Net là một phần văn hóa

02:55 CH @ Thứ Bảy - 17 Tháng Mười Hai, 2005

Trong những năm đầu của thế kỷ 21 này, internet đã trở thành một yếu tố quan trọng trong đời sống, nhất là của thanh niên.

Sáng 16/12, trong buổi khai mạc Ngày hội internet lần 5 mang chủ đề “Văn hóa Net” do Trung tâm điện toán và truyền số liệu khu vực 2 (VDC2) và Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM phối hợp tổ chức, đã có hàng trăm bạn trẻ đến tham gia.

Net rất tích cực

Trả lời phỏng vấn của VnMedia, đa số các bạn trẻ đều cho rằng, internet đã là một phần rất quan trọng trong đời sống của họ. Hầu hết các bạn trẻ đều có đánh giá tích cực đối với tác động của internet.

“Với em, internet rất quan trọng. Em vẫn thường xuyên vào net (gần như là hằng ngày) để chat với bạn bè, tra cứu thông tin”. Phương Xuân, sinh viên Học viện Ngân hàng phát biểu: “Nhờ có net mà khoảng cách về không gian được rút ngắn, bạn bè em vẫn gặp gỡ với nhau thường xuyên, dù ở rất xa nhau”.

Trong khi đa số các bạn nữ vào Net để chat và nghe nhạc thì các bạn nam thường đến quán net để chơi game o­nline là chính. Bình, học sinh trường đào tạo Inforworld cho rằng: “Net giúp chúng em đáp ứng nhu cầu giải trí. Ngoài ra, đây cũng là phương tiện để học hỏi và kết bạn”.

“Nhờ có Net, em có rất nhiều người bạn ở phương xa mà em còn chưa hề gặp mặt. Dù vậy, chúng em vẫn trao đổi, chia sẻ và tâm sự cùng nhau chẳng khác gì bạn thân”, Lan, học sinh trường PTTH Lê Quy‎‎ Đôn hồn nhiên khoe.

Tuy nhiên, theo thăm dò kiến của chúng tôi, tỷ lệ thời gian các bạn trẻ vào net phục vụ mục đích học tập còn rất ít. Huy, sinh viên trường ĐHKHXH-NV TP.HCM cho rằng “Thời gian vào net, chỉ có 20% là phục vụ học tập, tra cứu; 80% là để giải trí”. Mặc dù vậy, Đặng Phương Dung, một nữ sinh viên Đại học Luật TP.HCM lại thẳng thắn thú nhận: “Tỷ lệ đó chỉ chiếm một vài %. Rất ít người vào quán Net để tra cứu thông tin, học tập.

"Quán Net" chỉ là nơi có dịch vụ chơi game online công cộng mà thôi. Hầu hết những bạn có nhu cầu tra cứu thông tin đều đến phòng máy thư viện các trường.Ở đó, môi trườnghọc tập thuần nhất hơn, mình làm việc không bị người khác chơi bên cạnh làm ảnh hưởng”.

Tuần lễ khám phá internet dành cho thanh niên TP. HCM lần thứ 5 chủ đề “Văn hóa Net” sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18/12, và bao gồm các hoạt động: Triển lãm “Văn hóa Internet”; Giao lưu với các thí sinh đoạt giải cuộc thi “Nhân tài đất Việt trong lĩnh vực CNTT – 2005”; Chương trình Internet Café với Diễn đàn “Internet và đời sống văn hóa thanh niên; các lớp học trang bị các kỹ năng giao tiếp trên mạng, Cuộc thi “Ý tưởng kinh doanh trên mạng”; Cuộc thi thuyết trình bằng tiếng Anh chủ đề “Văn hóa Internet”…

Mặc dù vậy, thì hầu hết các bạn trẻ mà chúng tôi hỏi đều cho biết, họ coi Net là công cụ cung cấp thông tin và tra cứu thông tin hiệu quả nhất. Tất cả các bạn được hỏi đều biết cách tra cứu thông tin trên mạng. “Bây gì, việc lục tìm sách báo trong thư viện đã lỗi thời, chỉ những tài liệu quá chuyên môn mới khó tìm trên Net”, một bạn nam mang phù hiệu trường Đại học Bách khoa khẳng định đầy tự tin.

Việc chơi game o­nline quá nhiều cũng khiến rất nhiều người bức xúc. Tuy nhiên, với tư cách là một game thủ, Huân, sinh viên ĐH Ngoại thương cho rằng: “Game cũng là một trò chơi lành mạnh đấy chứ, quan trọng là biết sử dụng thời gian hợp ly giữa việc học tập, làm việc và chơi mà thôi!”

“Em rất ít thấy các bạn em truy cập các trang web độc hại, đồi trụy”, Huân khẳng định. “Mất tiền ra quán net, hầu như bạn nào cũng lựa chọn cho mình một hình thức giải trí phù hợp, hoặc ít ra cũng phải đáp ứng lại nhu cầu thông tin cho khỏi phí số tiền bỏ ra”.

Quan hệ trên mạng: Không đáng tin cậy

Dù Net chính là phương thức kết bạn được sử dụng rộng rãi hiện nay, nhưng thực ra các bạn trẻ vẫn chưa thấy tin tưởng về sự tin cậy của tình bạn qua mạng.

“Em không tin tưởng lắm về các mối quan hệ trên mạng”, Bình, cậu học sinh trường Inforworld tỏ vẻ băn khoăn. “Những lời nói, tình cảm qua net đều cần phải xem xét lại kỹ lưỡng”.

Cô nữ sinh Học viện Ngân hàng Phương Dung cũng đồng quan điểm: “Net cho thêm nhiều bạn bè, mở rộng quan hệ để nâng cao tầm hiểu biết. Tuy nhiên, rất nhiều mối quan hệ mà Net mang lại không đáng tin cậy”.

Thy, học sinh lớp 10 thì tỏ vẻ có kinh nghiệm trong việc lựa chọn bạn qua Net: “Trong số hàng chục người quen trên mạng, chỉ tìm được một vài người đáng tin tưởng. Nhưng sau khi đã thân nhau, các mối quan hệ trên mạng đều được duy trì rất tốt”.

Chứng kiến cảnh các bạn học sinh, sinh viên chen nhau đọc những tờ giấy ghi địa chỉ các trang web hay, bổ ích bên hành lang Nhà văn hóa Thanh niên thành phố, có thể nhận thấy, Net đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Rất mừng rằng, đa số các bạn đều sử dụng những mặt tích cực của Net. Mong rằng, càng ngày, phần tích cực của Net sẽ càng nhiều lên, và những phần tiêu cực sẽ ngày càng ít đi, và có ngày, sẽ bị thanh niên chúng ta đẩy lùi khỏi văn hóa Net.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • CNTT Việt Nam: “Thủ phạm” chính gây nên hội chứng thụt lùi?

    07/12/2005Xuân NamHàng năm, Diễn đàn kinh tế thế giời đều công bố những bản báo cáo của mình trong đó quan trọng nhất là báo cáo cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) và báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu (Global Information Technology Report).
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • Cuộc sống ở xã hội ảo

    22/10/2004Bên cạnh một thế giới thực mà mỗi người đang góp mặt, một thế giới khác cũng có thật và đang tồn tại với đầy đủ các cung bậc của đời thường. Xã hội ấy được tìm thấy trên mạng Internet...
  • Máy tính sẽ trở thành "oxy của tương lai"

    02/10/2004Tới năm 2010, các nhà khoa học dự đoán chúng ta sẽ ngập trong một biển máy tính tí xíu. Khi đó, người ta sẽ dùng chúng một cách tự nhiên mà không nhận ra điều đó...
  • Thực trạng sử dụng Internet ở thanh, thiếu niên Việt Nam

    08/08/2004Internet có vẻ như đã trở thành một thứ rất quen thuộc đối với đông đảo thanh, thiếu niên, nhất là ở các thành phố lớn. Thế nhưng, sự quen thuộc đó liệu đã mang ý nghĩa tích cực như chúng ta nghĩ lẽ ra nó phải vậy?
  • xem toàn bộ

Nội dung khác