Chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay
Chủ quyền quốc gialà thuật ngữ dùng để chỉ quyền làm chủ thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập nhất định, được thể hiện trên mọi phương diệnchính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả lập pháp, hiến pháp lẫn tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một quốc gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất được Hiến chương Liên hiệp quốc khẳng định là tôn trọng và bảo đảm sự bình đẳng về chủ quyền quốc gia, không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia độc lập khác.
Việc bảo đảm chủ quyền của mỗi quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, chịu sự tác động của các nhân tố kinh tế, chính trị, quân sự… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin được nêu lên một vài suy nghĩ về chủ quyền quốc gia Việt
Toàn cầu hoá kinh tế hiện nay có tính hai mặt vừa là kết quả tất yếu và là yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất của xã hội loài người, vừa là sản phẩm của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Với tư cách là lực lượng sản xuất của xã hội loài người phát triển đến giai đoạn hiện nay, nó có tính tiến bộ lịch sứ và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, làm cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Với tư cách là quan hệ sán xuất chiếm vị trí chủ đạo trên thế giới hiện nay (quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang mở rộng trên toàn cầu), nó tất yếu có lợi cho quyền lực kinh tế, chính trị của các nước phát triển phương Tây.
Như vậy, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay không chỉ là vấn đề kinh tế thuần tuý. Nó tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước ta, cho phép chúng ta tiếp cận với nền văn minh công nghiệp của thế giới, đồng thời cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với chúng ta về chính trị, văn hoá, quốc phòng, an ninh...
Xem xét từ góc độ chủ quyền quốc gia, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay vừa có nhưng tác động thuận lợi, vừa đặt ra những thách thức nhất định. Trên một ý nghĩa nào đó, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, là một cơ hội để chúng ta phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo ra cơ sở vật chất cho CHXH và do đó mà có điều kiện và khả năng thực tế để bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia. Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, chúng ta có nhiều cơ hội để tiếp cận nền khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, học hỏi những kinh nghiệm quản lý xã hội, tiếp thu nhưng tinh hoa của nền văn minh công nghiệp và sử dụng tất cả những cái đó đề tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn là, trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, chủ quyền quốc gia đang phải đối đầu với nhiều thách thức. Những thách thức đó khó nhận biết hơn, mang sắc thái mới hơn trước đây (trong điều kiện có chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc). Đó là những thách thức được che dấu dưới những chiếc áo khoác nhiều màu sắc hấp dẫn của lợi ích kinh tế, của sự cám dỗ về vật chất, được nhìn nhận qua những
Báo chí phương Tây ra sức tuyên truyền rằng, trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, chủ quyền dần dần mấtđi, khái niệm chủ quyềnđã lỗi thời… Sự thật hoàn toàn không phải như vậy! Đó chỉ là những luận điệu mở đường cho việc tiến hành xâm phạm chủ quyền, can thiệp chủ quyềnđối với các nước đang phát triển. Cần thấy rằng, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay là một xu thế phát triển trong điều kiện thế giới vẫn ở vào thời đại quốc gia dân tộc,quan niệm "chủ quyền quốc gia" vẫn là chuẩn tắc hành động cao nhất của các bên tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế.
Nước ta tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế là một tất yêu khách quan, nhưng trong điều kiện bất lợi là nền kinh tế của chúng ta còn kém phát triển. Trong điều kiện đó, việc đảm bảo xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ gặp rất nhiều khó khăn, chủ quyền về kinh tế luôn bị đe dọa bởihàng trăm, hàng ngàn mánh khoé mưu mô hết sức tinh vi và xảo quyệt của các đối tác bên ngoài. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng ta một lần nữa khẳng định chủ trương “Đẩymạnh công nghiệphoá, hiện đạihoá, xâydựng nền kinh tế độc lập tự chủ đồng thời tăng cường chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế để phát triểnnhanh, có hiệu quả và bền vững.Đó là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, là một quyết sách chiến lược, phản ánh ý chí và lợi ích của nhân dân ta, dân tộc ta trong bảo đảm chủ quyền quốc gia về kinh tế. Để biến ý chí đó thành hiện thực, chúng ta phải luôn cảnh giác và phải có những biện pháp hữu hiệu, phải vượt qua nhiều thách thức, nhiều cạm bẫy không dễ nhận thấy.
Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế, chúng ta tất yếu phải hội nhập với các thông lệ quốc tế, nhưng điều đó không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền quốc gia để tuân
Để bảo vệ chủ quyền quốc gia trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, chúng ta cần quán triệt và thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau đây:
Mộtlà, cần có chiếnlược tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế một cách chủđộngtíchcực với một “lộ trình" phùhợp. Không nên cho rằng vì toàn cầu hoá kinh tế mang dấu ấn "tư bản chủ nghĩa", có ảnh hưởng xấu nên không đám hoặc không tự nguyện tham gia. Để không bỏ lỡ các cơ hội phát triển mà toàn cầu hoá kinh tế đưa lại, chúng ta cần có thái độ tích cực, chủ động. Hiện nay, đối mặt với những vấn đề những ảnh hưởng xấu của toàn cầu hoá kinh tế đưa lại, chúng ta cần nghiên cứu hết sức nghiêm túc, hết sức cẩn thận và có đối sách hữu hiệu tương ứng. Nhưng đối với xu thế phát triển mang ý nghĩa tiến bộ, về tống thể, chúng ta phải có thái độ khẳng định và tích cực, đồng thời phải lợi dụng triệt để nhưng cơ hội do nó đem lại để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Hai là, cầnthực hiện tốt phương châm tranh chủ và lơi dụng mặt tíchcực, hạn chế mặt tiêu cực, trong quá trìnhtham gia toàn cầu hoá kinh tế.Toàn cầu hoá kinh tế là “con dao hai lưới", mặt tích cực và tiêu cực mà nó mang lại cho từng quốc gia sẽ không giống nhau. Do vậy, bước đi của chúng ta tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế cần phải hết sức thận trọng để có thể tranh thủ và lợi đụng triệt để mặt tích cực trên cơ sở phát huy thế mạnh của chính mình, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những mặt tiêu cực do nó đem lại. Đó cũng chính là phương thức để chúng ta từng bước khẳng định chủ quyền quốc gia thực sự của mình, không để các nước khác chèn ép và áp đặt quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội của họ đối với chúng ta. Trên thực tế, những bất công, bất bình đẳng vẫn bị che đậy dưới những hình thức "công bằng" bên ngoài. Báo chí phương Tây thường hay rêu rao rằng, trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế "trong tôi có bạn, trong bạn có tôi", mức độ phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng lên, các nước cùng ở trên một con thuyền, "vinh cùng vinh, nhục cùng nhục"... Điều đó hoàn toàn trái ngược với thực tế. Bởivì, khỉ một số nền kinh tế nào đó gặp khó khăn (nhất là đối với những nước như nước ta thường rất dễ bị tổn thương) thì một nền kinh tế khác (thường là tư bản phương Tây) được hưởng lợi. Sự rủi ro của một hoặc một số quốc gia có thể thúc đẩy sự thành công của một quốc gia khác. Do vậy, trong tiến trình tham gia vào toàn cầu hoá kinh tế, không thể coi nhẹ nhưng bất bình đẳng, không công bằng trên thực tế mà nguyên tắc tự do, bình đẳng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang che đậy, không thể chỉ có hô hào "hội nhập" mà không tính đến chủ quyền quốc gia. Vấn đề có tính nguyên tắc và đặt lên hàng đầu mà chúng ta phải luôn luôn quán triệt và thực toàn nhất quán khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế là phát triển lực lượng sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, vì độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Balà, cầnphát huy và nghiên cứu năng lực nội sính, khả năng cạnh tranh và khả năng"tự miễn dịch" trước các tác động tiêu cực của toàn cầuhoá kinh tế.Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế phát triển khách quan mà các nước tham gia phải tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực, thông lệ quốc tế nhất định. Nếu chúng ta không tự "lớn lên", không tự "trưởng thành" thì sớm muộn cũng bị mất chủ quyền quốc gia một cách rất "êm dịu”. Mặt khác, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay còn là ý muốn chủ quan của thế giới phương Tây, của chủ nghĩa tư bản độc quyền, là một “cuộc chiến" không cân sức đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta. Do đó, nếu chúng ta không tự tìm ra và phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh, không tìm ra được những phương thức "tác chiến" phù hợp, có hiệu quả thì trước sau cũng bị các thế lực "cá lớn" nuốt trôi.
Bốnlà, việc hoạch định và thực thi mọi chủ trương,chính sáchở tất cả các cấp, các ngành trong quá trình tham gia toàn cầuhóa kinh tế cần được đặt trongmối tương quan giữa kinh tế vớichính trị, vănhoá, quốc phòng, an ninh, đốingoại...Cần thấy rằng, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế không chỉ thuần tuý vì lợi ích kinh tế, vì lợi nhuận, bất chấp mọi lợi ích khác của quốc gia, của dân tộc. Thế giới ngày nay đang xuất hiện một quá trình "thực dân hoá" kiểu mới thông qua quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Trên một ý nghĩa nào đó, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay là sự bành trướng của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và đi liền với nó là các giá trị chính trị, tinh thần, đạo đức tư sản. Các công cụ tài chính, vốn, mậu dịch, thương mại đang được các nước tư bản phát triển sứ dụng như những "vũ khí" lợi hại nhất để "thôn tính", "quy phục" những quốc gia không cùng lợi ích, không cùng ý thức hệ với họ. Đó là một thực tế nghiệt ngã mà chúng ta không thể coi thường trong quá trình tham gia vào toàn cầu hoá kinh tế. Đặc biệt, trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế đang đặt ra nhiều bài toán hết sức hóc búa cần có lời giải chính xác. Hiện nay, một hoạt động nào đó tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế, trước mắt có thể đưa lại những lợi ích kinh tế lớn, tưởng chừng như vô hại về quốc phòng - an ninh, nhưng sẽ là một nấc thang cực kỳ nguy hiểm trong ý đồ chiến lược "thôn tính" của chủ nghĩa tư bản mà ta không dễ thấy ngay. Đó hoàn toàn không phải là sự "tự huyễn hoặc mình" như một số luận điệu đang rêu rao, mà là một thực tế đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng cho việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế và bảo vệ chủ quyền quốc gia là hai mặt, hai quá trình vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn. Vấn đề có ý nghĩa quyết định là chúng ta cần xác định đúng những quyết sách chiến lược, những bước đi cụ thể, phù hợp, hết sức tỉnh táo để đảm bảo cho cả hai quá trình đó đều phát triển
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự Lập“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường