Báo chí cần làm gì cho nền kinh tế?

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
02:30 CH @ Thứ Ba - 08 Tháng Chín, 2009

Trong những năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng khá cao, vào khoảng 7% trong vòng 15 năm, giúp Việt Nam tăng gấp đôi thu nhập bình quân. Nhưng chúng ta cần phải phân biệt giữa những thành tích của nền kinh tế với những thành tích của các doanh nghiệp, giữa những thành tích về lượng và những thành tích về chất.

Nếu nền kinh tế Việt Nam đã tiến bộ vượt bậc, thoát ra khỏi khủng hoảng để bắt đầu có tăng trưởng, thì về nhiều mặt, có thể nói rằng các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa tiến được bao nhiêu. Trong khu vực Nhà nước, chưa nhiều doanh nghiệp làm ăn có lãi, còn trong khu vực tư nhân, phần lớn các doanh nghiệp làm ăn manh mún, tập trung vào những lĩnh vực sinh lời trước mắt, chưa nói đến khá nhiều doanh nghiệp làm ăn chụp giật, phi pháp.

Nếu chúng ta muốn nâng cao tính hiệu quả của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế nói chung, cách thức kinh doanh của chúng ta buộc phải thay đổi về chất. Trong đó vai trò của báo chí được thể hiện trên những khía cạnh sau đây:

1. Đối với nhà doanh nghiệp:

Trong hoạt động kinh doanh, những biến động của thị trường là thách thức vô cùng nghiệt ngã. Thị trường là một cơ cấu hết sức phức tạp, hết sức tinh tế, luôn luôn thay đổi và cũng đầy bất trắc. Đối mặt với thị trường, nhà doanh nghiệp không chỉ hy vong những cơ hội thật và giả, mà còn phải sẵn sàng ứng phó với những rủi ro đủ loại. Vì thế, để thành công, nhà doanh nghiệp phải có chiến lược và sách lược kinh doanh đúng đắn và kịp thời. Nhưng muốn có chiến lược và sách lược đúng đắn và kịp thời, các doanh nghiệp phải hiểu rõ thị trường. Đây chính là lúc thông tin trên báo chí phát huy tác động của mình. Nếu hoạt động kinh doanh được điều chỉnh dựa trên những số liệu mang mục đích cổ động, tuyên truyền theo kiểu "bện thành tích" thì sự thua lỗ là điều không thể nào tránh khỏi.

2. Đối với các nhà đầu tư và đối tác nước ngoài:

Có một sự nhầm lẫn đã tồn tại khá lâu và cho đến nay vẫn chưa mất hẳn, đó là: vì mục đích tạo dựng lòng tin cho đối tác nước ngoài, trong những thông tin đối ngoại, chúng ta thường tìm cách tô hồng thực tế, theo cái cách mà dân gian thường nói: "Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại". Tôi không nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để thu hút đầu tư. Chúng ta chớ quên rằng các nhà đầu tư nước ngoài là những nhà kinh doanh dày dạn kinh nghiệm và có rất nhiều nguồn thông tin. Hơn nữa, nếu vì những thông tin tô hồng mà họ đến thì rồi thực tế không thuận sẽ lại khiến họ ra đi, mang theo sự thất vọng đến cộng đồng kinh doanh thế giới. Khi đó, liệu những nhà kinh doanh khác có dại dột đến với chúng ta nữa hay không? Điều này là hiển nhiên, bởi đối với các nhà kinh doanh, đích cao nhất chính là lợi nhuận. Vì thế, theo chúng tôi, nhiệm vụ của báo chí là phải cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin đầy đủ, đáng tin cậy để họ lựa chọn lĩnh vực đầu tư có hiệu quả. Khi đó cả các nhà đầu tư lẫn nền kinh tế Việt Nam đều được hưởng lợi.

3. Đối với môi trường kinh doanh:

Hoạt động kinh doanh chỉ có thể thuận lợi và hiệu quả trong một môi trường kinh doanh tốt. Vì thế, báo chí có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đấu tranh làm lành mạnh đời sống kinh tế, nhất là trong việc xây dựng một hệ thống tài chính, ngân hàng minh bạch. Một môi trường kinh doanh thiếu dân chủ, bị xói mòn bởi tham nhũng và tệ quan liêu sẽ làm nản lòng những ai có ý định làm ăn lâu dài và đứng đắn. Chúng ta nghe nói nhiều về sự bình đẳng trong kinh doanh của các thành phần kinh tế. Sự bình đẳng đó bao gồm cả bình đẳng về thông tin, nhất là khi thông tin đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp.



