Trung Quốc: 6 biến đổi tâm lý của quan tham
Nguyên nhân của tham nhũng hóa ra lại chính là sự biến đổi về tâm lý của những quan chức khi đạt được "quyền cao chức trọng". Có tới 6 biến đổi tâm lý tạo ra chướng ngại lớn trên con đường phòng và chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc.
Mấy năm trở lại đây, chính phủ Trung Quốc đã tích cực tiến hành việc bài trừ tệ nan tham ô, tham nhũng. Rất nhiều các tham quan đã lần lượt bị đưa ra xét xử đúng người đúng tội ví dụ như: nguyên Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị tỉnh Quảng Đông Trần Thiệu Cơ, nguyên Tổng thư ký Ban thanh tra kỷ luật tỉnh Triết Giang Vương Hoa Nguyên, nguyên Tổng giảm đốc công ty dầu khí và hóa chất Trung Quốc Trần Đồng Hải, nguyên Thị trưởng thành phố Xích Phong Từ Quốc Nguyên, nguyên Sở trưởng Sở công an tỉnh Thanh Hải Hà Tái Quý, nguyên Tổng giám đốc tập đoàn công nghiệp năng lượng hạt nhân Trung Quốc Khang Nhật Tân v.v…
Hiện nay, chính phủ Trung Quốc đang ra sức kêu gọi lớp lớp nhân dân, cán bộ công nhân viên các cấp các ngành chung tay chống lại mọi hành vi hủ bại, tham nhũng của một số cán bộ nhà nước. Lời kêu gọi ấy đã và đang được làn sóng dư luận cũng như toàn thể nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt.
Bên cạnh đó, những câu hỏi lớn cũng được đặt ra: tại sao lại có nhiều quan chức “bí quá làm liều", biết mình đang tham nhũng nhưng vẫn trượt dài trên vết xe đó? Lẽ nào “ chốt cửa" của phong trào chống tham nhũng chưa “cài chặt"? Lẽ nào lực lượng chống tham ô chưa đủ mạnh? Lẽ nào bộ máy chống hủ bại của chính phủ chưa vận hành đúng quỹ đạo?
Thực tế cho thấy rằng không phải như vậy.
Xét ngay trong số những quan tham bị đưa ra xét xử, vấn đề xuất phát từ chính cái gọi là “quyền cao chức trọng" của họ. Mấu chốt của vấn đề là sự biến đổi tâm lý của những "phần tử hủ bại" này. Nếu gọi họ là “bệnh nhân", thì “tham nhũng" được coi như “virut gây bệnh", người bệnh nhẹ, người bênh nặng, người thì vô phương cứu chữa.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự biến đổi tâm lý của các quan tham? Theo ghi nhân có thể liệt kê ra “6 biến đổi tâm lý lớn" sau:
Một là tâm lý thích ganh đua
Nhân chi sơ, tính bản thiện. Thuở hàn vi tâm tính ai ai cũng đều lương thiện, trong sạch. Mỗi người đều mang trong tim một hoài bão lớn, hết lòng phục vụ nhân dân, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp của Đảng và cách mạng. Nhưng có một số người sau khi thăng quan tiến chức, điều kiện làm việc tốt, chất lượng cuộc sống năng cao, tâm tính cũng theo đó mà đổi khác đi.
Trong tâm trí của họ lúc này chỉ có sự ganh đua bon chen đang bành trướng, họ quên sạch sành sanh cái gọi là truyền thống cần cù tiết kiệm, đấu tranh gian khổ của Đảng và nhân dân, họ chỉ lo người khác nói họ là kẻ “vô dụng". Chính vì thế, những tham quan này chỉ muốn so bì với người khác, xem ai cao ai thấp, ai thắng ai thua, ai sang trọng lộng lẫy hơn ai mà thôi.
Người khác đến câu lạc bộ, đến khách sạn cao cấp, đốt tiền cho những dịch vụ đắt đỏ họ cũng không thể kém cạnh. Người khác có xe đưa xe đón, họ cũng phải có, mà lại phải là những chiếc xe thật hào nhoáng, càng hào nhoáng càng chứng tỏ “đẳng cấp" của họ.
Người khác bòn rút công quỹ, họ cũng phải nghĩ trăm phương ngàn kế lấy cho được tiền của nhà nước. Người khác được chọn làm đại biểu đại hội nhân dân toàn quốc, họ cũng phải được chọn làm ủy viên hội nghị hiệp thương chính trị. Người khác có “bà hai, bà ba" thì họ cũng phải có đến vài “hồng nhan tri kỷ".
Tóm lại, họ quyết không thua kém ai, cái gì họ cũng phải “ ăn cỗ đi trước". Sự ganh đua này có khi làm mất cân bằng tâm lý, nó gây ra một “bệnh" rất nguy hiểm, đó là họ càng ngày càng lún sâu vào con đường tội lỗi, tham ô một cách trắng trợn, không bỏ lỡ thời cơ nào để ăn hối lộ, tìm đủ mọi cách để được nhận hối lộ.
Hắn ăn vài vạn tệ (1 vạn tệ bằng khoảng 20 triệu VND), ta phải ăn vài chục vạn; hắn ăn vài nghìn vạn, ta phải ăn vài tỉ. Cứ như thế, mức độ đưa và nhân hối lộ không ngừng được tăng lên cả về “chất lượng lẫn số lượng”.
Hai là tâm lý thử thách vận may
Các quan tham lần đầu nhận hối lộ đều như con chuột đi ăn vụng, vô cùng thận trọng. Sau lần đầu ấy, không thể mạo hiểm mà “hành động" tiếp lần hai ngay, mà phải nghe ngóng động tĩnh trong ngoài, chủ động tìm đường vạch lối, nếu bị phát hiện thì lập tức “rửa tay gác kiếm".
Chính vì tư tưởng thích thử thách vận may này mà các quan tham không cần quan tâm xem họ “thu lượm" được nhiều hay ít mà họ quan tâm đến “mức độ sa lưới" của những “con chuột" khác là bao nhiêu. Âm thầm dõi theo “hoạt động nhộn nhịp" của những “con chuột chưa bị sa lưới" và hành động theo chúng.
Đến lúc đó “chuột ta" yên tâm thong thả “ăn vụng", một lần không bị phát hiện, hai lần không bị phát hiện đến lần thứ tám thứ mười vẫn không bị phát hiện, may mắn hết lần này đến lần khác khiến các quan tham ngày càng to gan lớn mật, ai đến “cống nạp” cũng nhận hết, càng nhiều càng tốt.
“Người ta đưa, mình cũng chả có cách nào khác cả", “Ai hối lộ tiền thì không nhớ hết, nhưng mà ai không hối lộ tiền thì nhớ rất rõ", đến mức “dao kề cổ" mà vẫn nhận hối lộ, mấy chục lần, mấy trăm lần nhận hồng bao, quà cáp, ngoại tệ đã luyện cho họ “tinh thần thép", mặt không biến sắc tim không loạn nhịp.
Thực sự từ “gan con chuột nhắt", giờ, họ biến thành “gan con chuột cộ" rồi.
Ba là tâm lý hám tiền tham bạc
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn