Hiểu tư duy người Việt mới hiểu bản sắc Việt
Quan trọng nhất là phải hiểu được tư duy của người Việt, chứ không phải nhìn thấy hiện tượng bên ngoài.
Là một trong những gương mặt “Vinh danh nước Việt”, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong đang dạy tại trường Đại học
Ở nước ngoài, nhiều người vẫn còn nghĩ rằng văn hóa Việt
Điều tôi rất muốn nhấn mạnh ở đây là người Việt chúng ta xứng đáng tự hào về nền văn hóa độc lập của dân tộc. Tính độc lập của văn hóa Việt thể hiện bằng nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, phải tự hào rằng chúng ta còn giữ được ngôn ngữ của riêng mình khi phải trải qua thời kỳ thuộc địa. Các nước khác chấp nhận bị lệ thuộc để canh tân đất nước, còn người Việt chấp nhận canh tân chứ không chịu bị đồng hóa.
Quan trọng nhất là phải hiểu được tư duy của người Việt, chứ không hải nhìn thấy hiện tượng bên ngoài. Nếu không thì chẳng thể nào hiểu được thế nào là bản sắc VN. Người Việt có tư duy mềm dẻo, có thể ví với nước. Do vậy, có tính thích nghi với mọi hoàn cảnh. Người Việt rất thực tiễn, nhanh chóng hội nhập vào thế giới, quên đi hận thù, biết làm bạn với những ai để xay dựng đất nước. Không chỉ biết thích nghi, người Việt còn biết cảm thông, tha thứ. Chính vì tư duy VN mang đặc tính nền văn minh lúa nước mà tính tiếp nhận và chuyển hóa rất linh hoạt. Nhiều tư tưởng tôn giáo du nhập vào VN cũng được Việt hóa, những yếu tố trừu tượng khác như triết học đi vào con người VN. Đó cũng là nét đặc thù của văn hóa Việt,
Về mặt khiếm khuyết, tôi cho rằng thói hư tật xấu của người Việt nhìn chung không phải là quá nhiều, hay quá nghiêm trọng. Người mình nhiều khi quá lời cho đó là vấn đề lớn, nhìn quanh ra các nước trên thế giới thì không hẳn như thế. Điểm tựa tinh thần của người Việt là gia đình, sau đó là làng xã. Con hư cha mẹ dạy, sau đó mới đến làng xã dạy, tức sự giao dục nằm ngay ở phút ban đầu của sự lầm lỡ.
Chúng ta liệt kê những thói xấu, để làm gì? Điều quan trọng là phải quay về với giáo dục trong gia đình và tăng cường giáo dục ngoài xã hội. Tuy nhiên, trong tính cách, không nên quá dễ dãi, xí xóa, xuề xòa, sợ bị phê bình, sợ nhìn thẳng vào sự thật. Khi giảng dạy về văn hóa VN, tôi thường nhấn mạnh với sinh viên Mỹ rằng các bạn phải hiểu bản chất người Việt: Tránh xung đột, va chạm hay mặt đối mặt. Nhưng nếu chúng ta thiếu tranh luận khoac học, không đưa ra một tiêu chuẩn trước tiên rằng tranh luận để tìm thấy chân lý chứ không phải vì ghét bỏ nhau, thì nhu cầu ấy ắt phải cần thiết cho sự tiến bộ.
Mặt khác, có người cho rằng người Việt hay bắt chước. Tôi nghĩ ấy không phải chỉ là đặc tính của người Việt mà là con người ở khắp nơi trên trái đất. Một phần nó chứng tỏ ta yếu kém về khả năng và thiếu tự tin. Phần khác nó cũng chứng tỏ chu cầu học hỏi ở nướcngoài.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng xã hội của người Việt vẫn là xã hội nông thôn.Thế giới ngày càng thay đổi không ngừng. Chúng ta phải trau dồi tư duy mới và liên tục bổ túc cái mới. Giữ gìn bản sắc là trau dồi không ngừng chứ không phảicứ đứng 1 chỗ để bị tụt hậu. Tuy nhiên, nếu chưa hiểu thì nên học tập, chớ vội vã chê truyền thống của cha ông mình là không hay, thiếu khoa học, thiếu tinh vi như các nước phương Tây. Thái độ này cần xem lại để tránh sự nhầm lẫn và tự hủy.
Thẩm mỹ quan của một dân tộc rất quan trọng. Hiện nay, ta đêm ra những gì ta có mà nước ngoài không có mới là quý. Đừng nghĩ cái mình có là cái lạc hậu. Chỉ điều gì biểu hiện đặc trưng của một văn hóa Việt thì thế giới mới không có sự cạnh tranh.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường