Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến ba lần toàn cầu hóa khi diễn ra toàn cầu hóa hiện nay. Đó là, lần thứ nhất vào thế kỷ XV, sau khi Crixtốp Côlông tìm ra châuMỹ, các nước phát triển ở châu Âu tiến hành công cuộc chinh phục thế giới. Lần thứ hai, từ giữa thế kỷ XIX trở đi, châu Âu chinh phục châu Á và người Nhật nhân cơ hội này thực hiện công cuộc duy tâm rất thành công. Kết quả của hai cuộc chinh phục này là “mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”. Lần thứ ba, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc đã dẫn đến một trật tự thế giới mới với việc hàng loạt các nước châu Á, châu Phi, và khu vực Mỹ La tinh giành được độc lập về chính trị, tham gia vào các mặt hoạt động khác nhau của cộng đồng thế giới. Đặc điểm chung và nổi bật của cả ba lần toàn cầu hóa này là ở chỗ, chung đều là hệ quả của các cuộc chiến tranh và của chính sách thực dân.
Khác hẳn với ba lần đó, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa. Nếu chỉ xét riêng về mặt này thì toàn cầu hóa hiện nay là sản phẩm, là thành quả của văn minh nhân loại, do vậy mà tất cả các quốc gia, tất cả các dân tộc không những có cơ hội để tiếp nhận những sản phẩm và thành quả đó, mà còn có quyền và cần phải tìm cách tham gia vào chính quá trình ấy, để góp phần tiếp tục thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại.
Song , bên cạnh đó, cần nhận thấy rằng, toàn cầu hóa hiện nay còn một mặt khác nữa. Nó là sản phẩm của nền kinh tế thị trường hiện đại và của một yếu tố cần phải được tính đến là chính sách của tất cả các nước phát triển, nhất là Hoa kỳ. Không phải ngẫu nhiên mà M.Sorrel, người Anh, chủ tịch một trong những công ty truyền thông lớn nhất thế giới đã phải thốt lên rằng, thế giới không phải đang toàn cầu hóa, mà nó đang được Mỹ hóa. Điều này không chỉ đượcminh chứng về sức mạnh trong lĩnh vực kinh tế và thương mại của nươc Mỹ, mà còn có thể được minh chứng bằng ưu thế qua vài số liệu sau đây trong lĩnh vực văn hóa. Trong số 20 trường đại học nổi tiếng trên thế giới thì chỉ có 3 trường của nươc Anh là Oxford, Cambridge và Đại học London, số 17 trường đại học còn lại đều là của Hoa Kỳ. Hiện tại có khoảng 450.000 sinh viên nước ngoài đang du học ở Mỹ. Cái lợi trước mắt về kinh tế do những người này mang lại cho nước Mỹ thì đã rõ. Còn những gì sẽ xảy ra sau khi số này thành đạt và trở về quê hương họ thì ai cũng có thể dự báo được. Chính một nhà nghiên cứu người Mỹ, R.Stil, đã viết rằng, các tín hiệu văn hóa Mỹ thông qua Hollywood và “McDonal” mang đi khắp thế giới đang phá tan cơ sở của các xã hội khác. Hoặc một số liệu khác. Trên 85% số phim được chiếu tai 22 nước phát triển nhất thế giới là phim
Đểtránh đồng nhất giai đoạn đang diễn ra với các giai đoạn trướcvà cũng để cho chuẩn xác về mặt khoa học, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “toàn cầu hóa” không có tính từ hoặc trạng từ đang rất phổ biến. Bởi vì, chúng tôi coi toàn cầu hóa hiện nay là quá trình khách quan, một quá trình mở, luôn vận động, biến đổi, đang tiếp diễn, đang phát triển, “chưa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”, chứ không coi nó là một hiện tượng cố định, bất biến, đóng kín hoặc đã hoàn thành.
Khác với các giai đoạn toàn cầu hóa trước đây, toàn cầu hóa hiện nay diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó rõ nhất là trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực thông tin. Hai lĩnh vực này có sức cuốn hút lớn và tác động rất mạnh đối với tất cả các nước, các cộng đồng và cả các cá nhân. Tuy nhiên, do trình độ phát triển của các nước, các cộng đồng, các tầng lớp dân cư quá cách biệt nhau, nội lực là khác xa nhau, đặc biệt, do sự áp đặt nghiệt ngã của các thế lực tài chính quốc tế đối với các nước nghèo, yếu thế, cho nên khả năng nắm bắt có hội hợp tác và khả năng tham gia, hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa hiện nay của các nước cũng không giống nhau. Từ đó, những thách thức, những rủi ro và cả cạm bẫy đối với các nước, các cộng đồng người khác nhau cũng khác nhau, cho nên thành tựu và lợi ích thu được lại càng không giống nhau. Người thu lợi nhiều nhất nhờ toàn cầu hóa hiện nay không phải ai khác ngoài những nước giàu có nhất. Trong khi đó, số người thua thiệt, chịu tác động bất lợi trực tiếp của quá trìnhtoàn cầu hóa hiện nay là đáng kể, mà theo nhiều tính toán thì có tới 4 tỉ người, tức là 2/3 dân số thế giới. Chính những điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ, hành vi và quyết tâm hợp tác, hội nhập của các nước, nhất là các nước nhỏ với tiềm lực về mọi mặt còn quá yếu.
Đó là lý do vì sao bên cạnh sự ủng hộ, sự cổ vũ nhiệt liệt, vô điều kiện của một bộ phận thì, ngược lại, một bộ phận không nhỏ khác lại tổ chức thành các phong trào và thậm chí còn tiến hành những cuộc bạo động, có khi đẫm máu, chống đối quyết liệt quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra. Mấy năm vừa qua, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra không chỉ tại chính những nơi diễn ra các hội nghị kinh tế quốc tế lớn, chẳng hạn ở Seattle, Washington, Praha, Quebec, Doha, Genéve, Johannesburg, mà còn nổ ra ở nhiều nướcvà vùng lãnh thổ khác như Anh, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc, Ôxtrâylia,…
Mặc dù vậy, phải thấy rằng, toàn cầu hóa hiện nay là một quá trình đi lên của lịch sử nhân loại, cho nên, sẽ là sai lầm nếu có một nước nào đó tự mình tách ra đứng ngoài toàn cầu hóa, từ chối hợp tác, hội nhập hoặc đóng cửa với thế giới. Để khỏi bị gạtra ngoài lề sự phát triển chung và sự tiến bộ của lịch sử các nước, căn cứ vào mục tiêu phát triển và khảnăng thực tế của mình, mà đề ra chính sách hội nhập quốc tế một cách có lợi nhất trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. Hội nhập với thế giới, tranh thủ tối đa các cơ hội do toàn cầu hóa hiện nay mang lại là cách tốt nhất để các dân tộc, các quốc gia cùng tiến bước, cùng phát triển. Đây cũng là cách có hiệu quả giúp cho các nước chậm tiến thực hiện con đường phát triển rút ngắn, có cơ may thu hẹp khoảng cách và từng bước đuổi kịp các nước tiên tiến về kinh tế. Bài học của các nước công nghiệp mới ở châu Á (NICs) là minh chứng rõ ràng nhất cho điều vừa nói. Qua những bài học đó, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt
Trái lại, có một số nước bảo thủ, quá lo sợ những tác động tiêu cực của mở cửa của hội nhập quốc tế đến tình hình chính trị ở trong nước nên đóng cửa với thế giới, kết quả là họ gặp phải vô vàn khó khăn, không chỉ nghèo và tụt hậu về kinh tế, mà còn lạc hậu về văn hóa, khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Dù ở thời nào chăng nữa thì sự biệt lập hoàn toàn với thế giới cũng đều mang lại những hậu quả trái với mong muốn của những người chủ trương tiến hành sự biệt lập đó.Biệt lập tuyệt nhiên không đưa lại sự phồn vinh về văn hóa, không làm tăng thêm các giá trị.
Như chúng ta biết, thời cổ đại, trong khi Athens, nhờ việc mở rộng cửa đón mọi ảnh hưởng từ khắp các nơi, đã trở thành biểu tượng của sự phồn vinh về mọi mặt như nghệ thuật, triết học, chính trị, sử học, và nói chung về các giá trị văn hóa, thì Sparte, vì cố chấp để giữ những nét độc đáo của mình, đã ngăn cấm ảnh hưởng từ bên ngoài, nên trở thành thành phố duy nhất của Hy Lạp không có lấy một nhà tư tưởng, một nhà văn hóa có khả năng tạo nên một giá trị văn hóa hay khoa học có tiếng nào. Thế kỷ XX vừa qua cũng có những trường hợp không kém điển hình như vậy. Chẳng hạn, Myanma ở châu Á, Anbani ở châu Âu, đã tự cô lập mình đến mức cực đoan vì sợ những ảnh hưởng và tác động từ bên ngoài vào làm xói mòn các giá trị dân tộc, đồng thời cũng còn vì sợ chế độ chính trị bị lung lay do các tác động từ bên ngoài. Hậu quả là văn hóa và khao học của các nước này đã bị lạc hậu thảm hại, mà thậm chí có người còn cho là tàn lụi một cách tuyệt đối. Do vậy, có đầy đủ cơ sở để nói rằng, trong thời đại chúng ta, hợp tác và hội nhập quốc tế đang là mệnh lệnh, là thước đo khả năng thích nghi của một dân tộc, tầm nhìn và năng lực quản lý đất nước của các chính phủ đương quyền vì mục tiêu phát triển.
Dĩ nhiên, tấm huân chương nào cũng có mặt trái của nó.
Hội nhập quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay cũng không nằm ngoài thực tế đó. Hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, trước hết trên lĩnh vực kinh tế, trong điều kiện còn tồn tại quá nhiêu sư bất bình đẳng, quá nhiều điều bất công và lại còn bị chi phối bởi một số nước giàu như hiện nay, thì không phải chỉ hứa hẹn toàn những điều tốt đẹp cho các nước đang ở trình độ phát triển thấp tương tự như Việt Nam. Vì vậy, cùng với việc nắm lấy những cơ may không nhỏ để phát triển đất nước nói chung, và phát triền kinh tế nói riêng, thì cũng cần phải biết cách giảm thiểu những bất lợi, những tác động tiêu cực, phải biết vượt qua thách thức và cạm bẫy do hội nhập và toàn cầu hóa gây ra.
Dưới đây, chúng tôi chỉ đề cập đến những cơ hội, đến một số cái được chủ yếu là những thách thức đối với các giá trị, nhất là các giá trị truyền thống, khi thực hiện hợp tác và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Là một nươc bị xâm lược, bị đo hộ suốt hàng chục thế kỷ, Việt
Cái được về mặt giá trị do hội nhập quốc tế mang lại cho các nước ở thế yếu không phải chỉ có vậy. Chưa kể đến các giá trị kinh tế mà các nước này thu được trong quá trình hội nhập (dù rất chênh lệch nhau), nhiều giá trị hiện đại khác được thế giới tạo ra trong các lĩnh vực khao học và công nghệ, văn học, nghệ thuật…cũng đã được các nước tiếp thu và chính chúng đang góp phần làm thay đổi diện mạo của các nước, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Vượt lên trên hết, hợp tác, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đã tạo cơ hội và khả năng tiếp xúc, giao lưu; làm xích lại gần nhau và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, qua đó góp phần nâng cao dân trí và tự khẳng định mình trước cộng đồngquốc tế. Trước đây, nhiều người trên thế giới mới chỉ biết đến Việt
Phải khách quan mà thừa nhận rằng, các giá trị mang tính truyền thống trên đây về cơ bản vẫn đang được đa số người gìn giữ, tôn trọng và đề cao. Tuy nhiên, không thể không thấy rằng, cùng với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, của sự phát triển kinh tế thế giới, của toàn cầu hóa, cả các giá trị chung mang tính hoàn toàn cầu lẫn các giá trị mang tính chất khu vực, các giá trị quốc gia dân tộc mang tính truyền thống… đều chịu những biến đổi nhất định. Trong sự biến đổi đó, rõ ràng là các giá trị nhân loại chung, toàn cầu đang có xu hướng ngày một tăng lên. Một khi các giá trị nhân loại chung, giá trị toàn cầu tăng lên thì lẽ tự nhiên các giá trị khác mang tính khu vực hoặc mang tính dân tộc sẽ không tránh khỏi suy giảm, mặc dù không phải bao giờ chúng cũng có sự tăng nên hay giảm xuống tương ứng với nhau, hoặc bề ngoài cư tưởng rằng, trật tự và thang bậc các giá trị vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Do vậy, nếu như không có sự nhận thức đúng đắn, nếu như chỉ quan tâm đến lợi ích riêng, bản sắc riêng; hoặc trái lại, nếu những lợi ích riêng, bản sắc riêng, những giá trị riêng độc đáo của các nước bị chà đạp, bị coi thường thì việc nảy sinh sự xung đột, hay ở mức độ nhẹ hơn là mâu thuẫn, giữa các giá trị toàn cầu, giá trị nhân loại hay giá trị xuyên quốc gia với các giá trị dân tộc truyền thống, các giá trị quốc gia, cũng là điều có thể hiểu được.
Dễ dàng nhận ra rằng,khi hội nhập quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, các giá trị, kể cả các giá trị truyền thống, không còn bị trói chặt, không còn bị đóng khung trong biên giới quốc gia dân tộc. Do sức sống mạnh mẽ của chúng mà trong quá trình này, cả các giá trị văn hóa vật thể lẫn các giá trị văn hóa phi vật thể của một quốc gia có thể vẫn giữ được những nét độc đáo, những nét riêng biệt. Tuy nhiên, các giá trị ấy khó tránh khỏi sự thương mại hóa một khi mà việc trao đổi và quảng bá rộng rãi chúng nhằm mục đích thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế trở thành nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế. Điều đó có nghĩa là các giá trị, nhất là giá trị văn hóa, kể cả các giá trị văn hóa phi vật thể, một khi đã nằm trong qúa trình quảng bá mang tính thương mại thì khó giữ nguyên giá trị nguyên sơ, ban đầu, thâm nghiêm của chúng.
Tất cả những giá trị truyền thống của Việt Nam nêu ở trênnhư tinh thần yêu nước, tính hiếu học, sự cần cù, đề cao tính cộng đồng, tôn trọng gia đình và huyết thống cùng với nhiều giá trị khác nữa, dưới tác động của sự hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàncầu hóa làm chomọi người dễ dàng nhận ra trình độ của các dân tộc khác, các nước khác, từ đó thấy được mình đang ở đâu, thấy rõ mình đang tụt hậu như thế nào, để từ đó thấy cần phải làm gì để rửa nỗi nhục nghèo đói và kém phát triển. Giờ đây, giá trị của tinh thần yêu nước sẽ được đo bằng sự đónggóp thực tế cho công cuộc phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến về kinh tế. Điều này đặt ra yêu cầu rất cao về mặt trí tuệ, khoa học, công nghệ. Yêu cầu và cũng là thách thức đó khác hẳn với những yêu cầu ở các giai đoạn lịch sử trước đây. Có vượt qua được thách thức này mới có hy vọng rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước khác, mới tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn, trước hết là về mặt kinh tế.
Tinh thần hiếu học với tính cách một giá trị tuy nhìn chung vẫn giữ được, song cũng đã có những điều khác với trước. Nếu như trước đây, hiều học là vì lòng ham hiểu biết, muồn khám phá, học để làm người thì ngày nay, ở không ít người, những cái đó vẫn còn, song đáng tiếc là cũng có nhữngngười, mà số đông lại là trẻ tuổi, việc học để khám phá, để làm người không quan trọng bằng để có địa vị trong xã hội, để có nhiều tiền, chỉ cốt để sao cho có đời sống vật chất cao hơn. Không thể coi điều này là không chính đáng. Cái đáng lo ngại chỉ là ở chỗ, phân nhân văn, phần khoan dung, tức là những phần cốt cách tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam có nguy cơ bị đặt ra ngoài lề của sự học. Trong xã hội đang nổi lên một lối suy nghĩ phản giá trị của sự học rằng, “văn hay, chữ tốt không bằng dốt lắm tiền”. Sự gia tăng của chủ nghĩa thực dụng cực đoan, của thói thiển cận đang đe dọa giết chết giá trị chân chính của sự học. Không thể nói rằng, điều này không liên quan gí với việc giao lưu, với việc tiếp thu không có chọn lọc các quan điểm và lỗi sống khác nhau của thế giới trong quá trình hội nhập. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là làm sao để mọi người, nhất là lớp trẻ, hiểu được và duy trì được giá trị, ý nghĩa chân chính của sự học, coi tinh thần hiếu học là một giá trị trong truyền thống của dân tộc, coi học chính là nhằm góp phần thúc đẩy sự tiến lên của xã hội, chứ không phải chỉ là để lo cho bản thân mình.
Tương tự như vậy, một giá trị khác là sự tôn trọng gia đình và huyết thống, dòng tộc thể hiện qua nhiều mặt như tinh thần trách nhiệm, sự gương mẫu của cha mẹ đối với con cái, hành vi kinh trên nhường dưới, kính già yêu trẻ, con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ, lòng chung thủy và tình nghĩa vợ chồng đã có từ ngàn xưa ở người Việt Nam. Trong bộ ba - gia đình, làng, nước - thì gia đình là cơ sở quan trọng của người Việt
Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy một điều là giá trị gia đình, độ bền vững của đình, độ lớn của gia đình đang biến đổi khá nhanh dưới những tác động khác nhau. Số các gia đình lớn có từ ba thế hệ trở lên cùng chung sống ngày càng ít đi không chỉ ở thành thị mà cả ở nông thôn.
Độ bềnvững của gia đình xét trong quan hệ vợ chồng cũng đã có phần khác trước.Số cặp vợ chồng ly hôn tăng lên và điều đáng ngại là thời gian lý hôn sau khi kết hôn và độ tuổi của các cặp ly hôn ngày càng có xu hướng thấp dần. Không thể giải thích hiện tượng này một cách đơn giản hoặc chỉ quy về một nguyên nhân nào đó. Song, có thể nhận thấy rằng, trong quan hệ hôn nhân và gia đình, xu hướng thực dụng đang tăng lên với những tinh toán vụ lợi, ích kỷ, chạy theo đồng tiền. Nhiều cuộc hôn nhân hoàn toàn không xuất phát từ tình yêu mà chủ yếu và trước hết là xuất phát từ những tính toán về lợi ích vật chất, về địa vị xã hội sẽ có được qua cuộc hôn nhân ấy. Điển hình nhất ở Việt Nam trong thời gian vừa qua là xu hướng lấy chồng người nước ngoài bất kể người định lấy có đui, què, mẻ sứt hay nhân cách ra sao; bất chấp sự chênh lệch về tuổi tác, miễn là được hứa hẹn ăn sung mặc sướng. Đáng buồn là có những gia đình không những khuyên can màlại còn khuyến khích con gái làm việc đó với hy vọng gia đình họ sẽ được đổi đời sau khi con gái ra được nước ngoài. Đang có một vụ kiện hy hữu của một số cô gái ngoài 20 tuổi lên tận tòa án nhân dân tối cao do nhà chức trách địa phương khuyên cô nhiều lần và không cho cô đăng ký kết hôn với một thương gia nước ngoài vì người đã ngoài 70 tuổi! Nhiều hậu quả của loại hôn nhân này trong mấy năm vừa qua đãquá rõ!
Không ít cuộc hôn nhân giữa những người ở trong nước cũng rơi vào tình trạng tương tự. Chắc chắn rằng, tác động của lối sống không lành mạnh từ bên ngoài vào tình trạng này thông qua giao lưu, hội nhập, thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại là không nhỏ.
Dường như vấn đề gia đình đang là vấn đề toàn cầu, là một trào lưu mà nhiều nước trên thế giới phải đối mặt, phải lo lắng và đang tìm cách giải quyết để nó không cản trở tiến bộ xã hội. Chẳng hạn, trong chuyến khảo sát tháng 5 vừa qua tại Nhật Bản, khi hỏi vấn đề nào được coi là đáng lo ngại đối với người Nhật hiện nay và những năm sắp tới, chúng tôi nhận được câu trả lời khá thống nhất là vấn đề gia đình, là sự không bền vững của gia đình. Điều lo lắng này của người Việt
Như vậy, có thể thấy rằng, hội nhập quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực, tư thân nó đã chứa đựng nhiều yếu tố tích cực nếu xét từ góc độ giá trị. Nó góp phần thúc đẩy sự tiến bộ trong các mặt của đời sống kinh tế -xã hội, của sự phát triển văn hóa các dân tộc.
Đồng thời, thông qua hội nhập quốc tế, các dân tộc có thể thấy được cả những giá trị truyền thống cần phải bảo tồn, cần được phát huy, lẫn những hạn chế của những truyền thống có khả năngcản trở sự tiến bộ. Tuy nhiên, cũng chính toàn cầu hóa hiện nay, dưới áp lực và do sự áp đặt của một số nước giàu, do sức lan truyền của những phản giá trị nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, mà không ít những giá trị truyền thống lâu đời của các dân tộc, hoặc các giá trị có tính chất chung khu vực, đang đứng trước những thách thức, đang có nguy cơ bị xói mòn. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ và làm phong phú thêm các giá trị truyền thống bằng cách tiếp thu có chọn lọc giá trị của các nền văn hóa khác cũng có tầm quan trọng giống như các biện pháp nhằm chống lại sự đồng hóa thông qua sức mạnh mềm (soft power) của các nền vănhóa của những nước đang có nhiều lợi thế. Trong điều kiện tòan cầu hóa hiện nay, nếu biết kết hợp hài hòa các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại trên cơ sở bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ lấy những gì là tinh hoa, loại trừ dần các yếu tố lỗi thời, tăng cường giao lưu với bên ngoài thì sẽ vượt qua được những thách thức, sẽ khơi dậy được vai trò động lực của các giá trị truyền thống cho sự phát triển và tiến bộ xã hội. Và, “chủ động hộinhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc”, có thể coi, là một giải pháp hữu hiệu để phát huy vai trò động lực của các giá trị truyền thống cho sự phát triển và tiến bộ xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu