"/>"/>

Hạn chế của tư duy, nhận thức người Việt

06:40 CH @ Thứ Bảy - 09 Tháng Chín, 2006

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung, xét về mặt bản chất, tư duy, nhận thức của người Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục sau đây: Bệnh "cá nhân chủ nghĩa". Trong một thời gian khá dài, tại các đợt học tập chính trị, chỉnh huấn từ những năm 1952 - 1960 đều lấy việc chống chủ nghĩa cá nhân làm chủ đề chính cho các sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ và thanh thiếu niên.

Trước đây, ông cha ta không gọi đó là bệnh nhân chủ nghĩa mà gọi luôn bản chất của nó là “thói hám danh lợi". Ngày nay, bệnh này khá trầm trọng ờ mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt trong nềnkinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, những tác động của mặt trái kinh tế thị trướng sẽ càng có cơ hội ho chủ nghĩa cá nhân phát triển.

Lối tư duy theo tư tưởng thích quyền lực, thích làm quan, thích làm thầy thiên hạ, ghét buôn bán, ngại làm thợ... Hậu quả của lối tư duy này là sự mất cân bằng về cơ cấu nguồn nhân lực, một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Hệ quả kéo theo là tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thiếu một lực lượng khá lớn công nhân có tay nghề. Lối tư duy, nhận thức trong xã hội tồn tại trong mỗi con người thể hiện ngay ở việc học, cho rằng phải học để làm quan, làm công chức, bám vào Nhà nước, không học thì làm thợ, làm công nhân (làm thầy nuôi thợ làm thợ nuôi miệng). Nhược điểm này trong lối tư duy của người Việt Nam gây tác động không nhỏ tới quá trình phát triển nềnkinh tế thị trướng, quá trình CNH - HĐH đất nước, đặc biệt gắn với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Lối tư duy "ba phải" cũng là một nhược điểm trầm trọng và khá phổ biến trong cách suy nghĩ ở một bộ phận người Việt Nam. Ngày nay, lối tư duy này biểu hiện ở tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, rất đa dạng và có mức độ, mật độ khác nhau, đó là: nói một đằng làm một nẻo, ném đá giấu tay... Những nhược điểm của lối tư duy như vậy sẽ dẫn đến hệ quả là niềm tin bị tổn thất, làm lệch lạc định hướng chính thống trong tư duy, đặc biệt trong nềnkinh tế thị trướng định hướng xã hội chủ nghĩa và sẽ rất nguy hiểm nếu nó ăn sâu vào nhận thức của đội ngũ công chức và tầng lớp lãnh đạo.

Tư duy, nhận thức tiểu nông trong nhân dân còn phổ biến. Nguyên gốc của nó là sự hiện diện suốt chiều dài lịch sử dân tộc và sự ảnh hưởng quá lớn của làng xã trong đời sống xã hội đã tạo nênmột hình thức tư duy, nhận thức đặc thù như vậy trong xã hội. Tư duy tiểu nông không chỉ tồn tại và ảnh hưởng đối với đại bộ phận nông dân, mà còn tồn tại và ảnh hưởng đến các tầng lớp cư dân khác: công nhân, công chức... phản ánh ở một số khía cạnh sau đây:

Tư duy phiến diện: thể hiện trong định hướng hoạt động cũng như cách thúc giải quyết vấn đề thiếu tổng quát, toàn diện, tầm nhìn xa. Vì vậy, cách giải quyết thường mang tính chắp vá. Tư duy manh mún, lạc hậu là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, kinh tế - xã hội lâu dài với những hạn chế và khó khăn trong điều kiện lao động và sinh hoạt xã hội.

Tư duy nặng về tình cảm dòng họ và tính cục bộ: trong đời sống làng xã, người nông dân luôn hiện diện với hai vai: thành viên của cộng đồng làng xã và thành viên của dòng họ. Đối với mỗi người dân Việt Nam, tình cảm dòng họ rất quan trọng. Trong một cộng đồng, tình cảm dòng họ và tính cục bộ đã tạo nênsự cố kết bền vững, tinh thần tương thân tương ái giữa các thành viên của nó.Mỗi cá nhân, gia đình khigặp hoạn nạn, khó khăn hoặc khi có công việc lởn thì được dòng họ hợp sức để giúp đỡ. Bên cạnh những mặt tích cực, tình cảm dòng họ làm nảy sinh nhữngbiểu hiện của tâm lý hẹp hòi, tiêu cực, cục bộ, gia đình chủ nghĩa, những đố kỵ, ghen ghét, bè phái, phe cánh có nguyên nhân từ tư duy mang tính dòng tộc này.

Tính thụ động, cầu may, ăn xổi: lối suy nghĩnày do hoạt động của người nông dân trong điều kiện hạn hẹp, chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên. Tư duy hẹp hòi, thụ đống, cầu an còn thể hiện ở chỗ thiếu sáng tạo, dựa vào lối tư duy kinh nghiệm. Trong nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi mỗi người phải năng động, nhạy bén nhưng vẫn còn nhiều ngườimang lối tư duy thụ động, thiếu tính sáng tạo.

Tác phong tuỳ tiện, ý thức kỷ luật kém cũng bắt nguồn từ tư duy tiểu nông, đặc biệt trong đội ngũ cán bộ, công chức, công nhân hiện nay.

Ngoài ra, cần phải kể đến những lối tư duy sùng ngoại, coi trọng đồng tiền (quy tất cả ra tiền, kể cả các mối quan hệ vốn thuộc về phạm trù đạo đức), coi nhẹ việc kiềm chế dục vọng, hưởng thụ vật chất trong xã hội. Vì vậy, cần phải có biện pháp điều chỉnh và khắc phục những nhược điểm này, thay vào đó lối tư duy khoa học, lấy hiệu quả và kết quả thực làm hướngđích trong tư duy.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lẫn lộn và ngộ nhận

    01/11/2018Nguyễn Ngọc ĐiệnCon người vẫn có thể trở nên vĩ đại từ việc chấp nhận những điều bình thường, làm những việc bình thường để thu được những kết quả bình thường. Nhưng chắc chắn người ta không bao giờ trở nên vĩ đại từ sự hoang tưởng và nhất là từ việc gán cho mình những tính cách vĩ đại hoặc phẩm chất ưu việt không có thật, nếu không muốn nói là chỉ có thể trở nên lố bịch với những thứ đó...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: nhiều mâu thuẫn, phá hoại, thiếu khiêm nhường

    13/04/2018Vương Trí NhànChẳng có mặt nào của tính cách người Việt lại không có mặt bù lại và không gợi ra ngay tức khắc một bằng chứng ngược lại. Chúng ta đã nói vế tính biếng nhác và sự uể oải của người Việt, nhưng người ta chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân tộc cần cù như vậy...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tầm thường, Phù phiếm, Hiếu danh

    15/05/2016Vương Trí NhànNào trong xã hội mấy ai là người biết cân nhắc so sánh, mà vẫn thường lầm cái hư vinh là cái danh dự thực! Hỏi trọng gì, ắt là võng lọng cân đai, hỏi quỷ ai, tất là ông cả bà lớn, hỏi cái gì là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc, hỏi cái gì là sướng , tất là ăn trên ngồi trốc, nhận lễ thu tiền.
  • Những lực cản vô hình

    03/04/2016Văn KhánhXã hội Việt Nam truyền thống dựa trên nền kinh tế tiểu nông là cơ bản, nên tính chất tiểu nông đã chi phối nặng nề đến lối tư duy của người nông dân...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Mê muội hưởng lạc, Lười nhác, ốm yếu, Tệ nạn

    11/11/2015Vương Trí NhànCũng có nhiều người mới học kha khá đã truy hoan, ngày nào cũng mài miệt trong cuộc đỏ đen, thường lui tới các chủ nợ hứa với người ta...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ích kỷ, khôn vặt, vụng nói chuyện, học để kiếm gạo, ...

    26/10/2015Vương Trí NhànCái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nặng óc hư danh, Sống không lý tưởng

    10/09/2015Vương Trí NhànKhông có lòng danh dự mà có tính hiếu danh thời dễ táng thất lương tâm. Quỵ lụy khúm núm trước mặt người trên, châu tuần(1) nơi quyền quý để cầu sự nọ, khấn việc kia, ví phải đập đầu xuống đất mà lạy cũng cam tâm...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: hủ bại tầm thường, bóc lột thay quản lý

    15/06/2015Vương Trí NhànTính nhút nhát, động làm việc gì thì lo trước nghĩ sau, không dám quả quyết làm ngay. Thí dụ như chưa đi buôn đã lo lỗ vốn, chưa làm ruộng đã sợ mất mùa. Quanh năm chỉ ngồi một xó không được một trò gì...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm

    14/04/2015Vương Trí NhànHiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: giả dối, khao vong nặng nề

    20/03/2015Vương Trí NhànĐọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của Sở nọ, Sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp...
  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • Tính tự phán của người mình

    18/11/2013Thái AnGần đây, chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Trung Hoa trên trường quốc tế, lại thấy dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương...
  • Một số tính cách đáng báo động của giới trẻ

    11/08/2006Khánh HuyềnVới bản tính năng động và tuôn đổimới, giới trẻ Việt Nam ngày nay nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, trong hành trang vào đời củahọ có khôngít những tínhcách xấu, làm cản trở sức vươn lên và cống hiến củahọ...
  • Soi gương

    11/07/2006Hà Văn ThịnhSocrates - triết gia người Hy Lạp là người đầu tiên trên thế giới khuyên con người phải luôn "soi gương": Hãy tự biết mình! Socrates còn đi xa hơn nữa khi cho rằng: Hạnh phúc lớn nhất của con người là hàng ngày ngẫm mình và ngẫm người; nếu không làm được như thế, cuộc sống sẽ không phải là cuộc sống...
  • Sao về hưu mới thẳng đương chức thì cong?

    29/06/2006T. G....không ít những cụ về hưu kể cảcác cụ vốn là cán bộ cao cấp đã có tháiđộ thẳng thắn nói ra nhiều điều mà khi đương chức không dám nói hoặc nói khác. Đa số bình luận rằng, khi đương chức là phải lo giữ ghế, giữ miếng cơm nên phải thả diều theo chiều gió, nói năng phải lựa lời. Còn bây giờ về hưu rồi, chẳng có gì để mất, không sợ gì ai nữa, nói thẳng sướng mồm lại khoái tai mọi người..
  • Thử bắt đầu bằng chuyện dễ làm

    26/03/2006Nguyễn Vạn PhúNói đến kinh tế tri thức, người ta thường dùng cụm từ đón đầu, đi tắt và khái niệm bắt xu hướng phát triển để biến thách thức thành cơ hội...
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Nhẹ dạ, cả tin hay… tham?

    17/11/2005Nguyễn HoàTừ câu chuyện của “đại bịp" Lê Quốc Hồ suy rộng ra, lại thấy "thầy Hồ" không phải là cá biệt. Qua báo chí hầu như ngày nào cũng có một tin tức đại loại như tỉnh A tỉnh B, Công ty X, Công ty Y, gia đình E, gia đình F bị… lừa.
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • xem toàn bộ