Không thể làm kinh tế theo chiều gió…

09:18 SA @ Thứ Tư - 02 Tháng Hai, 2011
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ là định hướng chiến lược mà vị chủ tịch xã đã giới thiệu với tôi trong một lần gặp gỡ hồi đầu năm 2010. Sau khi “phân tích” nhiều nội dung phức tạp về lợi thế so sánh, giá trị tăng, thu nhập đầu người, giữa lĩnh vực thương mại so với nông nghiệp, ông kết luận tỉ trọng đóng góp của ngành kinh tế này vào cơ cấu ngân sách đã vượt xa nông nghiệp.

Xã của ông chủ tịch xưa nay vốn là một địa phương nông nghiệp tại một tỉnh lớn miền Trung. Người dân ở đây từ bao đời nay sống trên thửa ruông, mảnh vườn. Xã có chừng một ki lô mét quốc lộ đi qua và một phần làng nằm kế thị trấn huyện lỵ. Nghe phong thanh thị trấn đang có kế hoạch phấn đấu lên thị xã, và phần làng giáp ranh kia có khả năng sẽ được “kết nạp” vào thị xã tương lai ấy (để đáp ứng yêu cầu quy mô theo các tiêu chí lên đời). Câu chuyện chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã, cùng những xáo động đón đầu “đô thị”, có lẽ đã được chắp cánh từ đó. Điều này nếu có đem lại sự hồ hởi cho một số người thì nhiều người khác, nhất là những người hiểu biết và sau một thời gian nếm trải sự xô bồ, lại đâm ra lo ngại.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một nội dung phức tạp, mang hơi hướng vĩ mô, được nhắc đi nhắc lại đến thuộc lòng trong những năm gần đây trên báo chí, tại các diễn đàn hay dịp hội họp từ cao tới thấp. Cụm từ này cũng dễ gặp trong các nghị quyết, tham luận, phát biểu gợi ý hay chỉ đạo. Cấp có chức quyền (và ưa chỉ đạo) thì thường bảo cấp dưới “phải chuyển đổi”, chí ít cũng phải thay đổi tư duy kinh tế. Kẻ có điều kiện ăn nói thì dễ cao hứng (có khi là cao giọng) kêu gọi nơi này chỗ nọ chuyển đổi. Họ có thể thao thao những ngôn từ kinh tế thời thượng, nhưng không hiếm trường hợp cả người nói lẫn người nghe lại có thể lơ mơ, không ai rõ phải chuyển cái gì, đổi ra sao, điều kiện thế nào… Việc sính dùng các nhóm từ “cao cấp” như tái cấu trúc, lợi thế so sánh, giá trị gia tăng, phát triển bền vững… nay đã rất phổ biến. Nói cho oai thì không sao (hay chưa sao), nhưng nếu có sự triển khai mà chỉ bằng dựa trên khái niệm thôi thì có thể nguy to.

Chuyển đổi, và thay đổi, nếu được hiểu quá đơn giản như là cái bước qua thì chuyện khóc cười sau chuyển đổi có thể nhẵn tiền. Hàng loạt dự án vội vàng trong ngành mía đường, xi măng, ngư nghiệp, hải cảng, khu công nghiệp… là những kinh nghiệm khó quên. Những thất bát từ phép thử đa ngành của doanh nghiệp nhà nước và sự chao đảo của các tập đoàn kinh tế gần đây còn đó những hậu quả khôn lường. Nguyên nhân có thể nói (nói không quá đáng) là do lỗi từ quá trình tranh tối tranh sáng với các thực trạng tranh thủ “nghĩ bằng bụng, làm bằng tay”… Trong khi yêu cầu đúng mực sẽ cần đến (ít ra là cần thêm) khối óc trên đầu và trái tim dưới ngực. Chỉ tiếc, trí tuệ và tâm huyết đích thực nay lại thực sự chưa có chỗ đứng trong chuỗi giá trị. Chưa nói đến sự dày công nghiên cứu để có lời giải tối ưu hay phù hợp cho từng thực trạng (cách làm căn cơ), ngay một khái niệm mạch lạc thiết nghĩ cũng cần đến sự tìm hiểu nghiêm túc. Một khái niệm mạch lạc lại còn có thể giúp ta phân biệt được hoạt động chuyển đổi khác thay đổi thế nào. Bởi trong thực tế không ít trường hợp ta gọi là chuyển đổi nhưng thực ra nó là thay đổi.

Vấn đề có thể liên quan đến cả nền kinh tế, với chiến lược (hay sách lược) tái cấu trúc mang tính nền tảng, nhằm xác lập lại “ai” (khu vực kinh tế nào) sẽ đảm đương vai trò trọng tâm động lực, ai có đủ khả năng và tiềm lực thúc đẩy theo định hướng phát triển bền chắc và lâu dài. Mặt khác, chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn là định hướng liên quan đến quá trình nắn lại tỷ trọng đóng góp của ba khu vực kinh tế (bộ ba kinh tế đẳng gồm thương mại, công nghiệp và dịch vụ). Quá trình nắn lại này không thể là việc làm chủ quan ý chí, mà cần dựa vào yêu cầu khách quan, sự chín muồi của từng giai đoạn phát triển, mối tương quan toàn cục, tương tác nội tại, và nhiều yếu tố khác. Trong đó lợi thế về địa dư, yếu tố thời cơ, địa bàn, nguồn lực, các lợi thế so sánh. Tất cả không ngoài mục đích là để phát huy tối ưu hiệu quả kinh tế. Việc này lại là chuyện đại sự, mà khả năng toan tính và lèo lái cũng chỉ có thể (và nên) ở tầm quốc gia,ở quy mô vùng miền. Ngay như ta để cho các tỉnh, thành chủ động làm đơn lẻ thì tác dụng có thể sẽ kém đi. Do vậy, khi nghe một xã nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế mà theo hương thương mại dịch vụ (chú trọng khu vực tam đẳng) tôi không khỏi giật mình.

Khó mà hình dung “chiến lược” kinh tế thương mại dịch vụ xã nhà nhằm đến là gì. Chi tiết, thực tế là việc mở hàng quán của các gia đình dọc quốc lộ, mà đa số dân ở đó vẫn đang là nông dân. Họ tận dụng mặt đường để kiếm thêm hay cải thiện. Nổi bật hơn là các quán nhậu, cà phê và karaoke. Có cả loại đèn mờ. Nhìn trên bản đồ, đoạn đường ngắn ngủi kia như sợi chỉ nhỏ vắt ngang qua bao thuốc lá, phần còn lại cả bao thuốc lá là ruộng và vườn. Xã làm “chiến lược” mà không tính đến lwoij thế của “bao thuốc lá” thì có lạc hướng? Có bỏ qua cái bụng của đại đa số người dân, có ngó lơ sự trung thành của cây lúa, cây bắp? Mặt khác, sao không thấy đầu ra (sản phẩm) là gì đối với cây tre, cây đậu, cây mè? Đầu vào (cây con, việc làm) thế nào để khai thác tối ưu công suất của đất và người giữa mùa vụ? Có chỗ đứng nào cho tiểu thủ công nghiệp? Hoặc, sao chỉ có hợp tác nông nghiệp mà không có cơ chế hợp tác cung tiêu, trao đổi sản phẩm hay nhu yếu phẩm cho dân đỡ bị ép giá (như làng xã bên Nhật họ làm). Vả lại, việc định vị thương nghiệp dịch vụ mà bám theo “sợi chỉ” (đoạn đường hiện nay) lại như thân chùm gửi. Tại sao vậy? Vì, nay đoạn đường và mở làng kia còn thuộc xã thì nó (thương nghiệp và dịch vụ) còn của xã, mai nếu bị cắt về thị xã thì nó cũng sẽ đi theo thị xã.

Suy nghĩ đơn giản thì hành động vội vàng, hiểu không sâu thì làm không tới. Điều kiện chỉ tầm tầm mà làm (hay quyết) việc ngoài tầm thì dễ là lợi bất cập hại, là di hại. Chẳng hạn, trước đây (1975) cũng tại xã của ông chủ tịch, do suy nghĩ đơn giản về cách mạng và quá nhiệt tình, có người đã triệt mê tín bằng cách đập bỏ đình làng. Sau ba mươi năm thấy thiếu cái gì đó rất thiêng, dân làng đã góp tiền xây lại. Và na, không biết nghĩ thế nào, chính quyền xã lại đang cho lấp ao làng để mở cà phê, quán nhậu. Làng có ba cái ao. Từ thời khai thiên lập địa ba cái ao này có chức năng điều hòa khô hạn, quân bình phong thủy… Là di sản của làng, nay thấy bị lấp đi dân làng biết mất, nhưng bất lực, chẳng biết thưa ai. Phát triển kinh tế ư? Không đó chỉ đơn giản là ăn (tiêu phí) của tổ tiên, mà khi biết ra thì có thể đã muộn như chuyện đập bỏ đình làng.

Trường hợp “tiêu biểu” đáng suy nghĩ ở làng xã của ông chủ tịch chắc không là cá biệt, và câu chuyện phát triển kinh tế vị dân sinh sẽ chưa dừng lại ở bài nay. Việc xây dựng phát triển kinh tế một vùng miền, hay kinh doanh đối với doanh nghiệp, không thể đơn giản theo chiều gió. Và ta sẽ chẳng lạ khi thấy một Bà Rịa- Vũng Tàu đi lên không phải bằng dầu khí, hay lợi thế Phú Quốc vẫn cứ là cá cơm và nước mắm…
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vài lời về Địa – Kinh tế - Chính trị & hình dung Chính Khách hiện đại

    15/04/2014Nguyễn Tất ThịnhTrong Khoa học Kinh tế Chính trị hiện đại, thuật ngữ “Địa – Kinh tế - Chính trị” không xa lạ gì. Nhưng giải pháp ứng xử như thế nào với tính chất Địa phương và Toàn cầu của nó sẽ thể hiện một nhà Chính trị Quốc nội có được coi là tầm cỡ Chính Khách thực sự hay không...
  • Con người là tiền đề của nền kinh tế năng động

    24/10/2018Nguyễn Trần BạtTính năng động của nền kinh tế quan trọng như thế nào trong điều kiện cạnh tranh, có lẽ không cần nhắc lại. Điều này được phản ánh phần nào trong thái độ của xã hội khi sử dụng tính từ "năng động" để nói về các doanh nhân giỏi hay trong tần số xuất hiện thường xuyên trên báo chí của cụm từ "chuyển đổi cơ cấu kinh tế". Tuy nhiên, thế nào là một nền kinh tế năng động và làm sao để đạt được tính năng động của nền kinh tế lại chưa được nghiên cứu phân tích thấu đáo...
  • Mỗi người, mỗi ngày tạo ra 5 USD để tăng trưởng kinh tế

    07/06/2018Nguyễn Tất ThịnhHàng ngày những người trong tuổi lao động đang hoạt động trong tâm thế bất mãn, u sầu, xung đột, đối phó, vị kỉ…Thiếu tình yêu với lao động và khả năng hành động cùng nhau vượt khó. Chúng ta không thể nói hay, không thể đấm ngực nếu lao động của chúng ta không thể quy ra được bằng tiền...
  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Lời thú tội của một sát thủ kinh tế

    03/05/201620 năm sau khi viết cuốn "Lương tâm của một sát thủ kinh tế", John Perkins - một cựu sát thủ kinh tế (EHM) - đã phải chứng kiến những sự kiện kinh hoàng trên thế giới. Bản thân tác giả đã có lúc bị níu chân bởi "những lời đe dọa hay những khoản đút lót"...
  • Những thay đổi cơ bản của đời sống kinh tế - chính trị thế giới

    28/11/2015Nguyễn Trần Bạt... nhìn vào chiếc T.V của bạn, rất có thể đó là một chiếc Sony của “Nhật” hay một chiếc Daewoo của “Hàn Quốc”. Nhưng hãy để ý đến dòng chữ bên dưới, gần như chắc chắn là bạn sẽ lại thấy một dòng chữ khác: “Made in Singapore” hoặc “Made in Vietnam”. Điều này chắc chắn sẽ chẳng hề khiến bạn ngạc nhiên. Nhưng vậy thì đó là T.V Nhật, hoặc Hàn Quốc hay T. V Singapore hoặc Việt Nam?
  • Gõ cửa nền kinh tế duy tâm

    07/07/2015Ngô Tự LậpNăm 1997, khi cơn bão tài chính làm rung chuyển hàng loạt những nền kinh tế Đông Á từng được coi là hình mẫu "thần kỳ" của sự phát triển, người ta đua nhau lên án liên minh mờ ám giữa quyền lực chính trị và quyền lực tài chính. Thế rồi, trong khi các nhà lãnh đạo của các quốc gia lâm nạn giảm bớt volume về cái gọi là "giá trị châu Á" để kết tội các nhà đầu cơ tài chính và toàn cầu hoá, thì ở phương Tây người ta lại tăng âm lượng về các giá trị dân chủ.
  • Về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

    29/11/2014Lê Nguyễn Hương TrinhCuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể hạn chế sự can thiệp...
  • Chút ít lương tri trong thời kỳ kinh tế thị trường

    24/02/2014Cao Xuân HạoThời kinh tế thị trường là một giai đoạn tất yếu mà nước ta phải trải qua để tiến xa hơn nữa, hướng tới một trật tự cao hơn nữa, một xã hội công bằng và văn minh hơn. Trong thời kỳ này, người dân, trong đó có giới trí thức nói chung và giới văn nghệ nói riêng, sống trong một không khí rất khác với giai đoạn trước đây, khi toàn dân còn phải tiến hành hai cuộc kháng chiến ác liệt, cái thời kỳ mà về sau người ta quen gọi là thời “bao cấp”.
  • Tầm quan trọng của các thuật ngữ kinh tế

    10/12/2010Phạm Hải VũTôi muốn được đi sâu hơn nữa vào khái niệm “governance”, một khái niệm hiện chưa được tiếng Việt biết đến vì… quá mới. Việc dịch lại nó theo nghĩa “quản trị” hay “quản lý” đều không diễn tả được nội hàm của thuật ngữ.
  • Vẫn theo kiểu của nền kinh tế quản lý tập trung

    28/10/2010TS. Nguyễn Sỹ Phương, CHLB ĐứcNếu coi thực tiễn là thước đo của chân lý, thì vụ Vinashin chính là một căn cứ không thể bác bỏ, để không chỉ đoạn tuyệt với vai trò chủ đạo, chi phối của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bằng ý chí quyền lực nhà nước, mà quan trọng hơn, trả nó về đúng chức năng kinh doanh độc lập của nó...
  • Kinh tế tư nhân vẫn còn mờ nhạt trong cương lĩnh

    13/10/2010Phạm HuyênMột chiến lược về xây dựng, phát triển doanh nghiệp doanh nhân, thể hiện vai trò của khu vực này trong phát triển kinh tế cần được thể hiện rõ ràng hơn trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng...
  • Trung Quốc liệu đã đủ mạnh để làm cường quốc kinh tế thứ hai thế giới?

    07/09/2010Mạnh Kim tổng hợpVới thống kê cho biết kinh tế Nhật trị giá khoảng 1,28 ngàn tỉ USD vào quý II 2010, thấp hơn so với 1,33 ngàn tỉ USD của Trung Quốc trong cùng thời gian. Tuy nhiên, liệu yếu tố “sức mạnh của cơ bắp GDP” có đủ để cho thấy thể trạng cường tráng tương ứng của nền kinh tế Trung Quốc?

  • Khi kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản

    30/08/2010Thái Bình (Tổng hợp)Sau ba thập niên tăng trưởng ngoạn mục, đến quý 2 năm nay kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế nhất ở châu Á, thứ hai thế giới, sau Mỹ. Sự kiện này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế toàn cầu, đến các quan hệ trong vùng Đông Á và Đông Nam Á?
  • Kinh tế tri thức ở Việt Nam?

    09/08/2010Hồ Tú Bảo*
    Trong một khuôn khổ hạn chế, bài viết thiên về dùng thí dụ minh họa và giản lược tối đa các lý luận về một số điều của kinh tế tri thức, cụ thể về hai câu hỏi: Kinh tế tri thức là gì? Việt Nam có cần kinh tế tri thức không và nếu có sẽ gặp những thách thức nào?
  • Đồng nhân dân tệ lên giá và kinh tế Việt Nam

    06/07/2010Trần Văn ThọNgày 19-6 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng chính sách linh hoạt đối với tỷ giá đồng nhân dân tệ (RMB), tức là chấm dứt chính sách buộc RMB vào đồng đô la Mỹ (USD) với một tỷ giá hầu như cố định.
  • Nền kinh tế người quen

    30/06/2010Hồng PhúcTại một hội thảo trao đổi kinh nghiệm đẩy mạnh công tác bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa diễn ra ở Hà Nội, tổng giám đốc một công ty chứng khoán tình thực thổ lộ: “Chúng tôi thường tuyển dụng cán bộ là nam, vì thường xuyên phải đi uống rượu, bia tiếp khách”.
  • Tập đoàn nhà nước và cỗ xe kinh tế Việt Nam

    30/06/2010Nguyễn Trần BạtNền kinh tế VN hiện nay được vận hành như một cỗ xe ngựa. Cỗ xe ấy phải loại bỏ những yếu tố đã quá lạc hậu để tạo điều kiện cho con ngựa chạy với tốc độ phát triển mà đời sống đòi hỏi. Ngược lại, con ngựa cũng phải lường hết được những "ổ gà" trên đường...
  • Được, mất trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 - 2009

    17/06/2010Hồ HảiChuyện khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối cùng là chuyện của thế giới phân cực trở lại thời kỳ chiến tranh lạnh. Một thời mà cuộc đối đầu ý thức hệ đã đi vào quá khứ. Một kỷ nguyên mới xuất hiện. Kỷ nguyên của thông qua chiến tranh tiền tệ để chiếm giữ thị trường thế giới, tranh giành năng lượng và lương thực toàn cầu trong thời kỳ bùng nổ các ngành công nghiệp mới và dân số.
  • Chuyển động có hướng của tiền tệ trong nền kinh tế

    25/03/2010Thu San Nguyễn Thế HùngĐồng tiền rất gần gũi với chúng ta trong xã hội hiện đại. Nó như không khí đối với nền kinh tế. Nếu nguồn cung ứng tiền tệ hạn hẹp thì nền kinh tế bị ngạt thở. Nhưng đồng tiền là một đối tượng vận động có hướng rất rõ ràng. Không phải cứ căng ngực hít là tiền chảy ào vào lá phổi của một nền kinh tế...
  • Lãnh đạo thời đại kinh tế tri thức

    15/12/2009GS. Chu HảoNgoài tiêu chuẩn Hồng và Chuyên mà từ lâu chúng ta thường nói đến, trong thời đại kinh tế tri thức theo quan điểm “hiện đại”, cán bộ lãnh đạo cần có thêm những tiêu chuẩn gì?
  • Vai trò của bất bình đẳng kinh tế, ghen tị và thiếu thốn tương đối trong phát triển bền vững tại Việt Nam*

    02/12/2009Trần Nam BìnhBài viết này tập trung vào góc cạnh phân phối thu nhập của phát triển bền vững. Cụ thể hơn, bài viết xem xét vai trò của chênh lệch/bất bình đẳng kinh tế, lòng ghen tỵ và thiếu thốn tương đối phát triển bền vững tại Việt Nam.
  • Nho giáo và kinh tế

    03/11/2009Trần Đình HượuNho giáo coi buôn bán là nghề của kẻ hèn hạ (tiện trượng phu). Trong tứ dân thương nhân bị xếp vào hạng bét, và về sau nhiều chính sách ức thương khác được ban hành. Mạnh tử đã bàn về vấn đề phân công, vấn đề trao đổi, vấn đề giá cả, chính sách thu thuế chợ, thuế đường...
  • Báo chí cần làm gì cho nền kinh tế?

    08/09/2009Nguyễn Trần BạtTrong những năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng khá cao, vào khoảng 7% trong vòng 15 năm, giúp Việt Nam tăng gấp đôi thu nhập bình quân. Nhưng chúng ta cần phải phân biệt giữa những thành tích của nền kinh tế với những thành tích của các doanh nghiệp, giữa những thành tích về lượng và những thành tích về chất...
  • Mối quan hệ báo chí- kinh tế: Nhìn từ lịch sử

    27/07/2009Về lịch sử báo chí buổi sơ khai, có quan điểm cho rằng, nó bắt nguồn từ nhu cầu thông tin kinh tế mà các nhà buôn thông qua một mạng lưới rất nhiều những người trong giới thuơng nhân, các nhà thám hiểm hay các tăng lữ cung cấp qua thư tín rồi tổng hợp lại thành những bản tin tức để cung cấp phục vụ việc buôn bán, tìm kiếm sản phẩm, thị trường và giao thương.
  • Sự lộng hành của yếu tố ảo trong nền kinh tế tri thức

    08/04/2009Phan Thế HảiSự kiện 15/09/2008, khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản được coi là vụ nổ tài chính lớn nhất trong vòng 80 năm qua của nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ làm hao tốn tiền bạc, tốn giấy mực của báo chí mà còn báo hiệu sự lung lay của triết học kinh tế mà WTO theo đuổi suốt 15 năm qua.
  • Hình dung về Kinh tế - Khủng hoảng - Quản lý nhà nước và Hành động của Doanh nghiệp

    03/04/2009Nguyễn Tất ThịnhKinh tế là mối quan tâm của tất cả mọi người. Cuộc khủng hoảng Kinh tế - Tài chính Toàn cầu hiện nay - mà qui mô và tính chất của nó – chưa từng có tiền lệ, giúp chúng ta một cơ hội nhìn nhận lại tất cả những vấn đề liên quan đến Kinh tế và Quản lí nó, vì tác động đến bàn ăn của từng Gia đình cho dù người đó là ai...
  • Các vấn đề kinh tế Vĩ mô, quản lý Nhà nước và hành động của Doanh nghiệp

    06/03/2009Nguyễn Tất ThịnhViệt Nam mới vào WTO được hai năm... và đang trong một thời kỳ khủng hoảng kinh tế đen tối, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử thế giới từ cận đại cho đến nay... Những sự kiện, những vấn đề khác nhau liên tiếp xảy ra tác động mạnh mẽ đến không gian kinh tế và hệ thống các Doanh nghiệp Việt Nam... cho chúng ta (từ những nhà làm chính sách cấp Chính phủ đến các Doanh nhân và Người dân...) những bài học lớn lao...
  • Việt Nam với chiến lược xây dựng hai nền kinh tế

    01/03/2009Nguyễn Trần BạtHiện tượng khủng hoảng kinh tế vừa rồi của thế giới chính là hiện tượng mà các nền kinh tế bản thể bị nhổ rễ ra khỏi lợi ích của những con người cư trú trong các vùng lãnh thổ. Việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam phải là kết quả của việc xây dựng đồng thời cả nền kinh tế bản thể và nền kinh tế phát triển, vai trò của Nhà nước là phải cân đối tỷ lệ hợp lý của hai nền kinh tế này...
  • Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN

    14/01/2009Phương Loan (thực hiện)Kinh tế Việt Nam gốc rễ là kinh tế tiểu nông. Tâm lý của người tiểu nông là muốn giữ lâu những thứ đồ cũ, những thứ đồ không dùng được nữa. Muốn thành công trong hội nhập kinh tế phải thay đổi tư duy và hành động của nền kinh tế tiểu nông, thay bằng tư duy và hành động của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Nguyễn Đình Lương nhấn mạnh.
  • Khủng hoảng kinh tế thế giới và những nhiệm vụ của năm 2009

    09/01/2009Nguyễn Trần BạtTrong thời đại đã toàn cầu hoá ngày nay, không quốc gia nào có quyền nói về những hiện tượng phát triển của mình mà không quan tâm, không phân tích hiện tượng tương đương của thế giới. Phải nói rằng, cho đến phút này, giới học giả và chính phủ trên thế giới chưa hình dung được đầy đủ cơ cấu của hiện tượng khủng hoảng kinh tế...
  • Một "tư duy kinh tế" cho Việt Nam?

    23/12/2008Lê Ngọc Sơn - (Thực hiện)Giáo sư Đặng Phong được coi là "cuốn từ điển sống" về kinh tế Việt Nam, là giáo sư mời của nhiều trường đại học danh tiếng thế giới, và cũng là tác giả của cuốn "Tư duy kinh tế Việt Nam" (NXB Tri thức, 2008). Ông đã trò chuyện với SVVN về vấn đề tư duy kinh tế và vai trò của người trẻ...
  • Địa vị của nền kinh tế Hoa Kỳ và các chính sách kinh tế của tân Tổng thống Obama

    13/11/2008PV Vietnamnet phỏng vấn ông Nguyễn Trần Bạt"Tất cả các giải pháp về nền kinh tế Hoa Kỳ trước hết phải bắt đầu bằng việc tổ chức lại nền kinh tế tài chính của Hoa Kỳ, việc này không chỉ đơn thuần là xây dựng lại một số chính sách trước mắt." - Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấn của báo Vietnamnet ngày 6/11/2008
  • Phát triển kinh tế tư nhân - xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    06/09/2008Đặng Minh TiếnPhát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một xu hướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta...
  • Kinh tế học siêu vĩ mô

    28/08/2008Nguyễn Bình Giang, Tống Quốc ĐạtTrong thời đại của mình, Lênin đã chỉ ra sự câu kết giữa tư bản công nghiệp và tư bản tài chính với sự tập trung cao độ, thành các đầu sỏ tài chính. Lênin đã nhận xét rằng chỉ có ba, năm nhóm tư bản tài chính khống chế, thống trị toàn bộ nền kinh tế của một nước. Vậy trong thời đại ngày nay sự câu kết của tư bản đó có hình thái mới như thế nào? Các nhà tư bản đã có những mối liên kết chặt chẽ hơn hay lỏng lẻo đi?
  • Vượt qua khủng hoảng tài chính & suy thoái kinh tế

    25/06/2008Linh VũLàm thế nào để vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, như đã từng xảy ra ở các nước Châu Á thời điểm 1997-1999 và hiện đang xảy ra tại Mỹ? Trong phạm vi bài báo này người viết sẽ điểm qua bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua khủng hoảng và suy thoái trên con đường phục hồi kinh tế...
  • Kornai bàn về ổn định kinh tế vĩ mô

    30/04/2008TS. Nguyễn Quang AVề cải cách và ổn định kinh tế vĩ mô đã được ông nói khá nhiều trong cuốn "Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do" ngoài những thứ khác liên quan đến quá trình chuyển đổi như cải cách sở hữu. Ông bàn kỹ về việc phải chặn đứng lạm phát, phục hồi cân bằng ngân sách, về chính sách tỉ giá v.v...
  • Toàn cầu hóa và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

    15/08/2007Đinh Quang TyGiữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa. Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động...
  • Chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay

    14/07/2007Nguyễn Tuấn DũngViệc bảo đảm chủ quyền của mỗi quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, chịu sự tác động của các nhân tố kinh tế, chính trị, quân sự… Trong phạm vi bài viết này, nêu lên một vài suy nghĩ về chủ quyền quốc gia Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay...
  • Xây dựng các tập đoàn kinh tế

    17/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupChúng ta đang có chủ trương chuyển một số tổng công ty nhà nước (TCT) gồm các TCT 90 và TCT 91 thành một số tập đoàn kinh tế hiện đại với vốn kinh doanh được tích tụ, tập trung cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, biến các tập đoàn này trở thành "xương sống của nền kinh tế quốc dân...
  • Phát triển kinh tế tư nhân

    17/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupKinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng cấu thành toàn bộ nền kinh tế. Nhiều quốc gia mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của hình thức kinh tế này và tích cực phát triển nó như một công cụ hiệu quả để phát triển kinh tế...
  • WTO: trường học, trường thi cho kinh tế Việt Nam

    03/04/2007WTO là một trường học, trường thi vĩ đại nhưng VN không thể sợ thi... Ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt, Tổng Giám đốc InvestConsult Group trong buổi trả lời phỏng vấn VietNamNet về việc VN gia nhập WTO và vấn đề đầu tư vào Việt Nam sau sự kiện này...
  • Tối ưu trong khoa học kỹ thuật kinh tế và đời sống

    02/02/2007Hoàng TụyNếu trước đây hơn 30 năm, trong hoàn cảnh chiến tranh, nước ta vẫn đi đầu ở Đông Nam Á về giáo dục, y tế và một số lĩnh vực khoa học (trong đó có vận trù học và lý thuyết tối ưu) thì ngày nay chúng ta không còn giữ được vị trí đó, thậm chí có mắt đã tụt hậu so với họ và có xu hướng ngày càng tụt hậu xa hơn. Đã đến lúc không còn chỗ để thụt lùi thêm nữa. Tình hình phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt đang đặt ra cho chúng ta một sự lựa chọn khắc nghiệt: hiệu quả, tối ưu hoặc là sa sút là lụn bại.
  • Cải cách hành chính và quy luật kinh tế thị trường

    20/10/2006Nguyễn Ninh ThựcGiống như quy luật tiến hoá của xã hội loài người và thế giới tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng tuân theo những quy luật khách quan, tất yếu có ra đời phát triển và kết thúc, có tính kế thừa, cái sau tiến bộ hơn cái trước...
  • Tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế xã hội

    28/09/2006GS. Phan Đình DiệuLiên tục đổi mới tư duy với những cách nhìn mới, cách hiểu mới trên cơ sở những phát hiện khoa học mới, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học hệ thống, khoa học kinh tế, khoa học tổ chức và quản lý... đồng thời không nuối tiếc những kiểu tư duy không còn phù hợp với điều kiện hiện đại là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta...
  • Mấy suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

    15/07/2006Lê Cần TĩnhTăng trưởng kinh tế là khái niệm mà các nhà kinh tế học, các nhả quản lý, các nhà hoạt động chính trị...thường xuyên sử dụng. Hiểu một cách giản lược thì tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm...
  • Đổi mới kinh tế cho ai?

    22/06/2006Cẩm Hà ghiJomo Kwame Sundaram (trợ lý Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc) với tư cách là một nhà kinh tế phát triển, một người bạn của Đông Nam Á, tôi đã rất quan tâm theo dõi tiến trình công cuộc đổi mới ở VN trong những năm qua. Và tôi thật sự tin rằng những bài học của VN trong tái thiết và phục hưng mạnh mẽ nền kinh tế đã vươn xa ngoài biên giới VN và vươn ra cả bên ngoài khu vực Đông Á...
  • Những "nút cổ chai" của nền kinh tế

    17/01/2006Ngọc MinhNhững "nút cổ chai" của nền kinh tế nói chung và từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng có khá nhiều, nhưng ở đây có thể khái quát thành mấy vấn đề lớn (thể chế kinh tế, chi phí dịch vụ, cơ sở hạ tầng)...
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế

    07/07/2005Tác phẩm Hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chính trị kinh tế học phê phán và Con đường dẫn đến kinh tế thị trườngcủa Kornai János, nhà kinh tế học người Hung, giáo sư Harvard (Mỹ), đều do Nguyễn Quang A dịch, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, vừa ra mắt đã lập tức được coi là những cuốn sách quan trọng nhất năm 2002 ở Việt Nam. Để bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận với hơn 1000 trang sách ấy, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của dịch giả Nguyễn Quang A sau đây.
  • Kinh tế là những câu chuyện đơn giản

    04/07/2005Ngô Nhân Dụng, Đặc TrưngCác nhà kinh tế học thường bị coi là một giống người phức tạp, khó hiểu, và không có ý kiến nào chắc chắn. Quý vị có biết câu chuyện "nhà kinh tế một tay" nổi tiếng từ nửa thế kỷ rồi không? Trong tuần báo Economist hồi tháng 11 năm 2003 họ viết một bài với nhan đề đó, "The one-handed economist" với dụng ý chỉ trích một tác giả, ông Paul Krugman, Đại học Harvard, rằng ông là một nhà kinh tế học... chỉ có một tay!
  • xem toàn bộ