Vài lời về Địa – Kinh tế - Chính trị & hình dung Chính Khách hiện đại
Một vùng không gian bao gồm cương vực, lãnh thổ cùng với lịch sử, sự phân bố dân cư, tài nguyên…mà qui mô và các giá trị khác của nó đều nằm trên bàn nghị sự và hoạch định thường xuyên cấp Quốc gia của một thậm chí nhiều Chính phủ.
Ngày nay, trong không gian chung Toàn cầu, khi mà các yếu tố Địa phương và yếu tố rộng hơn nó, khi mà các vấn đề giữa các Quốc gia đều có sự can dự và ảnh hưởng qua lại với nhau thì gần như không một vùng địa lý rộng lớn nào (có cấp hành chính tương đương Tỉnh trở lên) lại không phải là một đơn vị Địa – Kinh tế - chính trị ( đv Đ/KT/CT ).
Các đơn vị Địa – Kinh tế - chính trị ‘nóng’ đều tồn tại những cặp nghịch lý chung : Dân trí & phát triển / Tín ngưỡng & Sắc dân / Khai thác tài nguyên & Bảo vệ Môi trường / Lịch sử Bản địa & Hội nhập Văn hóa / Thực hành Chính trị & Văn minh Thể chế…Có thể nói đó thực sự là ‘Chiến Địa’ tạo nên những ‘dư chấn khác’ hay những Chính khách sừng sỏ… Như thế đồng nghĩa với mặt khác là có thể gây nên những tổn hại với ‘Tam Dân’…
Khẩu hiệu của Chính khách : ‘Hiệu quả Địa phương để hành động Toàn cầu, thấu hiểu Toàn cầu để dẫn dắt Địa phương’ |
Chúng ta có thể ví dụ: từ lớn xuống bé là Các vùng như Nam Mĩ / Nam Á / Trung Đông / Đông Timo / Tây nguyên / Lưu vực Mekong / Tây Tạng / Trường Sa…. Như vậy những đơn vị Địa – Kinh tế - chính trị đều mang trong chính nó những giá trị ở kích cỡ chiến lược với nhiều quốc gia. Vì thế các những nơi đó luôn hoặc là ‘thời sự’, hay là ‘điểm nóng’ hoặc có thể trở thành ‘sóng thần’…
Đơn vị Địa – Kinh tế - chính trị như thế thực sự vừa là đầu bài, vừa là vấn đề, vừa là giải pháp vừa là mục tiêu đối với những nhà lãnh đạo và quản lí Nhà nước trong các mưu cầu, mưu tính tương xứng với cương vị mà họ phải gánh vác, đảm nhiệm. Đối với những Doanh nhân lớn, những nhà hoạt động xã hội thì đó cũng là một trong những điều lớn thuộc những gì buộc cần phải hiểu biết rõ, ứng xử tốt khi xây dựng và triển khai có hiệu quả chiến lược hoạt động của tổ chức mình.
Sự thật là ở những đơn vị Địa – Kinh tế - chính trị luôn chứa đựng đỉnh cao những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, về khuynh hướng thể chế, về những giá trị xã hội…giữa rất nhiều tầng lớp và các thế lực, tổ chức và quốc gia khác nhau…luôn là thách đố rất lớn đối với những giải pháp mong muốn hòa bình + văn minh + hiệu quả. Nhưng phải có tinh thần, khả năng đấu tranh trên mặt bằng của Sức mạnh qui ước và Chuẩn mực văn minh . Cho nên dễ hiểu là bất cứ Ai, Chính phủ nào, Tổ chức nào có được đề xuất và giải pháp tương đối tốt cho những đơn vị Địa – Kinh tế - chính trị như thế có thể tự tin, có uy tín, sức mạnh và sự xứng đáng cho những sự nghiệp tiếp theo cao hơn của mình mang tầm vóc Quốc Tế. Ví dụ như ông Hồ Cẩm Đào đi lên từ vấn đề Tây Tạng; ông Obama được giải Nobel Hòa Bình bởi kì vọng đối với vấn đề Trung Đông…Thay vì cái thời đại trước đó nhiều Chính khách đi lên từ thủ đoạn bè đảng, hay hơn nữa là kinh nghiệm quí, hoặc đã thành công quản lí ở một khía cạnh chuyên môn hẹp nào đó thì nay họ phải có tầm nhìn xuyên biên giới và chí ít là đem lại một kì vọng về giải pháp khả thi cho một đơn vị Địa – Kinh tế - chính trị nhất định, mà điều đó có giá trị đối với lợi ích Quốc gia của họ, nhưng nhấn mạnh là phải được chấp nhận từ khía cạnh Quốc Tế và làm tăng vị thế quốc tế của Quốc Gia. Do vậy khuynh hướng giải quyết các vấn đề đối với những đơn vị Địa – Kinh tế - chính trị buộc phải mở và tuân thủ những giá trị chuẩn mực Quốc Tế - điều đó là dễ hiểu với các nhà Chính trị thường xuyên phải hiện diện và thể hiện quan điểm tích cực của Nhà nước mình trước Cộng đồng Quốc tế. Ở đó họ buộc phải đưa ra tuyên ngôn và cam kết. Quay về nước họ phải thực hiện mạnh mẽ và hiệu quả điều đó trong các chương trình hành động Quốc nội.
Chính phủ các Quốc gia hiện nay còn đối mặt thêm ngày càng nhiều sức ép phải thực thi những qui tắc và hiệp ước đa Quốc gia liên quan đến các vấn đề kĩ thuật và môi trường phổ biến khác như bảo vệ khí hậu, không phổ biến vũ khí hủy diệt, không dung dưỡng các băng nhóm phi pháp, chống tham nhũng, hội nhập hài hòa các thủ tục hành chính, tôn trọng các giá trị Tam Dân…Trong khi ở các đơn vị Địa – Kinh tế - chính trị thường xuyên lại thiếu các cơ chế ổn định để thực hiện nó. Vì vậy tại đó cần xây dựng cơ chế lòng tin đặc hiệu được phát đi và gương mẫu khởi sự bởi các Chính khách hàng đầu. Điều này giải thích rằng tại sao việc những người lãnh đạo cao cấp, điều hành một tổ chức cấp Quốc gia cần chứng tỏ như thế nào để tạo ra lòng tin rộng rãi trong xã hội mới nói lên đúng họ có phải là Chính khách hay không, hay chỉ là người quản lí được nội bộ của họ đôn lên, đặt vào.
Thực ra tôi muốn nói đến những đơn vị Địa – Kinh tế - chính trị mà bản thân nó được ‘Quản lí Nhà nước tốt’ thay cho tư duy ‘Cai trị’ xưa cũ, để trở thành gì đó hay ho về thương hiệu Toàn Cầu, một vùng đất mẫu mực về phát triển, nơi thu hút người Năm Châu Bốn Bể vì sự hấp dẫn về ‘Tam Dân’ của nó. Điều này có thể thấy ở Singapore, ở Dubai…rộng lớn hơn là mô hình Liên Minh Châu Âu…Và ra đời những Chính khách kiệt xuất bởi cách thức lãnh đạo và điều hành chỉ dựa trên Sức mạnh qui ước và Chuẩn mực văn minh như tôi đã viết ở trên !
Vì thế, tôi định nghĩa: Chính Khách là: một Nhà Chính trị của một Quốc gia, nhưng có ảnh hưởng và vai trò Quốc tế một cách thực chất về Khả năng ( cam kết, ứng xử, giải pháp ) tích cực với các vấn đề Địa / Kinh tế / Chính trị dựa trên sức mạnh qui ước và chuẩn mực văn minh, mà trước hết đã được thực hành với hiệu quả thuyết phục tại Quốc gia của họ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiNếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân