Văn hóa Việt Nam, nhìn từ mẫu người văn hóa

05:26 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Tám, 2006

Nhìn văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa, tôi tránh được một cái nhìn tuyến tính của sự biến thiên. Hơn nữa, lối tiếp cận này còn trình ra một cách hiểu khác về văn hóa. Văn hóa, tôi nghĩ, không chỉ là những gì bày ra trên mặt đất, mà quan trọng hơn, còn là những trầm tích trong lòng đất. Và trong lòng người.

Văn hóa, theo tác giả cuốn sách, là một sự tổng hòa chứ không phải là tổngsố của các thành tố văn hóa. Hơn nữa, văn hóa không là một cái gì cụ thể, nhưng lại có mặt ở trong tất cả mọi thứ nó là phần giao hội của tất cả những đường tròn tiếp xúc vời nhau. Bởi vậy, phải tìm ra những mô hình nghiên cứu cho phép sử dụng được các lý thuyết mới, phương pháp tiếp cận mới, nhất là bộ khái niệm công cụ mới, để có thể trình bày lịch sử văn hóa như một sự kiện tổng thể, trong một cái nhìn phổ quát mà vẫn cụ thể có tính chất lý thuyết trừu tượng, bay bổng như cánh diều mà vẫn không đứt sợi dây thẳng căng nối liền với mặt đất sống động, đồng thời vừa thể hiện được tính liên tục vừa đứt đoạn, hay đúng hơn, liên tục qua những đứt đoạn, của văn hóa Việt Nam. Bởi thế, Đỗ LaiThúy chọn mẫu người văn hóanhư một mô hình nghiên cứu, một giả thuyết làm việc để trình bày mộtdiễn trình văn hóa.

Văn hóa, nếu hình dung như một tam giác nguyên thủy thì đỉnh trên của nó là Con người, hai đỉnh dưới là Thiên nhiênvà Xã hội. Và trong mối quan hệ tương hỗ nhiều chiều này, thì yếu tố con người đóng vai trò quan trọng nhất. Con người chẳng những là chủ (khách) thể của văn hóa, mà còn là kẻ mang vác những giá trị văn hóa. Bởi vậy, chọn con người đề làm một con đường đến với lịch sử văn hóa, là một việc làm hợp lý.

Hơn nữa, ở Việt Nam, con đường ấy hình như là tối ưu hơn cả.Bởi lẽ, ở ta chiến tranh liên miên, những bằng chứng vật chấtnhư đền đài, cung điện, chùa triền...thường bị phá hủy mỗi khi có một thế /ực mới lên thay quyền. Người chiến thắng thường thích viết lại lịch sử từ số không.Đồng thời khí hậu nóng ẩm, côn trùng mối mọt phá nốt những gì con người để lại. Vả chăng, theo tâm thức cổ truyền Việt Nam, đền đài cung điện, nếu có được trùng tư, tôn tạo, thì cũng không theo nguyên mẫu, mà thường tự ý thêm bớt sửa đổi, nênnhững gì xa xưa còn lại thì cũng chưa hẳn đã xa xưa.Trong bối cảnh đó những chứng tích vật chất quả không nói được nhiều điều.

con người, ngược lại là sự ngưng kết những chứng tích văn hóa, những giá trị văn hóa. Những biến thiên lịch sử không mất đi mà đọng lại trong tâm thức, trong lối sống, trongngôn ngữ, trong ứng xử. Các dấu vết này phần nhiều tồn tại ngoài sự nhận biết của con người, nên rất khó bị tẩy xóa. Bởi vậy, nghiên cứu con người qua các thời đại văn hóa để tìm ra những bất biếnvà khá biếnlà một thú vị.

Văn hóa Việt Nam ngay từ khởi nguồn đã có tính chất đa nguyên.Bởi lẽ, Việt Nam nằm ở "ngã tư của các nền văn minh và các dân tộc" (OlovJansé).Giao lưu (và từ đó là tiếp biến)là một mảng đậm, một nhịp mạnh trong bức tranh luận cảnh của văn hóa Việt Nam. Từ giao lưu các lớp phủ văn hóahình thành các thời đạivăn hóara đời và cuối cùng mẫu ngườivăn hóaxuất hiện như là sự kết tinh của thời đại văn hóa.

Đến với văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa là một cách tiếp cận mở.Ngoài việc mang đến một cái nhìn mới, xuyên suốt lịch sử văn hóa Việt Nam, nó còn gợi ra nhiều vấn đề quan trọng khác. Trước hết, trực tiếp liên quan đến nó là bản sắc văn hóa Việt Nam,một vấn đề tuy được nói đến nhiều nhưng chưa giải quyết được bao nhiêu: Thế nào là bản sắc văn hóa? Bản sắc có thay đổi, phát triển trong diễn trình lịch sử hay khép kín, bất biến? Rồi gắn liền với bản sắc văn hóa Việt Nam là cơ chế tiếp thucủa nó. Văn hóa Việt Nam tiếp thu các nền văn hóa khác theo kiểu nào? Nội thể ngoại dụngnhư ứng xử của TrungQuốc. Nhật Bản, TriềuTiên trước phương Tây? Hay ibricolage(dùng hợp, lắp ghép)? Hay thêm, bớt, lấy, bỏ?...

Nhìn văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa cũng còn cho biết sự phát triển của văn hóa dân tộc gắn chặt với sự phát triển của ý thức cá nhân,của con người cá nhân. Và cùng với nó là hai quá trình khác để đưa xã hội Việt Nam vào con đường hiện đại hóa đó là cá nhân hóa và xã hội nhằm vượt thoát khỏi sức hútngàn năm của hai xu hướng nghịch là cộng đồng hóa và Nhà nước hóa trong xã hội truyền thống. Khởi động cho hai quá trình trên là văn hóa đô thị.Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, đô thị phát triển chậm và yếu ớt, luôn bị nông thôn bao vây và xâm thực, nhưng nó như một chất vi lượng dù nhỏ bé đến đâu vẫn có thể mang đến cho van hóa Việt Nam, một văn hóa nông dân, nông nghiệp, xóm làng, sự thay đổi về chất...

Văn hóa Việt Nam,nhìn từ mẫu người văn hóa,gồm 7chương: ngoàichương đầu trình bày cơ sở lý thuyết về mẫu người văn hóa và chương cuối như một lời kết để ngỏ thì 5 chương còn lại trình bày 5 mẫu người văn hóa: con người làng xã, con ngườivô ngã, con người quân tử, con người tàitử và con người cá nhân.Trong đó, con người làng xã từ khi hình thành đã tồn tại suốt lịch sử Việt Nam như một hằng số và trở thành căn tính của người Việt. Các mẫu người còn lạithì dường như tồn tại kế tiếp nhau theo thời gian, đúng hơn là kế tiếp nhau trở thành mẫu người chủ đạocủa mỗi thời đại văn hóa. Ở mỗi chương viết về mẫu người, tác giả lại trình bày một mô hình lý thuyết và một vài chân dung cụ thể để bạn đọc thấy được những chuẩnvà lệch chuẩn,bởi con người là sản phẩm của hoàn cảnh nhưng đồng thời cũng là kẻ tạo ra hoặc làm thay đổi hoàn cảnh.

Cuối cùng cuốn sách chủ yếu nói về người Việt nhưng vẫn mang tên Văn hóa Việt Nam…bởi lẽ trong cộng đồng dân tộc(nation) Việt Nam thì người Việt là tộc người(ethnie) chủ thể có nhiều ảnh hưởng đến các thành phần dân tộc khác nên có tính đại diện. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là trong quá trình hình thành người Việt hiện đại, người Việt cổ đã gặp gỡ, tiếp xúc và tiếp thu rất nhiều văn hóa của các dân tộc người khác sinh sống trên mảnh đất này. Bởi vậy, văn hóa Việt Nam từ lâu đã bao hàm những yếu tố văn hóa Việt Nam...


MỤC LỤC

Đôi lời thưa trước

Dẫn- GIAOLƯUVĂN HÓAMẪUNGƯỜI VĂN HÓA

  1. Vài khái niệm chung
  2. Giao lưu văn hóa ở Việt Nam
  3. Thời đại văn hóa và mẫu người văn hóa

Chưong I:CON NGƯỜI LÀNG

  1. Mô hình lý thuyết
  2. Khởi thủy là đàn bà
  3. NgườiViệt cười
  4. ThằngBờm có cái quạt mo
  5. Đọc xuôi một bài ca dao nói ngược

ChươngII: CON NGƯỜI NGÃ

  1. Mô hình lý thuyết
  2. Từ Đạo Hạnhvà hành trình tìm kiếm ChânTâm
  3. KhôngLộ thiền sư,người làmlạnh vũ trụ
  4. Tuệ Trung Thượng Sỹ,một người thầy của thiền Việt Nam
  5. TrầnNhânTông:Từ cung Thiên Trường ngắm cảnh đồng quê buổi chiều

ChươngIII:CON NGƯỜI QUÂNTỬ

  1. Mô hình lý thuyết
  2. NguyễnTrãi,con người và số phận
  3. ThánhTông,người quân tứ thời trị
  4. Nguyễn Bỉnh Khiêm,người quân tử thời loạn

ChươngIV: CON NGƯỜI TÀITỬ

  1. Mô hình lý thuyết
  2. NguyễnGiaThiều,người đối thoại với bóng
  3. Nguyễn Dutrên đường tìm kiếm sự hài hòa
  4. DươngKhuêvà sự phiêu lưu của cái đọc

ChươngV: CON NGƯỜI NHÂN

  1. Mô hình lý thuyết
  2. Trương Vĩnh Kỷ,người mở đầu cuộc đối thoại Đông Tây
  3. PhanKhôi, người hay cãi
  4. NhấtLinhvà công cuộc hiện đại hóa
  5. Đinh GiaTrinhvà phương pháp khoa học

Kết -TỨMẪUNGƯỜI VĂN HÓA

  1. Sự phát triển của ý thức cá nhân qua mẫu người văn hóa
  2. Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn hóa


Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Theo vết chân những người khổng lồ & Sự đỏng đảnh của phương pháp

    12/12/2014Hai cuốn sách nghiên cứu, biên khảo về những trường phái văn hoá tư tưởng phương Tây quan trọng, giới thiệu một cách tương đối hệ thống các lí thuyết và phương pháp nghiên cứu trong văn hóa nghệ thuật suốt hai thế kỉ qua ở phương Tây...
  • Thế giới của Sophia

    13/04/2014Điệp HoaCuốn sách mà tôi muốn nói đến là “Thế giới của Sophie” của tác giả Jostein Gaarder, Na Uy, do Huỳnh Phan Anh dịch, xuất bản tại Việt Nam năm 1998. Cuốn sách được dịch sang tiếng Việt chỉ hai năm sau khi xuất bản tại Na Uy Trong thời gian đó, “Thế giới của Sophie” cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Điều này chứng tỏ sự nhất bén của người dịch và nhà xuất bản...
  • Suy Tưởng

    01/09/2007Bùi Quang MinhHết sức tình cờ, tôi đã được tác giả tiếp chuyện và được tặng tác phẩm Suy Tưởng. Có thể nói chưa bao giờ tôi có được cảm xúc như vừa ăn một bữa "đại tiệc của tinh thần" đến vậy. Tác giả bằng quan điểm uyên bác và cái nhìn sâu sắc, mạch văn hấp dẫn cô đọng, sắc sảo... đã xới lên và gợi mở các giải pháp một cách thuyết phục cho những chủ đề nóng hổi, thiết thực và sống còn của dân tộc. Hy vọng các bạn cũng được đọc và suy tưởng tiếp những vấn đề đã nêu trong cuốn sách...
  • 'Nhân nào quả ấy' - phiếm luận của Vương Trí Nhàn

    23/07/2006Cát Tường“Ngoài trời lại có trời”, “Nhân nào quả ấy” (và sắp tới là “Cánh bướm và đóa hướng dương”) là các tập sách tiểu luận phê bình vừa được Nhà xuất bản Phụ nữ cho in lại. Đó là những quyển sách khá quen thuộc mang “nhãn” nhà phê bình Vương Trí Nhàn, một viết về văn học nước ngoài, một bàn về văn hóa đương thời...
  • Minh triết phương Đông & Triết học phương Tây

    07/07/2006Nguyên Ngọc (Dịch & giới thiệu)Viết công trình này Francois Jullien qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông tư tưởng nhân loại: tư tưởng TrungHoa cổ dại (là cơ sở để nghiên cứu minh triếtphương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định tư duy triết học phương Tây)...
  • Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam

    06/06/2006Nguyễn Tất ThịnhTôi viết cuốn sách này với cách nhìn xuyên suốt của văn hóa xã hội. Để trở thành gì thì vấn đề cốt lõi là đẳng cấp văn hóa, để hội nhập vấn đề xuyên suốt cũng là văn hóa. Cuối cùng là mong muốn sự phản tỉnh văn hóa, như luống đất đã được lật luống, trồng trên đó cây gì tùy thuộc vào mỗi người. Có nhiều thứ để trồng lắm, nhưng đó phải là những thứ tốt lành nuôi dưỡng chúng ta và thúc đẩy chúng ta phát triển...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • “Dựng lại” chân dung văn học: Cực khó!

    26/04/2006N.LTiếc rằng ở ta bộ môn lịch sử - với tư cách ngành quan trọng nhất trong khoa học nhân văn, vừa kém cỏi vừa cổ lỗ khiến cho quá khứ trở nên xa lạ với con người hiện đại mà những bế tắc trước mắt cũng không tìm được cơ sở để lý giải và khắc phục...
  • Về giá trị và giá trị Châu Á

    22/02/2006Hồ Sĩ QuýTác giả đã phân tích những giá trị truyền thống Châu Á trong bối cảnh thế giới đương đại và có sự đối sánh với những hệ giá trị khác, tổng hợp những quan điểm điển hình của một số học giả có uy tín trong và ngoài nước về lĩnh vực này, luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống Châu Á và nền văn hoá Việt Nam...
  • Bên ly cà phê, cuộc sống nói gì?

    01/02/2006Phạm Anh TuấnCó lẽ những quán cà phê là nơi bạn có thể tự do nhất để suy nghĩ và phát biểu. Chính nhờ những lần tán ngẫu nhau bên ly cà phê mà nhiều người trong chúng ta đã ngộ ra nhiều triết lý về cuộc sống, cách sống. Sự yên lặng và quân bình dường như đều tập trung ở đây, bên ly cà phê với bạn chúng ta đã học được những gì?
  • Triết lý trong văn hoá phương Đông

    18/01/2006Nguyễn Hùng HậuNghiên cứu văn hoá được tác giả tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả phân tích văn hoá chủ yếu trên góc độ triết lý để chúng ta có những chiến lượcphát triển con người nói riêng và văn hoá nói chung một cách thích hợp, góp phần hướng nhanh đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...
  • Lược khảo tư tưởng Thiền trúc lâm Việt Nam

    11/11/2005Nguyễn Hùng HậuCùng với khuynh hướng tìm về cội nguồn, việc nghiên cứu thiền Trúc Lâm Yên Tử - một thiền phái Việt Nam, do người Việt Nam tạo dựng và phát triển - là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Thông qua việc nghiên cứu một trường phái Phật giáo Việt Nam sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu tổ tiên chúng ta hơn, hiểu con người Việt Nam trong lịch sử hơn...
  • Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm

    03/08/2005Nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, tiếp theo cuốn nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc - Mỗi ngày một cuốn sách xin trân trọng được giới thiệu đến bạn đọc, những người yêu thích sách tập "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" của tác giả Liệt sĩ Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, vừa được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành.
  • Sống để kể lại

    03/08/2005"Cuộc sống không chỉ là quãng thời gian ta đã sống, đã tồn tại, mà còn là những gì ta sẽ để lại dấu ấn của mình trong cuộc đời này. Trên chặng đường đó, ta được ước mơ, được trải nghiệm, được vượt qua thử thách, được thể hiện và sống thật với chính mình, cùng những nỗi buồn, hạnh phúc, sai lầm và nỗi đau. Để cuối cuộc đời chúng ta có quyền nhớ lại, hồi tưởng và kể lại những ký ức không quên đó... và chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ được những ký ức tuyệt vời đó" - Marquez
  • Bí mật của hạnh phúc (Hạt giống tâm hồn)

    02/08/2005Khi còn ở tuổi niên thiếu, dường như mọi người chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản - đó là đạt được những điều mình muốn. Khi bước vào cuộc sống, chúng ta thực sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, trải nghiệm, khám phá và đi tìm hạnh phúc cuộc sống.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác