Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực

12:43 CH @ Thứ Năm - 28 Tháng Chín, 2006

Người có quyền mới có điều kiện để tham nhũng, vì vậy, nguồn gốc của tham nhũng là quyền lực. Cho nên phòng, chống tham nhũng phải có cơ chế thiết kế bộ máy quyền lực phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của bộ máy quyền lực.

Nguồn gốc của tham nhũng

Tham tức là tham lam, vơ vét của cải cho mình, còn nhũng là nhũng nhiêu, cũng là nhằm vơ vét: vơ vét của công và vơ vét của dân, của doanh nghiệp. Tham nhũng thường đi đôi với Nhà nước, Nhà nước nào cung tham nhũng, chỉ có mức độ và hình thức khác nhau mà thôi. Nhưng tại sao Nhà nước và công chức lại tham nhũng, đó là vì Nhà nước có quyền lực, và chỉ ai có quyền lực mới có thể tham nhũng được, không có quyền lực thì làm san tham nhũng được? Do đó, nguồn gốc của tham nhũ chính là quyền lực.

Về lý thuyết, người ta chia ra ba loại quyền lực: (1) Quyền lực chính trị (tức là của giới cai trị), họ có đủ các hệ thống bảo đảm cho quyền lực của mình, như phápluật, quân đội, công an, tòa án... (2) Quyền lực tài chính (các chính phủ nắm tiền trong tay, hoặc các tập đoàn tài chính), (3) Quyền lực trí tuệ (cái này giá trị nhất, cơ bản nhất và lâu bền nhất). Các tập đoàn thống trị dựa vào quyền lực chính trị để thực hiện sự cai trị của mình. Người nắm quyền lực thường nắm luôn nguồn tài chính công, để có thể chi phối việc chi tiêu nguồn tài chỉnh đó (qua đó, có thề vơ vét). Đồng thời, vì quyền lực trí tuệ là cái cao sang nhất, được người đời kính nể nhất, cho nên, người nắm quyền lực chính trị thường muốn thể hiện luôn quyền lực của mình trong lĩnh vực trí tuệ, buộc mọi người coi trí tuệ của mình là can hơn người, khai sáng nhất, buộc mọi người phải nghĩ như mình, nói như mình, không được nói khác, nghĩ khác. Người ta thường nói đến "bệnh quyền lực” như một thứ ma túy, có sức cám dỗ rất mạnh, không dễ từ bỏ.

Theo lý thuyết, mọi quyền lực đều phải được giám sát,nếu không, quyền lực trở thành tuyệt đối, ngày một bành trướng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của một xã hội. Từ thế kỷ XVII, Montesqieu đã viết: “Bất cứ ai có quyền đều có xu hướng lạm quyền, họ có sử dụng quyền đến khi nào gặp phải giới hạn". Quyền lực không bị giám sát thì dễ xay ra các tệ nạn như độc quyền, cửa quyền, đặc quyền, lạm quyền, tiếm quyền (tức là cướp quyền)...Và khi quyền lực đã trở thành một loại hàng hóa, có "thị trường quyền lực", nơi có thể mua, bán quyền lực, thì thị trường diễn biến rất phức tạp, sôi động, ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp. Vì quyền lực đem lại lợi nhuận béo bở (siêu lợi nhuận) như thế, cho nên người ta tranh nhau bỏ tiền ra để mua một chức vụ hoặc một chỗ ngồi nào đó (có thể kiếm ra tiền).Sau khi họ đã mua được một vị trí kiếm ra tiền, thì họ lại phải tìm cách để "hoàn vốn” và nhất định phải "có lãi" so với số vốn bỏ ra! Như thế, cái “vòng xoáy quyền lực" đó thường không có điểm dừng.

