Hoàng Thuỳ Nhi là thí sinh duy nhất đạt điểm 10 môn văn trong mùa tuyển sinh năm 2006. Hội đồng chấm thi Trường Đại học Đà Nẵng đã cho điểm tối đa cùng với những đánh giá rất tốt. Tuy nhiên, khi bài văn xuất sắc này được trích đăng trên các báo, nhiều người phát hiện ra giống y nguyên bài trong sách văn mẫu. Có nghĩa là, bài văn này không phải do khả năng sáng tạo của Hoàng Thuỳ Nhi, mà do em đã có công học thuộc lòng.
Sự kiện điểm 10 văn của Hoàng Thuỳ Nhi đã gây một cú "sốc" khá nặng đối với ngành giáo dục và những người quan tâm. Bài văn được chép lại từ sách văn mẫu, nhưng hội đồng chấm thi không biết thì kể cũng lạ. Có thể các vị hội đồng rất giỏi chuyên môn, nhưng không có thời gian nghiên cứu hết các loại sách, nên đã để lọt một trường hợp như vậy. Người độ lượng cho rằng, bài chép lại từ việc học thuộc lòng tất nhiên không xứng đáng được điểm 10, nhưng cũng không nên trách Hoàng Thuỳ Nhi.
Em chỉ là thí sinh, không phải thực hiện một công trình, viết một cuốn sách. Nếu kết luận em "ăn cắp" công trình của người khác thì cũng quá sức gánh vác của em. Đơn giản là em đã được dạy và học theo bài văn mẫu như bao học sinh khác. Chỉ có điều em là người học thuộc nhất mà thôi.
Vấn đề cần được đặt ra từ vụ điểm 10 này là ở chỗ khác. Đó là lâu nay, lối giảng dạy áp đặt đã thủ tiêu suy nghĩ độc lập và cá tính sáng tạo của đối tượng tiếp nhận. Đã có nhiều ý kiến phản đối cách dạy văn theo bài mẫu, học sinh học thuộc và làm theo bài văn mẫu sẽ được điểm cao, em nào viết khác đi bị điểm thấp.
Tuy nhiên, những cảnh báo tâm huyết từ xã hội vẫn không được ngành giáo dục ghi nhận, sửa đổi. Trên thực tế, rất nhiều phụ huynh đọc bài làm văn của con mình, thấy bài viết hay, điểm cao, nhưng không hề biết rằng nhiều học sinh khác viết y như thế vì đã làm theo một khuôn mẫu có sẵn.
Học văn mà làm theo công thức, không khơi dậy cảm xúc, rung động cá nhân, không phát huy sáng tạo trong nhận thức thẩm mỹ và biểu đạt ngôn từ thì đó không còn là văn nữa. Hệ thống sách văn mẫu là những khuôn thước đúc ra một thế hệ học sinh "đồng phục tư duy", không dám suy nghĩ trái chiều, biết chấp nhận, nhưng không biết phản biện.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh, mọi thành tựu khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội đều xuất phát từ những bộ óc biết hoài nghi, tìm tòi và phát hiện ra những giá trị khác biệt bên cạnh những giá trị đang tồn tại. Phương pháp dạy học theo bài mẫu của chúng ta đang tước đoạt khả năng hoài nghi và phản biện của cá nhân, những yếu tố căn bản để sinh thành những sáng tạo. Bài văn điểm 10 của Hoàng Thuỳ Nhi là sản phẩm điển hình của lối giáo dục áp đặt và cách học thụ động mà dân gian gọi là học vẹt. Phần lớn một thế hệ học vẹt, suy nghĩ theo cái có sẵn, nói và gật đầu rập khuôn thì lấy đâu ra giá trị mới?
31/01/2006Ngô Tự LậpCó người thích học văn, nhưng cũng có không ít người coi học văn là một cực hình, hoặc một cách lãng phí thời gian. Cũng có người thích đọc văn, nhưng ghét học văn. Thế nhưng ở bất kỳ nước nào trên thế giới môn văn cũng là một trong những môn quan trọng nhất. Lý do nào khiến môn văn được ưu ái như vậy?
18/01/2017Học là chuyện đương nhiên, là khát khao, mong ước của cuộc sống con người. Có nhiều câu châm ngôn tục ngữ răn dạy, nhắc nhở con người về sự học.
01/08/2006Vương Trí NhànÍt ra thì vụ thày giáo Đỗ Viết Khoa cũng có một kết quả nhỡn tiền: Xã hội riết gióng yêu cầu ngành phải nghiêm khắc hơn trong việc thi cử. Hình như những người thường kiếm ăn trong việc này cũng hơi chờn. Bởi vậy, chẳng ai “ngã ngửa ra ngạc nhiên cả “, khi nghe tin cái tin mà các báo mấy ngày cuối tháng 7 này vừa đưa : học sinh thi vào đại học năm nay đạt mức điểm khá thấp...
12/07/2006Đổi cách thi hay đổi cách học trước? Đổi nội dung hay đổi hình thức, cái nào quan trọng hơn? Cái "chuỗi luẩn quẩn" của giáo dục và tác động của xã hội nên giải quyết từ đâu? Nếu bạn có quyền thay đổi, bạn sẽ bắt đầu như thế nào?
08/07/2006GS. Bùi Trọng LiễuKỹ thuật giết rồng là một tích cổ Trung Quốc mang tính ngụ ngôn: có người bỏ ngàn vàng của nhà, để đi học nhiều năm thuật giết rồng, song rồi không biết dùng cái kỹ thuật ấy để làm gì bởi vì có rồng đâu để mà giết. Đó là ý người xưa chê việc bở công sức học tập những điều vô ích. Nhưng có lẽ cũng cần xét xem vô ích cho ai, và thực dụng cho ai, bởi vì cái "kỹ thuật giết rồng" này vô ích cho xã hội nhưng thực dụng cho người dạy nếu như người đó được hưởng ngàn vàng...
05/07/2006Nguyễn Trung DânCho rằng bệnh thành tích nếu được "các em học sinh, các bậc phụ huynh chống lại... và "các bậc phụ huynh và học sinh phải kiên quyết từ chối việc thi cử, đánh giá học sinh bằng điểm thi cao hơn khả năng thuộc về các em" thì "chắc chắn là không" còn bệnh thành tích!
16/02/2006Vũ Quang Việt (chuyên viên Thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc, New York, Mỹ)Từ New York (Mỹ) chuyên viên thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc Vũ Quang Việt gửi tới VietNamNet những phân tích thú vị về chi tiêu cho giáo dục Việt Nam rút ra qua những số liệu tính và phương pháp tính toán của bản thân...
07/01/2006Lê Thanh PhongXưa, trường thi của các triều đại phong kiến cũng có lắm người mua bằng để được bổ nhiệm làm quan. Các vị này chẳng học hành gì, bỏ tiền đút lót các quan giám khảo để đỗ đạt. Người đời chê cười những kẻ học giả bằng thật đó là "sinh đồ ba quan". Nhưng thực ra, trò mua bán này không phổ biến lắm vì trường thi ngày xưa rất nghiêm túc...
02/12/2005Trần Phương Hoa (Giáo viên trường Genetics - Đại học Bách khoa Hà Nội)"Việc làm cho học sinh trở thành những khúc gỗ biết nghe trên lớp được coi là thành công và khả năng quản lý giỏi của cô. Mọi ý tưởng sáng tạo hay đi chệch khỏi ý tưởng của cô đều bị gạt bỏ..."
14/11/2005Cao Tự ThanhCó lẽ trên khắp thế giới không có nước nào có ngành giáo dục "kỳ quái" như Việt Nam hiện nay, một ngành giáo dục liên tiếp xảy ra các vụ cải cách thì chất lượng càng rớt, thầy cô càng rỗi, học sinh càng rên, phụ huynh càng run, xã hội càng rầu...
28/10/2005TS. Lê Ngọc TràTrong trường hợp không thích học mà lại phải làm bài, phải thi thì các em sẽ dễ chọn cách học vẹt, học thuộc mặt dù không biết nó là gì, hễ thầy giáo khen hay thì cũng khen hay, thầy chê cứ xem là dở. Tình trạng này nếu kéo dài, lâu dần sẽ làm mòn khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh. Rồi từ nhà trường các em sẽ bước ra xã hội... Từ lối học biến thành lối nghĩ, lối làm. Nếu không kịp sửa chữa lối học vẹt trong nhà trường sẽ có nguy cơ biến thành căn bệnh trong xã hội...
26/10/2005Thanh LanMô phạm, khuôn mẫu là điều quan trọng và cần phải có nhưng đến một giai đoạn nào đó cũng cần phải hạn chế khu vực khuôn mẫu lại, không nên để khuôn mẫu trùm hết cả ý kiến cá nhân, cần mở một “vùng tự do" để học sinh có thể thoải mái bày tỏ chính kiến, thể hiện cái tôi của mình...
12/10/2005Hoàng Trí Dũng - N. Bình - Phạm KiềuTheo báo cáo của Sở GD-ĐT Cà Mau hiện tỉnh đã có 76/89 xã, phường, thị trấn và 4/9 huyện, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở... Oái oăm thay, các con số báo cáo này được xây dựng dựa trên sự gian lận của những cán bộ quản lý ngành giáo dục và giáo viên nhiều trường...
11/10/2005Lưu Quang... một lá thư của một nữ sinh ở Vinh (Nghệ An) được đăng tải trên mạng của Bộ GD&ĐT, đang gây xôn xao dư luận toàn xã hội. Xôn xao không chỉ bởi đây có lẽ là lần đầu tiên, một học sinh lớp 12 dám trực tiếp gửi thư đến một vị lãnh đạo cao cấp của bộ, mà còn bởi nội dung lá thư tuy chỉ nói chuyện riêng, nhưng qua đó lại đụng chạm đến một vấn đề nhức nhối từ lâu của ngành giáo dục...
28/09/2005Khuất Tố QuyênTrong tuần qua, liền sau Đại hội Hội nhà văn Việt Nam từ 24 đến 25-4-2005, ngày 26-4-2005 có Hội thảo tại Đại học sư phạm Hà Nội về “Văn học Việt Nam từ sau 1975 -Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy". Dạy văn và học văn luôn luôn còn là vấn đề nóng bỏng trong Giáo dục. Phóng viên Khuất Tố Quyên có cuộc trò chuyện với ông Phạm Toàn (nhà văn Châu Diện) về vấn đề này.
06/07/2005Chu Thuỳ AnhHọc sinh bây giờ không phải đã hết thích học văn. Nhưng môn văn bây giờ, có thể cần đem ra phường đổi tên lại thành môn chính tả. Học sinh lớp 12 còn tập chép chính tả, khác chăng là chính tả lớp 12 chữ có thể xấu hơn chính tả lớp 1 mà thôi!
02/07/2005PGS. TS Nguyễn Thiện TốngHệ thống giáo dục đại học nước ta hiện nay vẫn tiếp tục tổ chức theo những trường chuyên ngành với những phân ngành rất hẹp.
02/07/2005Lê Vương Kiều TrangVới cái nhìn của một người trong cuộc đang trực tiếp giảng dạy môn lịch sử ở nhà trường phổ thông, tôi cho rằng học sinh bây giờ không nhớ, không hiểu sử và không thích học môn lịch sử là kết quả tất yếu của cách dạy - học - thi cử hiện nay.
07/07/2005Hùng ThuậtNăm nay kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức muộn hơn mọi năm nên thời gian còn lại cho đến ngày thi tuyển sinh ĐH quá ít khiến các lớp luyện thi phải đua nhanh hơn, trở thành "siêu tốc".
04/01/2004Trong xóm lao động nghèo nơi chúng tôi ở, hồi này tiếng trẻ ôn bài cứ ra rả như ve kêu mùa hạ. Tội nghiệp cho lũ trẻ đang ở bậc tiểu học (trong đó có con gái của tôi) vì đề cương ôn luyện mỗi môn dài đến 4-5 trang. ..
28/11/2003Giáo sư Võ Tòng XuânTừ khi Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn đương chức, ông đã mô tả tình trạng giáo dục của ta "tụt nhanh như nhảy dù”, cho đến hôm nay, chất lượng giáo dục ở nước ta vẫn dậm chân tại chỗ hay nói đúng hơn còn xuống dốc nhanh hơn nhảy dù... Tại sao học sinh chúng ta học dở như vậy?
11/11/2003Theo chương trình của Bộ GD - ĐT thì hình như việc phan ban đã đi quá lệch so với cái tên của nó, sao lại chỉ có hai ban A và C khi mà thi ĐH hiện vẫn theo bốn khối A, B, C, D?
06/11/2003Ngày 20/10/1999, bài báo “Giáo dục thi cử gặp phải vấn nạn – cô bé thiên tài văn học thi không đủ điểm”, đăng trên tờ “Thời đại thương báo” ở Thẩm Dương, Trung Quốc đã gây nên những phản ứng xã hội mãnh liệt. Hiện tượng này liệu có xảy ra ở Việt Nam và giống như thực trạng giáo dục của chúng ta không?
25/08/2003Nguyệt MinhĐược xây dựng với mục tiêu tăng cường sự đối thoại giữa trẻ em với người lớn, gắn kết mối quan hệ giữa học sinh, giáo viên, nhà trường và chính quyền địa phương , mô hinh “Môi trường học tập bạn hữu” do Tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển khởi xướng đã chứng minh tính ưu việt của một mô hình giáo dục mới theo chủ trương cải cách giáo dục của Bộ GD&ĐT, sau thời gian thực hiện thí điểm tại 6 trường tiểu học TP.HCM...
11/02/2003Gần 90% thí sinh đã tốt nghiệp THPT và bước vào kỳ thi ĐH, CĐ với đề thi được đánh giá là "bám sát nội dung sách giáo khoa và nói chung là dễ" nhưng kết quả ra sao? * Tổng điểm thi bình quân của thí sinh trên cả nước chỉ là 8,3/30 điểm. * Hơn nửa triệu thí sinh (chiếm 67,5% số dự thi) có điểm ba bài thi chỉ đạt 0-10/30 điểm. * Có đến 339.888 thí sinh có điểm bình quân mỗi bài thi chỉ đạt 2 điểm trở xuống. Kết quả này đã được Bộ GD-ĐT lần đầu tiên thống kê và sự thật ấy nói lên điều gì?
10/02/2003Nguyễn Lân HùngTrung ương có chỉ thị xem xét lại chương trình phổ thông hiện nay vì nó quá nặng. Theo chúng tôi, đó là một chủ trương hết sức đúng đắn. Riêng phần sinh học, xin được nêu một vài suy nghĩ tản mạn về nội dung.
10/02/2003Hàn LongNhìn một cách nào đó, sinh viên vừa là sản phẩm vừa là khách hàng của nhà trường. Vì vậy, nhà trường vừa phải liên tục theo dõi chất lượng sản phẩm, vừa phải ghi nhận ý kiến phản hồi của khách hàng.