Kinh tế học và chính sách kinh tế

05:57 CH @ Thứ Sáu - 11 Tháng Mười Một, 2005

Trong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học:

1- Đó là một ngành thuộc phạm trù khoa học xã hội, không thể thử nghiệm được như ngành khoa học tự nhiên. Dĩ nhiên, kinh tế học dựa trên sự quan sát, sự vận hành của xã hội. Nhưng cũng vì vậy, theo góc độ và thời điểm chúng ta quan sát, nẩy sinh ra nhiều học thuyết kinh tế khác nhau. Ví dụ: muốn nâng cao tăng trưởng của GDP chúng ta nên làm gì?Không có một phương án trả lời duy nhất.

(a)Nếu xã hội ở trong trạng thái cung hàng hóa lớn hơn cầu ta nên tăng lương, thu nhập để tăng cầu và từ đó tăng sản xuất (mô hình kinh tế dựa trên học thuyết Keynes).

(b) Nếu xã hội ở trong trạng thái cầu cao hơn cung, tănglương chỉ làm tăng lạm phát và thâm hụt cán cân ngoại thương (mô hình cổ điển).Như vậy phải tác động lên những yếu tố làm tăng cung. Nếu cung hàng hóa bị "nghẽn” vì các chi phí sản xuất “lương nhân công, thuế...) quá cao, thì nhà nước nên giảm các chi phí ấy để đẩy mạnh sản xuất. Nếu cung hàng hóa bị "nghẽn " vì làm ăn thiếu hiệu quả (máy móc quá cũ, lao động quá nhiều) thì phải tìm những biện pháp để thúc đẩy năng suất.

Qua thí dụ đơn giản ở trên, ta có thể nhận thức rằng cần phải đẩy mạnh:

(i) Hiểu biết sâu rộng các học thuyết kinh tế.

(ii) Nghiên cứu lý thuyết về kinh tế nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Hai ý này không phải là "xa xỉ phẩm " ngay cả trong tình hình kinh tế hiện nay ở Việt Nam.

2. Tương đối hóa lòng tin vào học thuyết vì những lý do sau đây: Mỗi học thuyết chỉ đúngtrong một hoàn cảnh kinh tế xã hội nhất định (thí dụ, sử dụng học thuyết Keynes nếu xã hội ở trong trạng thái cung cao hơn cầu). Do đó, cần phải có số liệu trung thực, hoàn chỉnh, đầy đủ nhằm xác định chính xác tình hình cụ thể của nền kinh tế để biết nên sử dụng học thuyết gì để đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội về kinh tế. Do vậy, số liệu trên quan đến kinh tế phải được công bố.

Các học thuyết kinh tế không bất di bất dịch mà luôn luôn cần được bổ sung thêm. Nếu những dự báo kinh tế dựa trên một học thuyết kinh tế không phù hợp với số liệu, cần phải tìm hiểu tại sao. Bản thân học thuyết ấy có thiếu sót gì không?

Đừng có ảo tưởng rằng một mô hình kinh tế tế được định lượng có thể giúp đưa ra những dự báo hoàn toàn chính xác vì những chuỗi số liệu bao giờ cũng có sai số. Trong thực tế có nhiều vấn đề kinh tế mà mô hình chưa nắm bắt được.

Nhưng mô hình có thể cho biết một chính sách kinh tế có tác động tốt hay xấu với một độ tin cậy nào đó. Chúng ta có thể không hoàn toàn thỏa mãn nhưng ít nhất là biết được còn hơn không biết gì cả.

Mỗi học thuyết đều có chức năng của riêng nó. Ví dụ, theo ý tôi, không thể sử dụng học thuyết kinh tế Mác để làm chính sách kinh tế vì mục đích của học thuyết kinh tế Mác là phân tích và phê phán TBCN. Nhưng để vận dụng học thuyết Mác hay một học thuyết nào khác vào thực tế kinh tế xã hội Việt Nam, để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và giàu mạnh là một thách thức cho các nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa và Tăng trưởng

    25/11/2016Nguyễn Trần BạtỞ đâu con người có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hưởng thụ tốt hơn, có điều kiện để tư duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn, tóm lại, ở đâu con người cảm thấy hạnh phúc thì ở đó có sự phát triển....
  • Quyết định luận kinh tế

    11/09/2013Nguyễn Trần BạtTrong một thời gian dài trước đây, do quan niệm văn hoá một cách chật hẹp, và còn do chủ nghĩa duy vật thô thiển, người ta vẫn cho rằng văn hoá là một cái gì đó phát sinh từ kinh tế, rằng văn hoá chỉ là kết quả, là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà thôi...
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Đọc lại báo cáo “Phát triển con người 2005”

    03/10/2005Danh ĐứcBản báo cáo “Phát triển con người 2005” cần được đọc bằng cái nhìn cầu tiến vì ấm no hạnh phúc hơn nữa cho người dân. Còn bao nhiêu vấn nạn chưa giải quyết xong?
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Các kịch bản cho năm 2005

    22/07/2005Đặng Hồng QuangNhiều ý kiến lạc quan cho rằng Việt Nam sẽ đủ điều kiện để gia nhập WTO vào năm 2005, nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng Việt Nam khó có thể đáp ứng các yêu cầu gia nhập trong thời gian này. Do đó, cần tính đến các kịch bản khác nhau...
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác