Chuyển động có hướng của tiền tệ trong nền kinh tế

PhD Thu San Nguyễn Thế Hùng, Viện Vật lý
03:13 CH @ Thứ Năm - 25 Tháng Ba, 2010

Một loại hoá đơn mới trên cơ sở nghiên cứu môn Ngũ hành cho phép chính phủ thu được một nguồn thuế lớn lao, giúp ổn định giá thị trường, kiềm chế lạm phát, hơn nữa loại hoá đơn ấy còn cho phép tích lũy được một nguồn vốn cực lớn cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Đó chính là “hoá đơn vé”.

Đồng tiền rất gần gũi với chúng ta trong xã hội hiện đại. Nó như không khí đối với nền kinh tế. Nếu nguồn cung ứng tiền tệ hạn hẹp thì nền kinh tế bị ngạt thở. Nhưng đồng tiền là một đối tượng vận động có hướng rất rõ ràng. Không phải cứ căng ngực hít là tiền chảy ào vào lá phổi của một nền kinh tế. Dưới góc độ Ngũ hành có thể phân tích sự vận động của đồng tiền để từ đó tìm ra cách làm cho nó chảy mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế hiện nay của nước ta.

1. Bản chất Ngũ hành của đồng tiền

Theo Ngũ Hành, có thể xếp sự vận động của đồng tiền vào hành Hoả. Một cá nhân rèn luyện tích luỹ kỹ năng lao động để có nghề nghiệp là hành Kim. Khi anh ta mang kỹ năng và sức lao động ra làm việc, thì những vận động ấy thuộc hành Thuỷ. Kết quả lao động được trả lương là hành Mộc. Lúc anh ta tiêu tiền để đổi lấy sản phẩm và dịch vụ nào đó thì sự vận động của đồng tiền lúc ấy thuộc hành Hoả. Sản phẩm và dịch vụ mà người lao động đã đổi lấy được thuộc hành Thổ. Trong Thổ tích Kim để lại bắt đầu một vòng Ngũ hành mới. Những vòng mới này vô cùng phong phú, đa dạng, cả về hình thức, lẫn nhịp độ. Nhưng nước ta, Việt Nam, lại thuộc phương Nam, cơ bản thuộc Hoả, nên tâm lý nhân dân nói chung thuộc Hoả. Tâm lý ấy làm cho các vòng Ngũ hành trao đổi sản phẩm và dịch vụ nói trên có biểu trưng như là những ngọn lửa nhỏ.

Đặc trưng cơ bản của quá trình ngọn lửa nhỏ (vòng Ngũ hành bé) là rất khó khăn trong việc cấp sức nóng để tạo được các vòng vận động sau lớn hơn vòng trước. Thực chất, các vòng Ngũ hành nhỏ chỉ như những đám cháy liu riu, nhiều khi cháy cạn nguồn mà không làm bén một đám cháy mới. Ví dụ, một bác xích lô ở Sài Gòn, ngày đạp dăm cuốc xe, kiếm được trăm ngàn. Trăm ngàn ấy có khi buộc phải tiêu hết, chỉ để tái tạo sức “đạp” cho ngày hôm sau, khó có thể tạo ra tích luỹ lớn sao cho sau mươi năm đủ để mua được một căn hộ giữa Sài Thành hoa lệ.

Xét các vòng Ngũ hành cá nhân thì chúng ta nhận thấy đa phần người lao động đều nằm trong bối cảnh như bác xích lô kia, thậm chí một vị Kỹ Sư sau 10 năm đèn sách, lại sống căn cơ tiết kiệm chưa chắc đã dễ kiếm căn hộ để tạo lập các vòng Ngũ hành mới cho chính mình.

Tuy vậy, xét trên qui mô quốc gia thì vấn đề góp gió thành bão có thể khả thi.

2. Hành Hoả tiêu dùng

Trong chương trình thời sự tối ngày 22 Tết Canh Dần (05-02-2010) trên VTV1 có một đoạn tin quan trọng sau “Doanh số bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh ước tính là 125.000 tỉ/năm, nghĩa là có thể thu được 12.500 tỉ/năm thuế GTGT, nhưng thực tế chỉ thu được 68 tỉ/năm”. Tức là tại một thành phố lớn như TP HCM chỉ thu được 0,5% thuế GTGT của hoạt động bán lẻ. Vì đa phần nhân dân không cần hoá đơn khi mua hàng, nên doanh nghiệp, cửa hàng cũng không phải xé hoá đơn. Thực tế đó cho thấy rằng các ngọn lửa nhỏ đã không được gom góp lại để tạo ra sức mạnh lớn.

Một số chuyên gia kinh tế đánh giá rằng thu nhập bình quân đầu người của Việt nam khoảng hơn 1000USD/người/năm, tương đương GDP cả nước khoảng trên 90 tỉ USD. Ngoài các khoản đầu tư chính phủ thì tiêu dùng dân sự cả nước chiếm khoảng 50tỉ/năm. Nếu đa phần các khoản chi tiêu dân sự ấy không có hoá đơn GTGT thì chúng ta đã để thất thoát một khoản thuế rất lớn, cỡ 5 tỉ USD. Nếu thu được khoản thuế đó thì chúng ta có rất nhiều tiền để đầu tư việc xây dựng cơ sở hạ tầng, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững. Theo Ngũ hành, thu thuế chi tiêu cá nhân chính là tạo ra các vòng Ngũ hành lớn qui mô quốc gia từ hàng triệu hành hoả nhỏ trong chi tiêu cá nhân.

Hơn nữa, thuế chi tiêu cá nhân lại có vòng quay rất nhanh. Khoản thuế 5tỉ USD không phải chỉ quay vòng sau 1 năm mà là hàng tháng. Do đó, các công trình hạ tầng lớn như đường sắt, đường bộ cao tốc Bắc Nam mặc dù có tổng dự toán rất lớn đều có thể huy động từ nguồn thuế này.

3. Định nghĩa về “hoá đơn vé”

Ghi hoá đơn ba liên như hiện nay là một thao tác khó khăn đối với người bán hàng. Khó khăn nổi cộm khi ghi hoá đơn là mất thời gian, có khi đến 5-10 phút, trong khi bán hàng nhiều khi chỉ 2 phút. Hơn nữa, hoá đơn còn làm sáng rõ nhiều hoạt động thương mại mà người chủ kinh doanh muốn che dấu, chẳng hạn tổng doanh thu thực tế, nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào,… Nên đa phần các chủ doanh nghiệp thích bán hàng không hoá đơn. Đối với người mua hàng cá nhân thì hoá đơn lại chẳng có giá trị gì nhiều. Do đó, đa phần các dịch vụ dân sự thông thường được thực hiện không hoá đơn. Ví dụ, ăn cơm phở, uống bia, cắt tóc,… thường là không hoá đơn. Nhưng nếu cải cách hình thức hoá đơn thì chúng ta không những thu được nguồn thuế GTGT khổng lồ từ chi tiêu dân sự mà còn có một công cụ tuyệt vời để chống lạm phát. Dưới đây, chúng tôi trình bày những ý tưởng cải cách đó.

Chúng ta có thể sáng tạo ra một loại “hoá đơn vé” cho các chi tiêu dân sự. Đó là các vé có cuống, một nửa giao cho khách hàng, một nửa người kinh doanh giữ để tính thuế. Các “hoá đơn vé” có bước nhảy thô cách xa nhau (10.000 đ, 20.000 đ, 50,000 đ,… 1.000.000đ). Các “hoá đơn vé” buộc phải có seri số dùng để lĩnh thưởng. Với ba đặc tính đó “hoá đơn vé” sẽ làm thay đổi thói quen tiêu dùng. Chẳng hạn bạn ăn bát phở 20.000đ, khi bạn móc ví trả tiền, thì chủ hàng xé cho bạn một hoá đơn vé. Người bán hàng giữ lại cuống. Khi xé hết tập hoá đơn vé 1000 bát phở thì doanh thu của cửa hàng là 20.000.000 đ. Lúc đó, chủ cửa hàng giúp bạn nộp cho nhà nước 10% thuế GTGT là 2 triệu. Bạn giữ lại cái hoá đơn, nếu cuối buổi bạn so seri mà trúng hai số đuôi thì bạn có thưởng khuyến khích, nếu trúng ba số được giải 3, …, nếu trúng số độc đắc bạn có thể được thưởng một căn hộ. Như vậy, đối với cá nhân người tiêu dùng “hoá đơn vé”chính là sự đóng góp ngọn lửa nhỏ để xây dựng đất nước với niềm hy vọng đổi đời cao hơn nhhiều niềm hy vọng trúng số đề.

4. Những lợi ích của “hoá đơn vé”

4.1.Là công cụ giúp nhà nước thu thuế minh bạch.

Hoá đơn vé được xé rất nhanh, nên các chủ cửa hàng không thể nói ngại vì phải ghi chép lâu, phải ghi mã số thuế và địa chỉ của khách hàng. Khi các chủ cửa hàng xé hoá đơn thì phương pháp thu thuế ấn định cũng bị loại bỏ nữa. Các sở thuế sẽ giảm được một lượng rất lớn các nhân viên đi thu thuế ấn định. Hiện tượng nhũng nhiễu trong công tác đó vì vậy cũng giảm dần. Mặt khác, tổng doanh thu nổi rõ, cho phép nhà nước thu được thuế triệt để mà lại rất nhàn. Vì ai bán hàng cũng phải xé hoá đơn vé, nên quá trình phân phối lưu thông sẽ không phải qua nhiều nấc trung gian. Lúc đó các cửa hàng mặt tiền cá nhân sẽ buộc phải trở thành đại lý cấp I, do đó giá bán lẻ sẽ dần dần hạ xuống, người mua hàng sẽ được hưởng lợi. Hơn nữa, vì tất cả các hộ kinh doanh dù lớn hay bé đều xuất hoá đơn đầu ra rõ ràng. Đến lượt các công ty lớn hơn sẽ có đầu vào minh bạch. Hiện tượng mua hoá đơn đầu vào khống dần dần bị loại bỏ. Nên chân đế của nền kinh tế sẽ vững vàng sáng tỏ. Các qui định về tỉ lệ chi tiếp khách, chi phí chung hợp lý không cần thiết, dần dần loại bỏ một cách vững chắc hiện tượng tham nhũng qui mô nhỏ.

4.2.Góp phần giảm giá bán lẻ

Một hộp thuốc tân dược. một chai nước, một đĩa cơm,… có giá không đồng đều giữa các cửa hàng bán lẻ. Tuỳ theo kênh phân phối và tỉ lệ chiết khấu mà giá có thể bị đẩy lên rất cao (10-20% thậm chí hơn nữa). Mỗi khi trả tiền xong, người ta quên dần giá sản phẩm. Hiện nay, tâm lý nói chung của người mua hàng là tìm đến cửa hàng gần hoặc tiện lợi, hơn là đến cửa hàng có giá thấp. Bởi vì, đôi khi họ không biết cửa hàng có giá thấp ở đâu, đặc biệt đối với các dịch vụ và sản phẩm phổ thông. Ngược lại, khi “hoá đơn vé” được giữ lại để so số trúng thưởng, hoặc để tính thuế thu nhập cá nhân, thì một sản phẩm đi kèm với “hoá đơn vé” luôn luôn để lại dấu vết. Dấu vết ấy dần dần tạo nên thương hiệu của các cửa hàng trong tâm óc người tiêu dùng. Quá trình chọn lọc tự nhiên sẽ tạo ra sự cạnh tranh sinh tồn giữa các cửa hàng kinh doanh cùng loại sản phẩm. Quá trình này cũng tạo đà tích luỹ cho gia chủ, dần dần làm cho giá cả được giữ vững hoặc có xu thế giảm. Điều này ngược lại với sự tăng giá dần dần do sự mất giá của đồng tiền. Thực ra, đây chính là tác dụng phụ của “hoá đơn vé”. “Hoá đơn vé” chính là một đồng tiền pháp định có mệnh giá không liên tục, như cái neo giữ giá. Chẳng hạn, nếu bạn ăn một bát phở 20.000đ, bạn được xé 1 “hoá đơn vé” mệnh giá 20.000đ. Giá bát phở sẽ khó có thể tăng thành 25.000đ kèm theo hai “hoá đơn vé”, một cái 20.000đ và một cái 5.000đ. Tác dụng của “hoá đơn vé” như cái neo giữ giá cho phép làm chậm quá trình lạm phát. Vì giá tăng chậm, nên các kế hoạch kinh doanh và tích luỹ sẽ bền vững hơn. Mà sự bền vững của cá nhân các hộ kinh doanh chính là cơ sở nền móng cho sự bền vững của nền kinh tế vĩ mô. Mua hàng không hoá đơn thì chúng ta chỉ có một đồng tiền pháp định với độ phân giải liên tục rất cao tạo nên sự tăng giá trơn. Ví dụ một gói xà phòng bột OMO giá 100.000 đ, có thể tăng dần thành 102.000đ mà người mua không bức xúc (tăng dần 2%). Nhưng nếu dùng mệnh giá cũ (năm 1960) thì đó là sự tăng giá 2 xu. Mệnh giá cũ không thể tăng 2 xu, chỉ có thể tăng bằng hào. Mà khi tăng bằng hào là mức tăng 10%, điều đó gây phản ứng tâm lý chống lại. Mệnh giá lớn của đồng tiền Việt Nam hiện nay tạo điều kiện dễ dàng cho sự tăng giá “trơn”, nhưng vì có hoá đơn vé với bước nhảy thô kìm giữ nên các cửa hàng bán lẻ khó tăng giá hơn.

4.3.Góp phần hạn chế nạn đánh đề.

Nạn đánh đề là một bệnh ký sinh trùng của nền kinh tế. Thông qua hàng ngàn bàn ghi đề nho nhỏ, các chủ đề gom được một số tiền rất lớn. Theo Ông Nguyễn Đức T, một cán bộ cao cấp ngành xổ số, trong khi doanh thu của ngành tại hai thành phố chính là Hà nội và HCM khoảng 5000tỉ/năm, thì doanh thu của các chủ đề khoảng 50 lần lớn hơn, tức khoảng 250.000 tỉ/năm. Tức là doanh thu “đề” gấp hơn 4 lần doanh thu của hãng viễn thông Quân đội Viettel năm 2009 (khoảng 60.000 tỉ). Mặc dù có doanh thu rất lớn nhưng “đề” không thể tái đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh minh bạch. Vì bản chất của đề là kinh tế ngầm. Đối với cá nhân người chơi đề, thì đó là sự chi tiêu không thu về cái gì cả ngoài những hy vọng trúng đề. Trong khi đó, sự chi tiêu thông thường có lấy “hoá đơn vé” thì ngược lại: bạn luôn luôn được trả lại một sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể nào đó, kèm niềm hy vọng có thể trúng thưởng rất cao. Do đó, một khi chính sách “hoá đơn vé” được thi hành thì nạn đề dần dần bị đẩy lùi. Tất nhiên, trong trường hợp đó, Chính phủ phải giữ vai trò tổ chức mở thưởng “hoá đơn vé” một cách linh hoạt và có qui chế chặt chẽ.

4.4. Hoá đơn vé giúp hạn chế gian lận thương mại

Theo luật thuế thu nhập cá nhân thì những người có thu nhập cao quá một mức nhất định phải đóng thuế thu nhập. Nhưng rõ ràng một người thu nhập 5 triệu mà chi tiêu 4 triệu, khác một người thu nhập 50 triệu mà chi tiêu hết 40 triệu. Trường hợp thứ nhất, người tiêu dùng đã đóng thuế 400.000đ; trường hợp thứ hai, đã đóng 4 triệu qua các hoá đơn vé. Như vậy thuế thu nhập cá nhân có thể được thu theo cách gần giống thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, người tiêu dùng càng tích cực yêu cầu chủ kinh doanh xe hoá đơn vé mỗi khi họ mua hàng. Đồng thời không một nhà kinh doanh nào dám bán hoá đơn đỏ “khống” cho người không mua dịch vụ của mình. Điều đó góp phần chống các gian lận thương mại. Vì khi xé hoá đơn vé cho khách hàng chính nhà kinh doanh buộc phải tiệm cận với đầu ra thực của chính doanh nghiệp mình. Mặt khác, hoá đơn vé chỉ có một liên, nên in hoá đơn vé sẽ tiết kiệm hơn in hoá đơn thường (hiện nay hoá đơn thường có 3 liên).

4.5. Hoá đơn vé là công cụ chống lạm phát

Lạm phát là hiện tượng tăng giá. Nếu chỉ số CPI tăng dưới 1 con số, người điều hành vĩ mô bảo là lạm phát được kìm chế. Nếu chỉ số ấy đạt ba con số người ta bảo đó là lạm phát phi mã. Thuyết Âm dương Ngũ hành cho phép chúng ta nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khác. Giả sử, giá một cái bánh mỳ là 1 Mác Đức, khí lạm phát giá cái bánh mỳ tăng 3 con số thành 1000 Mac Đức (1921). Lúc đó bạn bảo giá bánh mỳ tăng cũng đúng, mà bảo giá của “tiền” giảm càng đúng hơn. Đó là nhìn nhận theo Âm dương học. Hiện tượng này trong hình học không gian xoắn gọi là sự gặp nhau của hai đường song song. Thực vậy, trong hình học sơ cấp hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau. Chẳng hạn, bạn lấy quả bóng bay bầu dục dài của trẻ con, rồi vẽ hai đường song song trên bề mặt quả bóng đó từ cực Bắc xuống cực Nam. Hai đường ấy không gặp nhau. Cắt đôi quả bóng rồi trải ra trên mặt phẳng, kéo dài mãi hai đường ấy ra, bạn sẽ thấy chúng gặp nhau ở vô cùng. Nhưng nếu không cắt quả bóng mà xoắn nó lại thành hình số 8, thì hai đường kia gặp nhau ngay trên mặt xoắn đó. Đó chính là nguyên lý tiến tới vô cùng để gặp nhau ở điểm không. Theo Ngũ hành thì đây là điểm kết thúc của hành Hỏa để về hành Thổ, từ chỗ hừng hực như đám cháy lớn biến nhanh về tro tàn. Cho nên, trong tình trạng lạm phát, khi giá hàng hoá tiệm tiến đến vô cùng thì chính là lúc giá tiền tệ tiệm cận gần về không.

Nguyên lý này cho phép chúng ta nhìn nhận về lạm phát dưới góc độ khác. Thực vậy, lạm phát qui mô bé, dưới 1 chỉ số, được xem là sự xê dịch của điểm cân bằng cung cầu. Nhà kinh tế học tin rằng thị trường sẽ điều tiết dần để lấy lại sự cân bằng. Nhưng tại sao trong nền kinh tế hiện đại giá chỉ thường tăng mà ít khi giảm. Bởi vì, nguồn cung hàng hóa thì nằm trong tay nhiều nhà sản xuất hàng hoá, còn nguồn cung tiền tệ thì chỉ nằm trong tay Ngân hàng trung ương. Tức là chỉ có duy nhất một nhà sản xuất tiền. Tất nhiên, không thể có nhà sản xuất tiền thứ hai. Nhưng điều đó không cấm sự xuất hiện nhiều nguồn cung ứng tiền tệ. Thực vậy, hoá đơn vé cho phép Chính phủ thu gom (hành Kim) từ hàng triệu hộ kinh doanh nhỏ để có một nguồn cung ứng dồi dào về tiền tệ. Nhưng sau khi gom tiền, Chính phủ không trực tiếp bơm tiền cho các hộ kinh doanh. Nếu lúc đó Chính phủ bơm tiền vào các dự án trọng điểm (một cách không dàn trải) thì dòng tiền lại toả dần về các hộ kinh doanh một cách tự nhiên. Lúc đó, thực sự mỗi dự án lớn đã trở thành một nhà cung ứng tiền tệ thứ cấp. Điểm cân bằng cung cầu tiền tệ (như một loại hàng hoá đặc biệt) dần dần được xác lập. Như vậy, lạm phát khó có thể xảy ra, rất khó nữa. Tất nhiên, một điều quan trọng là phải có một hệ thống nhiều biện pháp đi kèm để giảm tham nhũng. Vì dòng tiền tham nhũng thường chảy vào bất động sản (hành Thổ) sẽ làm cho nguồn cung ứng tiền tệ lại bị co hẹp, đẩy giao điểm cung cầu tiền tệ ra xa khỏi cân bằng. Như vậy, hoá đơn vé là một công cụ không thể thiếu để chống lạm phát. Thực thi hoá đơn vé có đôi chút khó khăn. Vì lâu nay chúng ta quen tư duy bắt cá lớn, bỏ cá bé (công an chỉ bắt ôtô, xe máy, bỏ qua xe đạp và bộ hành; tham nhũng chỉ là trên 500.000đ,… ). Mặc dù vậy, hoá đơn vé không phải khó đến mức không thể thực hiện được.

5. Kết luận

Chính sách “hoá đơn vé” là một chính sách lớn, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và thực hiện từng bước thận trọng. Chính sách này là kết quả của công việc nghiên cứu Ngũ Hành, di sản văn hoá tuyệt đỉnh của dân tộc Việt nam. Thực vậy, mỗi khi chúng ta chi tiêu mua sắm một dịch vụ nào cho nhu cầu cá nhân (hành Hỏa) thì chính “hoá đơn vé” đã giúp chúng ta đóng góp một phần chi tiêu của mình cho công cuộc kiến thiết chung của đất nước (hành Kim). Hoá đơn vé là sự gom góp sức nóng của các ngọn lửa nhỏ thành sức nóng của một đám cháy cực lớn, hay như dân ta thường nói “góp gió thành bão”. Thời phong kiến, chính quyền chưa có các phương tiện tài chính lớn lao và hiện đại nhưng vẫn huy động được sức dân làm lên những công trình kỳ vĩ. “Hoá đơn vé” giúp chúng ta một biện pháp mền dẻo và dân chủ để tập hợp sức dân, hay nói theo ngôn ngữ hiện đại “hoá đơn vé” chính là “chiến tranh nhân dân” trên mặt trận kinh tế vậy. Cuối cùng, có thể nói hoá đơn vé làm cho nguồn cung ứng tiền tệ dồi dào, sung túc và cân bình với lượng tiền thực tế được in ra từ Ngân hàng Trung ương. Đây là cơ sở quan trọng nhất cho việc chống lạm phát, chống tham nhũng và chống sự rườm rà trong các thủ tục hành chính.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mô thức mới cho thị trường tài chính

    11/11/2008Tác giả George Soros đã dùng kinh nghiệm và lý luận của mình để phân tích một cách sâu sắc và thẳng thừng về cuộc khủng hoảng hiện tại. Đồng thời dự đoán cả nền tài chính trong tương lai. Thông qua cuốn sách này, George giúp các nhà kinh tế, nhà quản lý, lãnh đạo... hiểu rõ về cuộc khủng hoảng tín dụng và ảnh hưởng của nó đến kinh tế toàn cầu. Sách do NXB Tri Thức ấn hành...
  • An ninh tài chính quốc gia: Bảy dấu hiệu cảnh báo!

    29/09/2008Phạm Minh Chính - Vương Quân HoàngVới quá trình chuyển đổi kinh tế và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, liên tục giám sát, kịp thời dự đoán sát thực các dấu hiệu và biến động của thị trường để từ đó xây dựng chính sách điều tiết thị trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế một cách hợp lý là việc làm cần thiết bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, đúng định hướng. Đối với nền tài chính của Việt Nam, hiện đang tồn tại bảy dấu hiệu cảnh báo cần được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách quan tâm.
  • Chiến tranh tiền tệ

    27/06/2008Minh Bùi (sưu tầm)Chủ đề cuốn sách là nói về sự ra đời của tư bản tài chính thế giới và quá trình bành trướng ra toàn cầu, thao túng và ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế. "Chiến tranh tiền tệ" là khái niệm chỉ cách thức bí ẩn và tinh vi mà giới tư bản tài chính ngân hàng đó dùng các công cụ tiền tệ lũng loạn các nền kinh tế nhằm mục đích kiếm những món lời khổng lồ. Chiến tranh tiền tệ là cội nguồn của mọi cuộc chiến tranh trong lịch sử hiện đại...
  • Vượt qua khủng hoảng tài chính & suy thoái kinh tế

    25/06/2008Linh VũLàm thế nào để vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, như đã từng xảy ra ở các nước Châu Á thời điểm 1997-1999 và hiện đang xảy ra tại Mỹ? Trong phạm vi bài báo này người viết sẽ điểm qua bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua khủng hoảng và suy thoái trên con đường phục hồi kinh tế...
  • An ninh tài chính: Một khía cạnh xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN

    14/04/2008Nhà báo Trường Phước (Bình luận kinh tế năm 2003)Hệ thống tài chính - tiền tệ phải được xây dựng, vận hành theo những nguyên tắc của kinh tế thị trường, công khai, minh bạch...
  • Một Cấu trúc Tài chính Toàn cầu Mới

    13/11/2007SorosĐộ dài của khủng hoảng đã ngắn hơn nhiều và sự sa sút về hoạt động kinh tế nông hơn có thể dự kiến lúc đó. Điều này được coi như bằng chứng rằng các thị trường tài chính có cách tự hiệu chỉnh và rằng hệ thống tư bản toàn cầu như được cấu tạo hiện nay là cơ bản lành mạnh. Theo lẽ phải thông thường, các thiếu sót đã là ở các nước vấp phải khủng hoảng, chứ không phải ở bản thân hệ thống. Các thiếu sót đang trong quá trình sửa...
  • Phản thân trong các Thị trường Tài chính

    12/11/2007SorosTôi đã đưa ra lời xác nhận rất táo bạo rằng lí thuyết kinh tế đã trình bày sai về căn bản các thị trường hoạt động thế nào. Giống như mọi lầm lạc màu mỡ, luận điểm này là cường điệu. Có ít nhất một lĩnh vực quan trọng nơi phân tích kinh tế đã tạo ra những kết quả sai lạc căn bản. Tôi nghĩ đến các thị trường tài chính ở đây.
  • Quản lý tài chính doanh nghiệp

    27/07/2005Nguyễn Thùy TrangQuản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tăng lãi cổ tức của cổ đông. ...
  • Tránh sai lầm trong quy hoạch tài chính

    02/07/2005Doanh nghiệp thường mong muốn lập được kế hoạch kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính của mình. Các nhà chuyên môn chỉ ra 4 sai lầm và cách phòng ngừa nhằm tránh nguy cơ đổ vỡ về tài chính cho doanh nghiệp.
  • xem toàn bộ