Kinh tế là những câu chuyện đơn giản

11:38 SA @ Thứ Hai - 04 Tháng Bảy, 2005

Các nhà kinh tế học thường bị coi là một giống người phức tạp, khó hiểu, và không có ý kiến nào chắc chắn. Quý vị có biết câu chuyện "nhà kinh tế một tay" nổi tiếng từ nửa thế kỷ rồi không? Trong tuần báo Economist hồi tháng 11 năm 2003 họ viết một bài với nhan đề đó, "The one-handed economist" với dụng ý chỉ trích một tác giả, ông Paul Krugman, Đại học Harvard, rằng ông là một nhà kinh tế học... chỉ có một tay! Câu chuyện "The one-handed economist" được kể từ thời Tổng thống Harry Truman. Ông Truman bảo, "Xin quý vị kiếm cho tôi một nhà kinh tế học nào chỉ có một tay thôi, an one-handed economist, để tôi hỏi ý kiến!" Tại sao? "Bởi vì các nhà kinh tế mỗi khi góp ý kiến với tôi họ đều nói, 'On the one hand' (nhìn từ phía này thì ...), sau đó lại nói, 'On the other hand' (Nhìn từ phía khác thì...). Tôi không thể nào quyết định được!" Không cứ ông tổng thống Mỹ mà bất cứ nhà quản trị hay bà nội trợ nào cũng muốn có một kinh tế gia "một tay," cho mình nghe một ý kiến nhất định thôi. Không ai muốn nghe các ý kiến kiểu "Một đằng thì .., nhưng mặt khác thì ..." Nói kiểu Việt Nam cho đúng thì phải dịch "The one-handed economist" là "Nhà kinh tế một mặt," vì người mình hay nói "một mặt thì ... nhưng mặt khác thì..."

Nhưng tại sao tạp chí Economist (Kinh tế gia) lại chỉ trích ông Krugman là chỉ có một tay? Giáo sư Krugman thường viết mỗi tuần hai bài trên nhật báo The New York Times mà tôi xin thú thực hễ thấy bài của ông ta là muốn đọc. Vì, dù mình đồng ý với ông ta hay không, phải công nhận lối văn ông viết rất sắc bén và có duyên. Ông thường đưa ra những thí dụ, những hình ảnh đơn giản để thuyết phục độc giả. Chẳng hạn, ông chỉ trích chính sách cắt thuế của chính phủ George W. Bush, theo đó những người giầu nhất nước Mỹ hưởng ơn mưa móc quá nhiều so với giới trung lưu. Ngoài ra, vì cắt thuế nhiều quá nên ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ khiếm hụt, phải vay nợ, trong tương lai dân Mỹ sẽ phải lo trả cả vốn lẫn lãi, mà hầu như không người dân nào để ý tới những món nợ khổng lồ đó. Ông Krugman tính ra số tiền một gia đình người Mỹ được cắt thuế bình quân khoảng 700 đô la. Trong khi đó, những món nợ mà chính phủ liên bang sẽ vay, nếu chia đều ra thì mỗi gia đình chịu một món nợ 1.500 đô la. Ông ví chính sách của chính phủ Bush giống như ông nhà nước mang tặng bạn một cái tủ lạnh trị giá 700 đô la, nhưng quên không báo cho bạn biết rằng ông nhà nước đã mua cái tủ lạnh đó bằng thẻ tín dụng credit card của chính bạn, mai mốt bạn sẽ phải trả góp. Và tấm thẻ đó lại bị "chạc" những 1.500 đô la vì ông nhà nước còn nhân tiện mua riêng cho mình mấy món khác nữa! Phải công nhận lối dùng những thí dụ giản dị như vậy khiến người đọc hiểu vấn đề rất nhanh, rất dễ thuyết phục người ta. Nhưng tạp chí The Economist phê bình rằng ông Krugman tuy thông minh xuất chúng nhưng lại rất thiên lệch khi bàn về chính sách kinh tế ở Mỹ. Ông nhìn chính sách nào của chính phủ Bush cũng chỉ thấy những khía cạnh xấu mà thôi, cho nên được gọi là "Nhà kinh tế một tay!" Tuy vậy, báo này cũng công nhận ông Krugman là một nhà nghiên cứu lỗi lạc, đã từng đoạt những giải về kinh tế học quan trọng ở Mỹ, và biết đâu có ngày ông sẽ được giải Nobel - nếu tập dùng cả hai tay.

Một thị trường giản dị

Trong nghề nghiên cứu kinh tế học có những công trình nghiên cứu với tham vọng với đến những hiện tượng bao trùm cả thế giới, hoặc gây tác dụng làm thay đổi cả chính sách của người cầm quyền. Nhưng người làm nghề nghiên cứu kinh tế cũng sẽ rất hãnh diện nếu dùng được những mô hình rất bình thường để mô tả những hiện tượng kinh tế tưởng như rất phức tạp. Hai giáo sư Modigliani và Miller thì ai học về môn Tài chính xí nghiệp đều biết, đã thay đổi lối người ta đặt những vấn đề như vay nợ, "Vay nợ nhiều hay ít có ảnh hưởng đến giá trị một xí nghiệp hay không?" Rồi họ lại đặt vấn đề chính sách cổ tức, "Trả cổ tức nhiều hay ít có ảnh hưởng đến giá trị của xí nghiệp hay không?" Và mỗi lần đặt các câu hỏi đó, họ nêu ra những mô hình đơn giản, tập cho nhà nghiên cứu suy nghĩ vấn đề bắt đầu từ cơ bản. Sau này hai ông đều được giải Nobel về kinh tế học. Tôi nhớ cả hai ông đều đã tới trường tôi thuyết trình, trong những buổi họp chỉ có vài chục người trong nghề dự - vì ở thành phố Montréal có tới bốn trường đại học nên mới đông đến vài chục người quan tâm đến môn tài chánh học. Khi mỗi ông đó thuyết trình, họ thường nêu ra những trường hợp đơn giản và đặt câu hỏi coi như vậy thì con người duy lý (và chỉ nghĩ đến lợi riêng) họ quyết định thế nào? Nếu mọi người đều theo lối quyết định đó thì hậu quả khiến thị trường tài chánh sẽ thay đổi ra sao? Họ không dùng những phương trình vi tích phân hay toán xác suất phức tạp như các người mới làm xong luận án tiến sĩ. Những "mô hình" đơn giản có thể làm thay đổi cách người ta nhìn và suy nghĩ vấn đề kinh tế, nếu người nêu lên bắt được đúng một vấn đề cơ bản, khi áp dụng thì biến hóa thiên hình vạn trạng, có thể đặt nhiều vấn đề kinh tế cùng theo một mẫu. Tất nhiên có những vấn đề kinh tế được đặt ra với các phương pháp toán học rất phức tạp mà cũng đóng góp cho hiểu biết của ngành kinh tế học, và giúp cho người ta quyết định đúng hơn. Nhưng những mô hình đơn giản bao giờ cũng đẹp hơn và kích thích được nhiều bộ óc hơn.

Chắc quý vị còn nhớ câu chuyện về thị trường bán xe cũ, trong bài nghiên cứu về "Lemon market" của giáo sư George Akerlof, ông đã được giải Nobel về kinh tế học, sự nghiệp của ông mở đầu với câu chuyện thị trường xe cũ đó. Akerlof đã đem một câu chuyện rất giản dị để diễn tả tình trạng người mua kẻ bán không có những tin tức giống nhau và thị trường không có cơ chế nào để giúp họ tin rằng có thể chia sẻ tin tức với nhau một cách chắc chắn trung thực. Mua xe cũ là một đề tài mà người Mỹ hay đem ra đùa cợt, như khi người ta hỏi nhau: Ông/bà có sẵn sàng mua một chiếc xe cũ của ứng cử viên này hay không? (Ý nói, hắn có đáng tin hay không?)

Akerlof kể chuyện trong thị trường xe cũ người bán xe thì biết cái xe của mình tốt hay xấu đến mức nào, còn người mua xe thì không biết được. Cho nên, nếu người mua xe biết giá trị chiếc xe cũ đời đó, nhãn hiệu đó, có giá tối đa là q, tối thiểu là số không, thì biết rằng cái xe mình đang tính mua có giá trị nằm giữa zero, số không, và q. Vì không biết chắc chắn giá trị chiếc xe nằm ở khoảng nào nên người mua xe phải đánh cá là nó ở mức trung bình, là q/2, một nửa mức tối đa. Trả giá q chia 2 có thể sai hay đúng, lợi hay thiệt, đánh cá 5 ăn 5 thua là tiện nhất.

Nhưng nếu người mua nào cũng đánh giá như vậy, chỉ vì họ không biết rõ tin tức về từng chiếc xe cũ, thì những người bán xe cũ nào biết giá trị xe mình tốt hơn, đáng giá hơn q/2, người đó sẽ rút ra khỏi thị trường, không bán nữa. Còn lại trong thị trường chỉ là những xe có giá trị từ q/2 trở xuống mà thôi. Nhưng người mua xe không ngu gì, cũng nhận ra điều đó, và họ biết trong thị trường bây giờ chiếc

LinkedInPinterestCập nhật lúc: