Cải cách hành chính và quy luật kinh tế thị trường

11:39 SA @ Thứ Sáu - 20 Tháng Mười, 2006

Giống như quy luật tiến hoá của xã hội loài người và thế giới tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng tuân theo những quy luật khách quan, tất yếu có ra đời phát triển và kết thúc, có tính kế thừa, cái sau tiến bộ hơn cái trước.

Quản lý hành chính Nhà nước là toàn bộ động của cơ quan hành chính từ trung ương đến xã, phường, thị trấn, dựa trên cơ sở những quy định của luật pháp do Nhà nước ban hành, có tính chất mệnh lệnh, nhằm thực hiện chức năng quản lý và điều hành của Nhà nước (thuật ngữ hành chính - Học viện Hành chính Quốc gia).

Giữa quản lý hành chính Nhà nước và quy luật phát triển kinh tếxã hội có mối quan hệ chặt chẽ và tương tác lẫn nhau, trong đó quy luật phát triển kinh tế - xã hội đóng vai trò chủ đạo, chi phối.

Quản lý hành chính Nhà nước phù hợp với quy luật phát triển tinh tế - xã hội tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội sẽ nảy sinh những yêu cầu khách quan đòi hỏi quản lý hành chính Nhà nước phải thay đổi. Nếu quản lý hành chính Nhà nước không phù hợp, chậm đổi mới sẽ trở thành nhân tố kìm hãm, cản trở sự pháttriển, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội, khủng hoảng chính trị.

Duy trì cơ chế quản lý hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp quá lâu trong khikinh tế - xã hội đã chuyển sang một hình thái phát triển mới là một bài học đắt giá. Tiến trình đổi mới gần 20 năm qua cho thấy nền hành chính chậm đổi mới, hành chính quan liêu, giấy tờ,thủ tục phiền hà đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội, đến huy động nội lực, thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập khu vực, quốc tế.

Đổi mới quản lý hành chính Nhà nước phù hợp với quy luật kinh tế thị trường đó chính là cải cách hành chính, do đó cải cách hành chính cũng phải tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, công khai, minh bạch, bình đẳng, coi khách hàng là thượng đế... và cũng phải có những biện pháp mạnh khắc phục những mặt trái của kinh tế thị trường như những vấn đề xã hội, lối sống chạy theo đồng tiền, tham nhũng, hách địch, cửa quyền...

Quy luật cung - cầu:

Tổ chức bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở, tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức... phải tuân theo quy luật cung - cầu. Có nhu cầu mới thành lập tổ chức, mới tuyển dụng, bổ nhiệm và đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Phải xuất phát từ nhu cầu khách quan, từ chức năng, nhiệm vụ chứ không phải nhu cầu chủ quan, cảm tính của những người lãnh đạo. Nhu cầu có sự thay đổi trong từng giai đoạn theo nhiệm vụ chính trị và sự phát triển kinh tế - xã hội, do đó có thành lập mới và có giải thể những tổ chức cũ không còn phù hợp. Ở nước ta, "đẻ" ra tổ chức thì dễ, nhưng giải thể những tổ chức không còn chức năng, nhiệm vụ quả là quá khó vì "dính" đến ghế của sếp, hiện nay đang có xu hướng "đẻ" ra các tổ chức là "sân sau” của sếp. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bói dưỡng cán bộ, công chức cũng chạy theo những nhu cầu ảo, chưa xuất phát từ sự cần thiết của từng vị trí công tác. Thi nâng ngạch, thực chất là thi nâng lương chứ không phải xuất phát từ nhu cầu cần có chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính của từng đơn vị, tổ chức. Thậm chí khi phân bổ chỉ tiêu thi nâng ngạch, người ta cũng không cần biết đơn vị, tổ chức ấy có cần hay không. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm cũng ở trong tình trạng tương tự, lãnh đạo cảm thấy được lấy người là tuyển, là bổ nhiệm, cử tuyển, cử bổ nhiệm, còn làm việc gì sẽ tính sau. Hậu quả là theo cách nói của bóng đá, tuyển "trung vệ" nhưng lại phân công ở vị trí "tiền đạo".

Với cách làmkhông tuân theo quy luật cung - cầu thì không thể khắc phục được căn bệnh tổ chức bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc, biên chế đông nhưng không mạnh, chất lượng, hiệu quả thấp.

Để thực hiện đúng quy luật cung - cầu, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, từng tổ chức sử dụng và quản lý trực tiếp lao động (Cục, Vụ, Sở, Phòng, Ban) phải thiết kế cho được các vị trí công tác cụ thể và số lượng lao động cần cho từng vị trí công tác. Thiếu người ở vị trí công tác nào thì tuyển người đáp ứng được yêu cầu của vị trí công tác đó, phải tiến tới thiết kế tổ chức như là thiết kế một cỗ máy, không thừa, không thiếu một chi tiết nào (Real Madrid, đội bóng nổi tiếng thế giới, thiếu trung vệ trầm trọng, nhưng lại mua quá nhiều các tiền đạo nổi tiếng, hậu quả là mùa giải vừa qua đã thất bại thảm hại).

Quy luật cạnh tranh

Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển. Không có cạnh tranh thì không có đổi mới, không có phát triển, tất nhiên là phải cạnh tranh lành mạnh. Trong cạnh tranh, kẻ thắng sẽ tồn tại và phát triển, người thua sẽ bị loại bỏ. Ở các nước, quy luật cạnh tranh đã được áp dụng triệt để trong tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm và quản lý cán bộ, công chức.

Cạnh tranh trong tuyển dụng được thông qua thi tuyển vào từng vị trí công tác. Vỉ trí, chỉ tiêu, tiêu chuẩn, hồ sơ... tuyển dụng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cạnh tranh trong sử dụng được thực hiện thông qua Hợp đồng lao động có thời hạn và nhận xét, đánh giá hàng năm. Hàng năm, lãnh đạo nhận xét, đánh giá từng người. Người làm tốt sẽ được tăng lương. Người vi phạm kỷ luật lao động, chất lượng, hiệu quả lao động thấp, không đáp ứng được yêu cầu công việc sẽ bị phê bình, giảm lương hoặc chấm dứt Hợp đồng lao động, có nghĩa là tạo ra sự cạnh tranh vị trí công việc. Người lao động phải thường xuyên nghĩ rằng vị trí làm việc của mình luôn có người sẵn sàng thay thế nếu mình làm việc không tốt. Do đó người lao động phải tự giác chấp hành kỷ luật lao động, chịu khó học tập, phấn đấu vươn lên, lao động với chất lượng và hiệu quả cao. Ở các nước hầu như không có "biên chế cố định"từ khi được tuyển đụng đến khi về hưu, vì "biên chế cố định" là thủ tiêu cạnh tranh, thủ tiêu tính tự giác vươn lên của người lao động. Trước đây, người ta cho rằng cần phải có một nền hành chính ổn định "bất biến" nên những người làm việc trong các cơ quan hành chính cần phải được ổn định lâu dài và chuyên nghiệp hoá. Nhưng kinh tế thị trường đòi hỏi phải có tính năng động và nhạy bén cao, không chấp nhận một nền hành chính cứng nhắc. Thực tế cho thấy ở những nước vẫn duy trì "biên chế cố định" thì nền hành chính bảo thủ, trì trệ, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế ở Anh Australia, New Zealand, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc... cho thấy cải cách hành chính là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính phải tuân theo quy luật kinh tế thị trường. Nước ta, cần chuyển dần "biên chế cố định" sang Hợp đồng lao động dài hạn, trước hết cần thay thế chế độ tuyển "biên chế cố định" sang cơ chế Hợp đồng có thời hạn ở tất cả các cơ quan trong bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở (Trung Quốc cũng đã chấm đứt tuyển dụng công chức suốt đời).

Cạnh tranh trong việc bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo được thực hiện thông qua bổ nhiệm có thời hạn, thi tuyển hoặc ký Hợp đồng. Tất cả các hình thức trên đều được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng: công khai tiêu chuẩn, công khai danh sách các ứng cử viên vào từng chức vụ để quần chúng nhận xét, đánh giá, giúp cho lãnh đạo nhìn nhận khách quan và quyết định chính xác, có hình thức khuyến khích những người đủ tiêu chuẩn tự ứng cửvào chức vụ lãnh đạo. Bỏ phiếu tín nhiệm dân chủ, công khai theo cấp độ tương ứng là một biện pháp tết nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy sự phấn đấu và giữ gìn phẩm chất của người lãnh đạo.

Những công việc của công sở cũng không nhất thiết chỉ có người của công sở làm. Trừ những việc liên quan đến bí mật quốc gia, những công việc phải làm thường xuyên, còn các việc khác như các chương trình, dự án, xây dựng quy hoạch, chế độ, chính sách, thậm chí soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật cũng có thể thuê chuyên gia hoặc ký Hợp đồng với các tổ chức. Có thể tổ chức đấu thầu để chọn ra các cá nhân, tổ chức làm có chất lượng, hiệu quả và kinh tế nhất.

Áp dụng quy luật cạnh tranh trong các cơ quan hành chính Nhà nước chính là giải pháp đổi mới tổ chức và phương pháp làm việc khắc phục căn bệnh bảo thủ, trì trệ trong bộ máy Nhà nước. Nhà nước cũng phải tính đến các chế độ, chính sách để cạnh tranh, thu hút và giữ nhân tài làm việc cho Nhà nước.

Khách hàng là thượng đế

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong nền kinh tế thị trường thì khách hàng - dân là thượng đế cho nên trong mọi hoạt động công vụ, cán bộ, công chức phải lấy phục vụ nhân dân là mục đích cao nhất. BácHồ kính yêu đã căn dặn: "Việcgì có lợi cho dân thì phải cố gắng làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh".Khách hàng của các công sở là dân, là những doanh nghiệp, là những nhà đầu tư. Trong toàn bộ hoạt động quản lý Nhà nước từ khâu soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, quy chế, các hồ sơ, thủ tục hành chính đến khâu tổ chức thực hiện phải lấy dân làm gốc, phải dựa vào dân và phải nghĩ đến dân. Dân là đối tượng điều chỉnh và là người chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, thủ tục hành chính, nhưng khi soạn thảo các văn bản: các quy định và tổ chức thực hiện, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp thường nghĩ về mình mà ít nghĩ đến dân nên bày đặt ra quá nhiều các quy định, các hồ sơ, thủ tục hành chính gây khó khăn, phiền hà và sách nhiễu dân, không được dân chấp nhận, do đó có không ít các văn bản, các quy định không đi vào cuộc sống. Cần phải đổi mới tư duy và phương pháp xây dựngpháp luật sao cho các quy định hồ sơ, thủ tục đơn giản, dễ hiểu và để thực hiện.

Khi làm việc với dân hay khi dân có việc đến công sở, cán bộ, công chức phải có phong cách "của người bán hàng": tôn trọng, lắng nghe, niềm nở, lịch thiệp. Dân chưa biết thì hướng dẫn, dân chưa hiểu, chưa thông thì tuyên truyền, giải thích, phải làm "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Tất nhiên có những việc vi phạm hoặc trái pháp luật không thể giải quyết được thường gây tâm lý bực bội cho người liên quan, song như cha ông ta đã dạy: "chẳng được miếng thịt, miếng xôi cũng được lời nói cho tôi vui lòng". Nếu cán bộ, công chức hách địch, cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu thì dân cứ làm, không cần phép tắc và như thế thì chính quyền cũng không quản lý được. Xây dựng không phép, mua bán trao tay là những ví dụ điển hình dân không cần phép tắc. Xây dựng hay mua một ngôi nhà là số tiền tích cóp của cả một đời người. Dân rất muốn có chủ quyền sở hữu hợp pháp, nhưng xây dựng không phép và mua bán trao tay vẫn diễn ra phổ biến. Lỗi là tại chính quyền. Đã bao giờ chính quyền tự hỏi vì sao? và làm thế nào để dân đến với mình chưa? Cần hiểu có dân là có tất cả, mất dân là mất hết.

"Một cửa" là mô hình tết, được dân đồng tình, ủng hộ. Nhưng để thực hiện thành công mô hình "một cửa" phải phân cấp mạnh hơn thẩm quyền quyết định giải quyết các thủ tục hành chính cho chính quyền quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức ở bộ phận tiếp nhận và trao trả kết quả của mô hình "một cửa".

Xây dựng một nền hành chính phát triển theo quy luật kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan, gặp không ít khó khăn, trở ngại từ nhận thức đến hành động, từ trung ương đến cơ sở, nhưng không thể không làm hoặc làm cầm chừng, dè dặt.

Phải mạnh tay và chỉ đạo quyết liệt, đứt khoát, đồng bộ mới có thể đẩy nhanh tiến độ chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Cải cách hành chính - những vấn đề cần quan tâm

    26/08/2006PGS. TS. Trần Quang NhiếpCải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế...
  • Mấy suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

    15/07/2006Lê Cần TĩnhTăng trưởng kinh tế là khái niệm mà các nhà kinh tế học, các nhả quản lý, các nhà hoạt động chính trị...thường xuyên sử dụng. Hiểu một cách giản lược thì tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm...
  • Đổi mới kinh tế cho ai?

    22/06/2006Cẩm Hà ghiJomo Kwame Sundaram (trợ lý Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc) với tư cách là một nhà kinh tế phát triển, một người bạn của Đông Nam Á, tôi đã rất quan tâm theo dõi tiến trình công cuộc đổi mới ở VN trong những năm qua. Và tôi thật sự tin rằng những bài học của VN trong tái thiết và phục hưng mạnh mẽ nền kinh tế đã vươn xa ngoài biên giới VN và vươn ra cả bên ngoài khu vực Đông Á...
  • Những nhân tố quyết định sự xuất hiện tư tưởng cải cách ở Việt Nam thế kỷ XIX

    21/06/2006Lê Thị LanKhuynh hướng cải cách xuất hiện ở Việt Nam thế kỷ XIX là một thành tựu lớn của tư duy Việt Nam. Những nhân tố nào quyết định sự xuất hiện các đề nghị cải cách đó là một vấn đề cần được làm sáng tỏ, bởi điều đó không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc lý giải nguồn gốc, bản chất và vai trò của các đề nghị này...
  • Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

    17/06/2006Nguyễn Tấn HùngVấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng...
  • Cải cách phân quyền chi tiêu

    20/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngThượng sách mà không ít địa phương sử dụng trong quá trình chạy Dự án xin tiền TW là “lấy mỡ nó, rán nó”. Hậu quả là một tỉ lệ lớn “mỡ” của TW bị “rán” ngay trên đường từ địa phương đến Hà Nội và từ Hà Nội trở về...
  • Một số vấn đề tâm lý học trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay

    30/04/2006Ths. Tô Ngọc QuyếtSau 15 năm đổi mới và mở cửa, cải cách hành chính được xem như một bộ phận cấu thành của cải cách xã hội - chính trị ở nước ta và đang được nhận thức một cách ráo riết, triệt để hơn để hỗ trợ, thúc đẩy việc cải cách kinh tế xã hội...
  • Bàn về từ nguyên của thuật ngữ “quản lý” và “quản lý hành chính”

    16/04/2006Hoàng Ngọc Hùng (Đại học Đà Nẵng)Bàn thêm về thuật ngữ quản lý và quản lý hành chính là một trong những việc cần thiết cho hoạt động dạy học quản lý hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta...
  • Thế hệ cải cách thứ hai?

    06/02/2006Việt Nam đã có thành công rất lớn trong việc xây dựng nền kinh tế đa thành phần, tăng trưởng kinh tế nhanh và ngày càng có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề về lạm phát, tín dụng còn phải quản lý kỹ hơn về chất lượng...
  • Cải cách là xoá bỏ các rào cản

    18/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngCải cách gắn với thời đại và với việc phát huy tiềm năng của con người. Vì thời đại chúng ta đang sống là thời đại của toàn cầu hoá nên cải cách chính là việc tìm cách trở thành một khâu không thể thiếu trong quy trình sản xuất hiện đại và toàn cầu hóa của thế giới...
  • Những "nút cổ chai" của nền kinh tế

    17/01/2006Ngọc MinhNhững "nút cổ chai" của nền kinh tế nói chung và từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng có khá nhiều, nhưng ở đây có thể khái quát thành mấy vấn đề lớn (thể chế kinh tế, chi phí dịch vụ, cơ sở hạ tầng)...
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Cải cách văn hóa

    17/09/2005Nguyễn Trần BạtVăn hóa hình thành một cách khách quan, tự nhiên và mang trong mình tính lạc hậu tương đối. Cải cách văn hóa là giải pháp duy nhất để ngăn chặn những yếu tố lạc hậu tương đối của văn hóa xâm nhập và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống....
  • Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế

    07/07/2005Tác phẩm Hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chính trị kinh tế học phê phán và Con đường dẫn đến kinh tế thị trườngcủa Kornai János, nhà kinh tế học người Hung, giáo sư Harvard (Mỹ), đều do Nguyễn Quang A dịch, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, vừa ra mắt đã lập tức được coi là những cuốn sách quan trọng nhất năm 2002 ở Việt Nam. Để bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận với hơn 1000 trang sách ấy, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của dịch giả Nguyễn Quang A sau đây.
  • Kinh tế là những câu chuyện đơn giản

    04/07/2005Ngô Nhân Dụng, Đặc TrưngCác nhà kinh tế học thường bị coi là một giống người phức tạp, khó hiểu, và không có ý kiến nào chắc chắn. Quý vị có biết câu chuyện "nhà kinh tế một tay" nổi tiếng từ nửa thế kỷ rồi không? Trong tuần báo Economist hồi tháng 11 năm 2003 họ viết một bài với nhan đề đó, "The one-handed economist" với dụng ý chỉ trích một tác giả, ông Paul Krugman, Đại học Harvard, rằng ông là một nhà kinh tế học... chỉ có một tay!
  • xem toàn bộ