Một văn hóa mới cho hội nhập hôm nay

04:34 CH @ Thứ Bảy - 28 Tháng Mười, 2006

Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, rõ ràng bây giờ đang cần có một văn hóa khác: một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất củatừng cá nhân, từng cá nhân không phải chìm trong cộng đồng, mà tự mình thật mạnh, cho cộng đồng, đất nước mạnh.

Những ngày này chúng ta nói nhiều về toàn cầu hóa và hôi nhập, toàn cầu hóa như một tất yếu, và hội nhập như cách sống duy nhất trong tất yếu ấy. Và suy nghĩ về văn hóa trong điều kiện mới đó. Tuy nhiên có điều cần làm rõ: bàn về văn hóa trong hội nhập với toàn cầu hóa, nhưng là toàn cầu hóa nào đây? Bởi đã có đến mấy cuộc toàn cầu hóa. Cuộc thứ nhất, mà dân tộc chúng ta đã bỏ lỡ, cuộc toàn cầu hóa thứ nhất ấy được thúc đẩy bằng sức mạnh cơ bắp, bắt đầu bằng việc Christopho Colombo vượt qua Đại Tây Dương, tìm thấy Châu Mỹ, rồi liên tiếp những người khác đi được vòng quanh thế giới, chừng minh thực tế rằng quả thực trái đất là tròn, và bộc lộ đặc điểm đầu tiên và quan trọng nhất của toàn cầu hóa: xóa bỏ sự cô lập, lần ấy đưa các quốc gia, dù bất cứ ở đâu, cúng đều được và buộc phải gặp nhau, đối mặt với nhau, chẳng còn nước nào có thể đóng cửa sống một mình. Các nước phương Đông từ ngàn đời trước tưởng trần gian nàychỉ có mỗi thiên triều Trung Hoa với một số chư hầu bốn bên, nay bỗng giáp mặt với cả một thế giới mới đến từ phương Tây, văn minh, hiện đại, hùng mạnh, đang hăng hái đi tìm thị trường. Nhật Bản đã giật mình, nhận ra sớm nhất, rõ nhất, sâu nhất tình thế mới chưa từng có, quyết tự thay đổi đất nước và dân tộc mình, hòa nhập với toàn cầu mới - bằng cách ra sức đi học, học quyết liệt, đến cùng, kết quả đã vượt lên, không chỉ sống sót mà còn trở thành cường quốc. Ta thì khác, tiếp tục nhắm mắt làm một thứ AQ, gật cái thế giới mới đang ập đếnkia là một lũ “Tây di", tức toàn bọn man di mọi rợ như thiên triều Trung Hoa vẫn miệt thị gọi các rợ chung quanh, quay lưng lại với toàn cầu hóa, đóng cửa kín bưng, chẳng học ai, chẳng chơi với ai, tự hào tự đắc đàm mình mãi trong cái ao nhà đục ngàu của ta...

Vây đó, bài học: toàn cầu hóa không phải là một lựa chọn, muốn hay không muốn, mà là một thực tế, do lịch sử tạo nên tất yếu, phải nhập vào để tao ra bản lĩnh mới, đối đầu với thử thách mới để tự thay đổi mình và lớn lên, cùng sống và phát triển với thiên hạ, thế thôi, không có lựa chọn gì cả.

Toàn cầu hóa thứ hai, được thúc đẩy bằng sức mạnh cơ giới, không phải đưa các quốc gia nữa, mà là các tập đoàn đa quốc gia đến gặp nhau, đối mặt với nhau, để cùng cạnh tranh, tồn tại, phát triển, hay thua cuộc và biến mất. Cuộc này diễn ra trong lúc ta đang bận bịu một nhiệm vụ quá cấp bách, một món nợ đế lai từ sự là cuộc tai hai hai trăm năm trước: cứu nước,cứu cho được nước đã, rồi mới nói đến chuyên hội nhập hay không, hội nhập thế nào...

