho dòng nước cuốn trôi. Chúng rất tiêu biểu cho trạng thái bất ổn của phần đông giới trí thức tinh hoa của đất nước này.
10/03/2016Phạm QuỳnhTừ xưa thế giới là của riêng của đàn ông, từ nay thế giới là của chung cả đàn bà. Đàn bà tuy không làm những sự nghiệp lớn lao, biến cải mặt địa cầu, nhưng ảnh hưởng trong gia đình, trong xã hội, đằm thắm mà sâu xa biết dường nào!
26/01/2016Phạm QuỳnhTrong một bài viết trước tôi có ám chỉ đến sự cần thiết phải tiến hành một cuộc "cải cách trí tuệ và luân lý" ở xứ này, và tôi đã nói rằng cuộc cải cách đó chủ yếu phải là công việc của giới tinh hoa nước Nam, những người phải có ý thức về chính mình, về bổn phận và trách nhiệm của mình.
05/12/2009Phạm QuỳnhCòn như vô duyên cũng có năm bảy đường: có kẻ bất tài mà vô duyên, tưởng lẽ tự nhiên là thế, nhưng nghĩ kỹ vô duyên không phải ở bất tài, không tất nhiên bởi bất tài; bất tài mà yên phận thời dẫu không có duyên cũng không đến nỗi nào;
01/12/2009Phạm QuỳnhVậy thời cái con người hiểm độc ấy nó thế nào? Có thể tả được bức tranh tâm lý về con người ấy, bằng nét vẽ phác họa, đủ cai quát (Bao quát toàn bộ – PT chú) mà hình dung được một nhân vật chung trong xã hội, không mang tiếng là ám chỉ một cá nhân đặc biệt nào, có thể vẽ được bức tranh phá bút như thế không?
28/11/2009Phạm QuỳnhXét đời người phải xét đến sự sống, vì đời người là cái khoảng người ta sống trên mặt đất. Nhưng người ta cũng là một giống trong muôn vàn giống sinh vật khác; xét sự sống của người ta là xét sự sống của hết thảy các sinh vật trên mặt đất.
16/09/2009Phạm QuỳnhHai phạm vi văn học và chính trị, tuy có thể đắp đổi cho nhau, nhưng thực là cách biệt nhau hẳn. Có thể đắp đổi cho nhau là nhà chính trị mà có văn học thời được sắc sảo thêm ra, như trên đã nói, và nhà văn học mà làm chính trị thời cũng có lẽ được giàu thêm sự kinh nghiệm ra, tăng thêm được tài liệu cho sự nghiệp văn chương của mình. Nhưng mà vốn là hai phạm vi cách biệt nhau, vì khuynh hướng về hai mục đích khác nhau.
02/06/2009Phạm QuỳnhTiên nho có câu: “Muốn nhập môn đạo Khổng Mạnh, trước hết phải biết cách phân biệt điều nghĩa điều lợi.” Tiên nho gọi điều nghĩa, tức ta gọi là nghĩa vụ; tiên nho gọi điều lợi tức là quyền lợi. Hai cái quan niệm về nghĩa vụ quyền lợi thực là cái chốt của luân lý vậy. Nghĩa với lợi quan hệ thế nào, đó là một vấn đề rất trọng, người ta dù ở đời nào nước nào, cũng phải xét đến. Vì giải vấn đề ấy, tức là giải nghĩa đời người vậy.
28/05/2009Phạm QuỳnhCó những kẻ sẽ nói với các con rằng đó là những khái niệm lỗi thời, những quan niệm của một thời đã qua, rằng con người hiện đại cần phải là một con người cá nhân chủ nghĩa toàn vẹn, hay một người xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh nghĩa là hắn ta chỉ phải chăm lo cho hạnh phúc cá nhân và riêng rẽ hay, ngược lại phải làm việc vì hạnh phúc của toàn nhân loại, và gia đình với tổ quốc, đấy là những điều nhảm nhí cũ kỹ chỉ để thoả mãn những đầu óc câu nệ của đám tiểu tư sản ù lì trong những định kiến phản động của chúng. Những kẻ sẽ nói với các con như vậy, thì đấy là những người cuồng tưởng nguy hiểm hay những tên hề xấu xa. Chớ mà nghe theo họ...
08/05/2009Phạm QuỳnhMột cuộc bàn cãi sôi nổi đang diễn ra ít lâu nay trong một số anh em đồng nghiệp báo chí nước Nam chúng tôi. Đó là về việc nước Nam có một nền văn hoá dân tộc không. Một dân tộc nổi danh hiếu học, tự hào về các bậc túc nho, qua bao thế kỷ có sản sinh ra được một nền văn hoá dân tộc mang bản sắc riêng không? Hay rốt cuộc nó chỉ là một cậu học trò, dù đôi khi là một học trò xuất sắc nhưng vẫn là một học trò của nước Trung Hoa, người mẹ của toàn bộ văn hóa và văn minh, cô giáo duy nhất của tất cả các dân tộc Viễn Đông?
14/01/2009Phạm QuỳnhNhưng, không ngờ, đó là những giây phút cuối cùng ông sống và viết tại biệt thự Hoa Đường xinh đẹp, bên con sông An Cựu nhỏ hiền hòa, nắng đục, mưa trong. Ông không thể ngờ là bài viết yêu thích nhất lại là bài viết cuối đời của mình, sẽ mãi mãi dở dang ở ngay nơi mới bắt đầu khơi mạch văn…