Để giám sát và hạn chế quyền lực, phải thực hành dân chủ: cơ chế hoạt động của bộ máy chỉnh quyền phải công khai, minh bạch (nhất là chi tiêu công), có sự giám sát của dân, của doanh nghiệp, sự giám sát của các tổ chức xã hội dân sự (các hội, hiệp hội nghề nghiệp)... Singapore đề ra bốn điều trong cơ chế chống tham nhũng: để công chức "không cần tham nhũng, không muốn tham nhũng, không thê tham nhũng và không dám tham nhũng" chính là một hệ thống hạn chế răn đe, giám sát, kiểm tra và xử lý những kẻ tham nhũng một cách triệt để. Trung Quốc chủ trương "hai phân khai" trong cơ chế quản lý: "Đảng, Chính phân khai” tức là tách bạch rõ sự lãnh đạo của Đảng với sự quản lý của Nhà nước, Đảng không bao biện công việc của Nhà nước, và “Chính, Xi phân khai” tức là tách bạch rõ chức năng quản lý Nhà nước của cơ quan chính quyền và kinh doanh của xí nghiệp (doanh nghiệp), cơ quan nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là những kinh nghiệm rất nên tham khảo.

Xóa bỏ tham nhũng đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, tệ nạn tham nhũng xảy ra cũng bắt nguồn từ quan niệm về quyền lực. Đúng ra, quyền lực cuộc về dân, doanh nghiệp.Dân trao cho QuốcHội, cho Chính phủ thay mặt mình quản lý, điều hành đất nước (cai trị) theo hệ thống luật pháp. Nhưng có người cứ cho rằng quyền lực đó là của mình, can phải giữ chặt và bành trướng ra càng rộng càng tốt, người ta nghĩ rằng họ đứng trên doanh nghiệp, có quyền ban phát, có quyền “cho", buộc doanh nghiệp phải "xin". Như thế, rõ ràng là người ta đã hiểu sai về khái niệm "quản lý”, hiểu sai về chức năng của Nhà nước, cũng hiểu saivề quyền hạn của công chức, cũng tức là "ngồi nhầm ghế" và "cam nhằm quyền”.Vì vậy, theo quy luật của kinh tế thị trường, phải trả lại quyền cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh và hợp tác bình đẳng giữa các loại doanh nghiệp, không phân biệt sở hữu và thành phần kinh tế…

Phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp phải the hiện trước tiên trong hệ thống thể chế kinh tế. Vấn đề lớn nhất ở đây là phải xác định rõ vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường. Theo lý thuyết thì "công dân được làm mọi việc mà pháp luật không cấm" và "công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép", nhưng trong thực tế, có khi quyền của doanh nghiệp được "tối thiểu hóa", quyền của cơ quan công quyền được “tối đa hóa". Cơ quan Nhà nước đã lợi dụng quyền lực để bành trướng quyền lực, mở rộng “xin - cho”, thưởng được gọi là "kinh doanh thể chế", tức là ngay trong thể chế, có khi đã "cài cắm" được những quy định có lợi cho cơ quan quyền lực rồi.

Do vậy, trong việc xây dựng hệ thống thể chế, phải theo nguyên tắc: công khai, minh bạch, phải thu hút tối đa các doanh nghiệp, các hội, hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia, to chức tư vấn độc lập....tham gia vào quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, không thể cứ để các cơ quan nhà nước soạn thảo một cách "khép kín". Nói cách khác, phải tìm mọi cách hạn chế khả năng bành trướng quyền lực của cơ quan công quyền, phải có sự giám sát cơ quan công quyền ngay từ khi họ định đưa ra những quy định có thề bành trướng quyền lực của họ. Nguyên tắc đã được đề ra là: Nhà nước chỉ làm những việc gì đích thực cần thiết, đúng với chức năng của Nhà nước, còn thì để thị trường điều tiết theo nguyên tắc của thị trường, doanh nghiệp tự chú, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh.

Trong quá trình thi hành các thể chế, chính sách, tệ nạn tham nhũng có thể phát triển, muôn hình vạn trạng. Bộ máy và công chức cơ quan công quyền sẵn sàng đẻ ra thêm vô số thủ tục buộc doanh nghiệp phải tuân theo, thậm chí vòi vĩnh, gây khó khăn. Ví dụ như: không cho doanh nghiệp hướng nhưng quyền và ưu đãi đã được quy định trong văn bản pháp quy: như thuê đất, vay vốn, giảm, miễn thuế...Dù doanh nghiệp đương nhiên được hưởng những quyền đó, nhưng vẫn phải bị đòi xuất trình nhang giấy tờ không liên quan, có khi vụ việc bị đùn đẩy từ người này sang người khác, hoặc cố tình kéo dài...

Do đó, phải tìm cách hạn chế quyền lực cụ thể của mỗi cơ quan công quyền cũng như của mỗi công chức,không cho họ bành trướng thêm ngoài quy định của pháp luật, nghĩa là cơ quan nào người nào làm việc gì, chịu trách nhiệm cá nhân đến đâu, phải rõ ràng và phải được giám soát. Các thủ tục hành chính của từng việc phải công bố công khai, minh bạch, được niêm yết công khai nơi công sở. Bộ máy càng hợp lý, gọn nhẹ, công chức được sử dụng và được đãi ngộ xứng đáng, càng dễ chống tham nhũng. Quan trọng hơn nữa là những công chức nhũng nhiễu doanh nghiệp phải bị trừng trị đích đáng, không để cho họ bênh che nhau, vì thông thường trong hệ thống quyền lực, họ rất dễ có "dây mơ rễ má" với nhau, cho nên phải đưa sự giám sát của doanh nghiệp vào từng khâu, từng mắt xích của hệ thống.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Luật sư của Nhà nước và Luật sư của người dân

    07/12/2010Đoàn Tiểu LongTừ trước tới nay, các chuyên gia pháp lý của ta đều nhất trí rằng “bình đẳng trước Toà án” chỉ là một nội dung của quyền “bình đẳng trước pháp luật” mà Hiến pháp quy định, tuy nhiên trước Toà án các bên chỉ bình đẳng về mặt tố tụng, tức là đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu và tranh luận, chứ không bình đẳng về mọi mặt. Chính đây là điều đáng suy ngẫm...
  • Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam”

    12/09/2006Tương LaiTrên đất nước ta, đó là một hành trình gian truân với cái giá phải trả khá đắt. Nhưng là những bước thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, và là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là hành trình của nhận thức nhằm chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, quy luật của cuộc sống mạnh hơn những giáo điều xơ cứng...
  • Tham nhũng - giặc nội xâm nguy hiểm

    18/05/2006Thanh BìnhCó thể nói rằng, đằng sau sự thật thoát trong xây dựng cơ bản, chạy chức, chạy quyền, xuống cấp của y đức, giáo dục - đào tạo, nhiêu khê của thủ tục hành chính... là cái bóng khổng lồ của con bạch tuộc tham nhũng, vì đều được tạo ra bởi những kẻ được Nhà nước, nhân dân giao phó ít nhiều quyền lực và đã lạm dụng để trục lợi cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc. Nói cách khác, tham nhũng là quốc nạn của quốc nạn...
  • Pháp quyền và tính có thể đoán trước

    03/03/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngMột trong những đặc tính quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền chính là tính có thể đoán trước được công quyền. Bài viết này muốn bàn đôi điều về đặc tính nói trên...
  • Mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp ở Mỹ

    17/12/2005Đặng Minh TuấnVi hiến là những tình huống có thể gặp trong thực tiễn. Ở nhà nước pháp quyền, quan trọng là phải tìm ra các biện pháp để giới hạn và chống lại sự lạm quyền hay lộng quyền của Nhà nước mà xâm phạm đến các quyền con người. Bài viết tìm hiểu về mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp tại Mỹ...
  • Hữu hạn và vô hạn

    15/12/2005Gia Cát"Quyền của Nhà nước là quyền hữu hạn, chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, người dân mới có quyền vô hạn - được làm tất cả những gì pháp luật không cấm"...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • xem toàn bộ