Còn bây giờ toàn cầu hóa mà chúng ta đang nói đến, đang đối mặt, càn nhân ra, là toàn cầu hóa thứ ba, được thúc đẩy không phải bằng thứ làm đầu rơi máu chảy là sức mạ nít cơ bắp, không ồn ào ầm ĩ là sức mạnh cơ giới, mà lặng tờ như không, cứ như vô hình vô ảnh, bởi nó diễn ra chủ yếutrên không trung: lnternet. Trong cuốn sách mới của mình. Cuốn Thế giới phẳngThomas Friedman chỉ ra rất cụ thể ngày bắt đầu chính thức cuộc thứ ba này: ngày 9/8/1995, khi Netscape niêm yết trên thị trường chứng khoán, châm ngòi nổ cho cơn sốt dot com, rồi cáp quang viễn thông toàn cầu, đẩy chi phí truyền dẫn âm thanh, dữ liệu và hình ảnh xuống gần bằng không, đột nhiênkhiến cho nhiều người hơn ở khắp thế giới có thề kết nối với nhiều người khác nhau hơn bất kỳ thời kỳ nào từng có trước đây. Tức đặc điểm quan trọng nhất của toàn cầu hóa mà ta đã nói đếntrên kia, xóa bỏ moi sự cô lập, lần này đi xa và sâu hơn cả, triệt đểhơn cả. Làn thứ nhất xóa sự cô lập của các quốc gia. Lần thứ hai xóa sư cô lập của các tập đoàn đa quốc gia. Làn này xóa đến sư cô lập của từng con người, từng cá nhân.

Toàn cầu hóa làn nào cúng vậy, gây ra những vấn đề văn hóa, làm chuyển động cơ bản về văn hóa, hoặc nói cách khác, làm thay đổi quan hệ giữa con người và con người trên thế giới. Nêu trong hai lần trước con người biết đến nhau và quan hệ với nhau một cách gián tiếp thông qua trung gian của các quốc gia hay các tập đoàn đa quốc gia, thì lần nàynó tước hết các trung gian ấy đi, phơi từng cá nhân con người ra trước toàn thế giới, biến toàn thế giới thành một cái làng bé xíu - bé đúng bằng cái màn hình máy tính và Friedman nói rằng từng cá nhân có thể và phải hỏi: Tôihợp với cạnh tranh và các cơ hội toàn cầu ngày nay ở chỗ nào, làm sao tôi có thể tự mìnhcộng tác với nhữngngười khác một cách toàn cầu? Trong suốt lịch sử, chưa bao giờ đã tạo ra được một sự bình đẳng gần như triệt để đến thế, bình đẳng về cơ hội, và đương nhiên cũng là về cơ nguy.

Có người cho rằng Friedman đã nói quá, ông quá để cao tác động của khoa học kỹ thuật mới. Thế giới còn lâu mới phẳng, sự cách biệt giữa con người với con người còn lâu mới vượt qua được các trung gian vẫn nặng nề, vướng víu lắm. Đúng là còn lâu. Nhưng ở đời, điều chủ yếu không phải là lâu hay mau, lâu đến bao nhiêu và mau bao nhiêu, vấn đề là xu thế, một xu thế như vậy, một khả năng thực tế như vậy đã được tạo ra, không gì có thể cản lại được nữa, đó là điều quan trọng nhất. Và vô cùng quan trọng là nhận ra được xu thế, để đừng bỏ lỡ bởi, như đã nói, bao giờ cũng vậy, cơ may đồng thời cũng là cơ nguy, cơ may cho ai nhân ra, chộp lấy được và tận dụng để vượt lên, và cơ nguy cho ai nhắm mắt, bỏ qua, để mình rơi tõm vào thất bại, chắc chắn sẽ rất thê thảm. Kinh nghiệm máy trăm năm trước cũng chính là kinh nghiệm về việc nhận ra xu thế. Nhật sáng suốt nhận ra xu thế nên đã biến thách thức thành cơ may cực lớn cho dân tộc họ, ta vì không nhân ra xu thế nên đã để cho thách thức nhận chìm nghỉm vào cơ nguy.Cần đọc cuốn sách của Friedmantheo cách như vây.

Từ những điều trên, đối chiếu trở lại văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, rõ ràng bây giờ đang cần có một văn hóa khác: một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện nhất của từng cá nhân, từng cá nhân không phải chìm trong cộng đồng, mà tự mình thật mạnh, cho cộng đồng, đất nước mạnh. Một văn hóa trong đó từng cá nhân con người đủ sức cộng tác để cạnh tranh và cùng thắng (win-win) với những cá nhân con người khác ở mọi nơi trên toàn thế giới, từ đó mà tạo ra sức cạnh tranh mạnh của đất nước.

Phải chăng có thể mạnh dạn có một nhận xét này: hình như những người có tráchnhiệm chung chưa hoàn toàn nhân ra được sự khác biệt mới đó của yêu cầu văn hóa ấy, trong khi xã hội đã có nhiều dấu hiệu nhận ra và không chỉ nhận ra mà còn tự mình ra tay giải quyết. (Nói cho cùng có lẽ làn nào cũng vậy: nhận ra và kiên quyết xóa bỏ bao cấp trong nông nghiệp, giải phóng nông nghiệp, rồi từ đó giải phóng cả nền kinh tế và cả xã hội hồi những năm 1980, có phải trước tiên là do Nhà nước và lãnh đạo đâu, mà là do nông dân, do dân bức bối tự mình phá bung ra, Nhà nước và lãnh đạomãi mới chịu nghe và đi theo sau. E lần này cũng sẽ vây chăng?).

Một số năm gần đây đang có hai hiện tương rất đáng chú ý:một là, điều mà một số người gọi là "di tản giáo dục". Bức xúc vì nền giáo dục trong nước quá xuống cấp, quá lạc hậu, chỉ đào tạo ra được những con người cứng đơ và ngơ ngác trước thế giới không tự mình đủ sức sống, làm việc, hợp tác, cạnh tranh với mọi người khác trên thế giới, nhiều gia đình đã tìm cách cho con cái chạy ra học ở nướcngoài, các nước tiên tiến. Đi bằng nhiều cách: hoặc những cháu rất có nghi lực và thông muốn tự mình lên mạng tìm và ra sức phấn đấu xin được học bổng để đi. Hoặc các gia đình tương đối khá giả, cố gắng tằn tiện tối đa để cho con đi. Họ đi tìm một nền giáo dục khác, tìm đến những nơi đào tạo ra con người kiểu khác, những con người có triết lý văn hóa, triết lý sống khác. Tức họ đã và đang im lặng, một sự im lặng đầy báo hiệu, phản kháng lại nền giáo dục hiện hành, không chấp nhận triết lý của nền giáo dục đó, không chấp nhân kiểu con người mà nền giáo dục đó đang chủ trương và thực tế đào tạo ra. Họ tìm đến một kiểu con ngườikhác. Nghĩa là bằng sự thính nhạy thậm chí còn ít nhiều bản năng, bản năng vốn lành mạnh của nhân dân, ho đã cảm nhận ra được phần nào đó hình bóng con người của toàn cầu hóa thứ ba và tự mình ra sức vươn tới đó.

Song song, lai có chuyện nhiều trường quốc tế đủ các cấp đang mọc lên ngày càng nhiều trong nước. Nóitheo cách nào đó, cũng là một thứ "di tản giáo dục” tại chỗ, vì những bức xúc đúng như vừa nói trên. Có điều kỳ lạ trong quản lý giáo dục của ta: các trường đó, đặt ngay trên đất này, dahy ngay con em người Việt chúng ta, nhưng lại được phép hoàn toàn tự do dạy theo các chương trình độc lập, tiến triển của họ, bỏ đi tất cả những thứ linh tinh hình thức vô bổ mà các cơ quan lãnh đạo và quản lý giáo dục đầy chất cửa quyền, đang cứ nhắm mắt coi là "pháp lệnh", trong khi các trường "bản xứ”, của người "bản xứ" thì cứ phải nhất nhất theo đủ cách điều hành và các chương trình lạc hậu, cũ rích của "ao nhà".

Hiện tượng thứ hai: một số doanh nghiệp, không ít, chủ yếu ở Thành phố Hồ ChíMinh do chính họ mới là bộ phận đầu tiên trong xã hội ta trực tiếp va chạm và vật lộn hàng ngày với thế giới mới - nhận ra rất rõ rệt yêu cầu mới đối với họ là sống còn, trong khi nền giáo dục trong nước hoàn toàn không thế cung cấp cho họ nhân lực chất lượng cao đủ sức đáp ứng yêu cầu đó đá tự mình đừng ra tổ chức các lớp học ngay trong doanh nghiệp của mình, theo nhiều hình thức khác nhau, và mời thầy giỏi nhất ở nướcngoài về dạy. Tôi nghĩ không khéo những cái mà ta đang nói về yêu cầu cấp bách cải cách Đại học, "Đại học đẳng cáp quốc tế" lại có thể bắt đầu từ chính những chỗ này cũng nên. Cũng cần nói thêm: một nền Đại học mới, đáp ứng yêu cầu của hội nhập ngày nay rất có thể xuất phát từ giới doanh nhân, không chỉ ở chuyện đầu tư, mà có lẽ trước hết là ở chuyện trí tuệ, ở cảm nhận tinh nhạy mà họ có thể có rất sắc sảo về yêu cầu này. Cần có sự kết hợp thật tốt giữa các nhà doanh nhân và các nhà văn hóa có cái nhìn tân tiến, cập nhật nhất về thời thế để cùng bắt tháo gỡ. Vì đây là chuyện tạo ra con người của hôm nay, cũng tức là chuyện tao ra nhân lực cấp cao mà phát triển kinh tế và xã hội của chúng ta đang đòi hỏi. Tạo ra cho kỳ được, nếu chúng ta không muốn một lần nữa lỡ mất thời cơ cũng là sống còn chẳng khác gì mày trăm năm trước.

Giáo dục, đào tạo mới, về thực chất, là giải phóng tối đa năng lượng của cá nhân, gợi và tạo cho họ khả năng tự chủ hoàn toàn, để có thể tự mình cộng tác được với những con người khác trên toán cầu. Đó chính là cái đang thiếu và yếu nhất trong văn hóa và giáo dục của chúng ta, về cả hai mặt: đủ sức và ý chí độc lập, tự chủ, đồng thời biết hợp tác với người khác, đủ khả năng hợp tác thành công với người khác, mà là người khác trên toàn thế giới.

Thách thức này rất lớn, bởi nó đánh trúng tử huyệt của văn hóa vá giáo dục đang có của ta. Nhưng cũng lỡ cơ hội lớn, bởi có lẽ hơn bao giờ hết, nó chỉ cho ta hết sức rõ rệt phương hương và cá cách thức để thay đổi. Nó chỉ ra rằng chúng ta đang cần một cộng đồng xã hội mạnh vì có những cá nhân, từng cá nhân mạnh, đủ ý chí và đủ sức chơi với bất cứ ai ở đâu, để cùng win-win. Cần có một xã hội với một văn hóa, một triết lý như vậy.

Và đừng để cho sự việc chỉ diễn ra một cách tự phát. Cần một quá trình tự giác cao, của xã hội, trước hết của lãnh đạo.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Văn hóa đối thoại

    12/03/2019Lê ĐạtVới đà phát triển tăng tốc của "toàn cầu hóa" đối thoại đã vượt khỏi giới hạn một kỹ năng và trở thành một phạm trù mới của đạo đức...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Văn hóa tranh luận

    14/11/2017Thủy Hoài... không phải văn hóa tranh luận trong doanh nghiệp nào cũng được hiểu đúng và áp dụng có hiệu quả. Không phải quan điểm nào cũng đưa ra tranh luận cũng đúng nhưng với một tập thể có nhiều sáng kiến, quan điểm khác nhau sẽ luôn là một tập thể mạnh và sôi động...
  • Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa

    17/03/2016Nguyên NgọcNgày 24/3 vừa qua, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh và sau đó mấy hôm, ngày 4/4 kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản hồi đó đã viết: “trong lịch sử người An nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”...
  • Sự hình thành bản thể luận văn hóa

    10/11/2014TS. Đỗ Minh HợpCó thể phân biệt ba giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thể luận - bản thể luận tự nhiên (cổ đại), bản thể luận nhận thức (cận đại) và bản thể luận văn hoá (hiện đại). Không có ý định đi sâu vào đề tài này, chúng tôi chỉ muốn nêu bật sự khác nhau cơ bản giữa ba hình thức này của bản thể luận...
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Tìm về văn hóa để hiểu hôm nay

    07/06/2014"Nhân nào quả ấy" là một tập phiếm luận về văn hóa đương thời tổng hợp các bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Ông đặt câu hỏi về tầm vóc văn hóa hay đúng hơn là sự thiếu văn hóa ẩn hiện đằng sau nhiều hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội Việt Nam thời nay...
  • Văn hóa trong phát triển

    11/09/2013Nguyễn Lân DũngVăn hóa đâu phải là sự thăng hoa, sự phản ánh của kinh tế. Đâu phải kinh tế cần đi trước, có tiền thì mới có điều kiện phát triển văn hóa. Ngược lại muốn làm kinh tế, muốn quản lý kinh tế phải có văn hóa...
  • Quan niệm của chú giải học về văn hóa

    26/10/2006Trần Quang TháiVới cách tiếp cận nhân học- văn hoá, các nhà chú giải họcđã đi đến quan niệm coi văn hoálà hệ thôngtư tưởng và ý nghĩa chungở dạng tường minh hoặc tiềm ẩn nhằm giải thích thế giới và thiết định hành vi con người...
  • Truyền thống và chủ nghĩa đa nguyên trong sự lý giải của Phâyơraben từ góc độ văn hóa

    11/09/2006TS. Nguyễn Huy HoàngMột trong những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu triết học phương Tây nói chung hay "Triết học khoa học" nói riêng là yêu cầu xác định cho rõ những cơ sở thế giới quan của các học thuyết đang được xem xét. Khó khăn đó lại càng tăng lên khi hạt nhân của thế giới quan lại thường ẩn giấu, chứ không thể hiện rõ ràng trong lý luận và phương pháp luận của chúng....
  • Các lý thuyết mới về văn hóa

    01/09/2006Dominique Guillot (Huyền Giang dịch từ tiếng Pháp)Giải thích các quy tắc xã hội, các ý tưởng, cái tưởng tượng... từ lý thuyết tiến hóa, đó là mục tiêu của các mô hình Darwin mới về văn hóa. Một số lý thuyết ấy đem lại một tính độc lập cho văn hóa đối với những bó buộc của tự nhiên...
  • Văn hóa Việt Nam, nhìn từ mẫu người văn hóa

    07/08/2006Song ThủyNhìn văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa, tôi tránh được một cái nhìn tuyến tính của sự biến thiên. Hơn nữa, lối tiếp cận này còn trình ra một cách hiểu khác về văn hóa. Văn hóa, tôi nghĩ, không chỉ là những gì bày ra trên mặt đất, mà quan trọng hơn, còn là những trầm tích trong lòng đất. Và trong lòng người.
  • Đối thoại văn hóa hay đụng độ văn minh

    23/07/2006PGS. TS. Hồ Sĩ QuýSự đối thoại giữa các nền văn hóa là phương thức tối ưu cho sự lựa chọn của con người, là quy luật khách quan của sự phát triển bền vững. Sự đối thoại giữa các nền văn hóa là giá trị định hướng an toàn đối với tiến bộ xã hội...
  • Vai trò của Nhà nước trong xây dựng văn hóa quản lý mới

    06/07/2006Th.s Đào Văn BìnhQuản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Chế độ chính trị tồn tại trên hai nền tảng đó, với hai nội dung đó…
  • Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây

    26/06/2006Hữu NgọcCó thể định nghĩa tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau và kết quả là những thay đổi về văn hóa trong mỗi nhóm. Thí dụ: hai nhóm văn A và B tiếp xúc với nhau: tiếp xúc văn hóa có thể đem lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực...
  • Văn hóa là gì?

    23/06/2006Nicolas JournetKhái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người...
  • Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam

    06/06/2006Nguyễn Tất ThịnhTôi viết cuốn sách này với cách nhìn xuyên suốt của văn hóa xã hội. Để trở thành gì thì vấn đề cốt lõi là đẳng cấp văn hóa, để hội nhập vấn đề xuyên suốt cũng là văn hóa. Cuối cùng là mong muốn sự phản tỉnh văn hóa, như luống đất đã được lật luống, trồng trên đó cây gì tùy thuộc vào mỗi người. Có nhiều thứ để trồng lắm, nhưng đó phải là những thứ tốt lành nuôi dưỡng chúng ta và thúc đẩy chúng ta phát triển...
  • Để hội nhập, phải hiện đại hóa giáo dục

    01/06/2006GS Hoàng Tụy vừa trở về từ Mỹ trong một dự án hợp tác khoa học. Trong bộn bề công việc, ông vẫn dành cả một buổi chiều để cùng PV Đại Đoàn Kết trao đổi về những việc của khoa học và giáo dục...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Văn hóa

    22/05/2006Phạm ToànChúng ta cần định nghĩa về văn hóa thật chặt chẽ, thật đầy đủ và nhất là định nghĩa đó phải đủ sức dẫn con người đi tới những hành động văn hóa. Đó là một cách làm đi từ gốc của vấn đề...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Chung quanh vấn đề xã hội học văn hóa

    11/03/2006Lê Đình CúcNhững năm gần đây trước các hiện tượng phức tạp của xã hội: cờ bạc, mại dâm, ma túy và tội phạm vị thành niên tăng cao, nhiều người không khỏi lo lắng, thậm chí lo sợ. Những hiện tượng trên, thời nào cũng có, nhưng chưa bao giờ đáng báo động như hiện nay ở tính chất nghiêm trọng của nó... t
  • Chuyện văn học – văn hóa – và những thứ khác

    28/01/2006Phan ViệtBài viết này của tôi có mục đích tổng kết những điều đáng buồn nổi cộm trong văn học, dịch thuật và những thứ liên quan tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Tôi viết bài với tư cách là một người đọc và quan tâm tới văn học...
  • Nghĩ về nền văn hóa mới và cơ hội mới

    28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
  • Trò truyện thời hội nhập

    27/01/2006Trần Đăng Khoa ghiCâu chuyện chúng tôi là chuyện về thời hội nhập. Một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Bởi thế không thể nói qua quýt trong mấy vốc chữ...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • Các hệ tư tưởng và môi trường văn hóa, xã hội

    01/01/2006Nguyễn Đức ĐànMôi trường lịch sử, văn hóa và xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX và trong nhũng thập kỷ đầu của thế kỷ XX là một môi trường đặc biệt, nóng bỏng những đổi mới về mọi mặt, báo hiệu một thời kỳ đang chuyển hướng mạnh mẽ. Có thể khẳng định đây là thời kỳ bản lề của lịch sử văn hóa dân tộc sau bao nhiêu thế kỷ êm ả, tĩnh tại...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • Net là một phần văn hóa

    17/12/2005“Net là một phần văn hóa quan trọng trong đời sống hiện nay”, đa số các bạn trẻ tham dự ngày hội internet lần 5 khai mạc tại Nhà văn hóa thanh niên TP.HCM sáng nay đều cùng chung quan điểm như vậy...
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Văn minh giao tiếp thời hội nhập

    04/08/2005Diệu TrangVăn hoá thấm từng giọt, còn tiền thì có thể đến một cách ào ạt chẳng hạn như ngày mai anh trúng số độc đắc bỗng nhiên trở thành người giàu có. Đánh giá một con người văn minh, văn hoá, người ta không nhìn theo kiểu cứ là quan chức thì phải bút Monblank, ví Cartier, giày Christian Dior... Cái đó không quan trọng vì họ cũng rất biết về Việt Nam và không phải là mong đợi sự sang trọng đập vào mắt họ mà là người này tầm nhận thức thế nào, hiểu bên ngoài ra sao và mục đích anh đi ra thế giới để làm gì? Vậy nên "văn minh" ở đây là nắm bắt xu thế của thế giới đồng thời khẳng định được đặc thù của bản thân.
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