4. Đối với Đảng và nhà nước:

Chúng ta đều biết rằng sự nghiệp đổi mới cũng như thành công của nó phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Những kinh nghiệm cải cách ở nước ta trong thời gian qua và cả ở nước láng giềng của chúng ta là Trung Quốc, cho thấy rằng thành công của nền kinh tế lệ thuộc vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hơn nhiều so với chính sách cụ thể. Đến lượt mình, mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước lại phụ thuộc vào độ tin cậy của các nguồn thông tin đóng vai trò cơ sở cho những phân tích vĩ mô và vi mô. Chính vì thế, nhiệm vụ của giới truyền thông là sinh động hoá các kênh thông tin, phấn đấu trở thành người trợ lý nhạy bén của Đảng và Nhà nước về thông tin. Chỉ có dựa trên cơ sở phân tích một cách khoa học các nguồn thông tin nhiều chiều, khách quan và toàn diện, việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mới có thể mang tính dự báo dài hạn, đảm bảo cho đất nước phát triển ổn định và nhanh chóng.

Tóm lại, báo chí có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển đất nước nói chúng và đối với hoạt động kinh doanh nói riêng. Nó không chỉ tác động đến cả giới kinh doanh trong và ngoài nước, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời là một nguồn thông tin chủ chốt của Nhà nước trong quản lý xã hội và hoạch định chính sách.

Trong bối cảnh đất nước thực sự hoà bình, ổn định nền kinh tế đang ở giai đoạn chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, các lực lượng báo chí cần phải đổi mới về tư duy và phương pháp làm việc, phấn đấu trở thành nguồn thông tin chính xác, đầy đủ, mang tính trách nhiệm cao, nhanh chóng và dễ tiếp cận. Đó cũng chính là một đóng góp vào công cuộc dân chủ hoá đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng.

(Báo Công nghiêp Việt Nam, Số 25+26, ngày 17/6/02)

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà báo là ai?

    21/06/2015Nguyễn Hoàng LinhNhà báo là người chuyên làm nghề viết báo (Từ điển tiếng Việt). Không biết như thế đã đầy đủ chưa nhưng tôi rất tâm đắc với một nhà báo nổi tiếng mà tôi đã ngấm nó vào từng tế bào của đời làm báo: Nhà báo là những người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại
  • Hịch... nhà báo

    21/06/2015Vũ Ba LanChúng ta cùng sinh ra giữa thời báo chí còn bao cấp! Lớn lên gặp buổi báo chí hội nhập thị trường! Ngó thấy một số ít phóng viên tiêu cực đi lại rong chơi ngoài đường, cố tình uốn cong ngòi bút để đòi tiền vàng, đem uy danh nhà báo bắt nạt cơ sở đòi hối lộ. Lại cậy thế phóng viên, giả hiệu khen chê để thu vét tiền vàng...
  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Làm báo là phải sẵn sàng bước vào dòng xoáy cuộc sống

    27/09/2016Trường GiangLàm báo không phải là công việc bình lặng, nhẹ nhàng, cũng không phải là công việc máy móc, đơn điệu. Nó rất nhọc nhằn, giản khổ đầy thử thách nếu coi nhà báo là người chiến sĩ tiên phong trên chiến tuyến văn hóa xã hội...
  • Nhà báo - nhà văn, viết văn - viết báo

    21/06/2016Văn GiáMấy năm gần đây, thỉnh thoảng trong báo giới và văn giới của ta lại thấy vẩn lên câu chuyện: Nhà báo viết văn và nhà văn viết báo. Vế thứ nhất gần như mặc nhiên và được xem là thuận chiều, không có gì cần bàn lắm. Chủ yếu là ở về thứ hai. Có một số nhà văn tuyên bố ra miệng rằng: viết báo đối với họ chẳng qua là nghề tay trái, là “lấy ngắn nuôi dài”, là lo cái chuyện độ nhật... mà thôi.
  • Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính

    03/05/2016Tương LaiBáo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền “xin cho”.
  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Trao cho báo chí

    17/05/2011Trần Dĩ HạThưa các vị đại biểu. Tình hình tham nhũng đã đến lúc báo động hết cấp. Nếu chúng ta không tích cực chống tham nhũng thì nước ta sẽ rơi vào tình trạng thắng trong chiến tranh, thua trong hòa bình, quá khứ hào hùng nhưng tương lai thì tụt hậu...
  • Kỳ vọng ở báo chí: Báo chí phải nhìn lại mình

    15/08/2009Dương Bình Nguyên thực hiệnGiáo sư Tương Lai có thể làm chuyên gia trong nhiều lĩnh vực bởi ông là một kho tri thức sống quý giá. Hơn thế, ông là người luôn nóng lòng phản biện trên báo chí trước những vấn đề lớn của xã hội. Và từ đó, góc nhìn của Giáo sư Tương Lai với báo chí cũng là góc nhìn đầy thực tế và mang tính xây dựng cao...
  • Mối quan hệ báo chí- kinh tế: Nhìn từ lịch sử

    27/07/2009Về lịch sử báo chí buổi sơ khai, có quan điểm cho rằng, nó bắt nguồn từ nhu cầu thông tin kinh tế mà các nhà buôn thông qua một mạng lưới rất nhiều những người trong giới thuơng nhân, các nhà thám hiểm hay các tăng lữ cung cấp qua thư tín rồi tổng hợp lại thành những bản tin tức để cung cấp phục vụ việc buôn bán, tìm kiếm sản phẩm, thị trường và giao thương.
  • Tản mạn về nhà báo và doanh nhân

    01/07/2009GS. Dương Trung QuốcSự gần gũi, mối liên minh và cả sự cạnh tranh giữa báo chí và doanh nghiệp, giữa nhà báo và doanh nhân hay giữa tất cả hai giới chúng ta là lẽ thường tình như một quy luật mà ta đã đọc thấy trong pho lịch sử báo chí của những cái đã trải qua...
  • Nguyễn An Ninh – một nhà báo thần tượng

    26/06/2009Lê Minh QuốcKỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và nhân sự kiện NXB Văn Học và trung tâm Nghiên cứu quốc học chuẩn bị xuất bản bộ sách Nguyễn An Ninh - tác phẩm dày 1.300 trang (ảnh), xin giới thiệu bài viết của nhà biên khảo Lê Minh Quốc về thần tượng một thời của thanh niên Việt Nam này
  • Báo chí Việt Nam “đêm trước đổi mới”

    12/06/2009Đoan TrangTin tức hết sức lành mạnh, chỉn chu, không “lá cải” giật gân, thiên về quảng bá những điển hình tiên tiến; một số bài báo nổi tiếng góp phần vào sự nghiệp đổi mới sau đó… Đó là vài đặc điểm nổi bật của báo chí Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 tới “đêm trước đổi mới”, năm 1986.
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Nghĩa vụ của nhà làm báo

    19/06/2009Phạm QuỳnhNhà báo vừa tiêu biểu mà vừa tạo thành ra dư luận trong một nước. Ai nói đến báo là nói đến dư luận, ai hỏi đến dư luận là tìm đế báo, báo với dư luận, dư luận với báo là lần lót, là hình ảnh cho nhau, là tinh thần là hình thức của nhau vậy.
  • Ai xóa cái "Tôi" của nhà báo?

    18/06/2009Lưu Hoài AnQuá nhiều các bài viết lờ nhờ, nhạt nhẽo trên báo chí mà người viết không đưa ra một quan điểm nào. Họ biện hộ: Đó chính là tính "khách quan" của báo chí. Hay đó chỉ là sự vô trách nhiệm và ngại chịu trách nhiệm của nhà báo?
  • Nhà báo… nói thêm

    22/06/2008Nguyễn Quang ThânNhân dân ta vốn trọng văn chương và luôn đặt niềm tin vào báo chí. Nếu dân gian nói “nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm” thì chưa hẳn chỉ là chê bai, cảnh báo mà còn là bày tỏ sự thông cảm cái nghề “quyền rơm vạ đá” này...
  • Truyền thông đang “xâm lấn” báo chí

    20/06/2006Lê ThăngTháng 5 vừa qua, Đại học Tự do Bruxelles đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Các nhà báo thời kỳ công nghệ thông tin và truyền thông (ITC): Những thách thức về đạo đức báo chí”. Tham dự hội thảo này có các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí từ châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Á (PV Báo Lao động tham dự và trình bày tham luận tại hội thảo)...
  • Bác Hồ viết báo

    20/06/2006GS, TS. Nguyễn Lân DũngTrong cuộc đời hoạt động báo chí của mình, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo với trên 100 bút danh khác nhau. Bác coi báo chí là vũ khí sắc bén để vận động quần chúng và đấu tranh với kẻ thù...
  • Những hạt sạn trong báo chí

    27/01/2006Phan ViệtMột số những sai trái trong đời sống văn hoá hiện tại của Việt Nam nguyên nhân là do sự cẩu thả, dễ dãi hoặc ấu trĩ về nhận thức của những người tham gia tạo, phát tán và đánh giá các sản phẩm và hoạt động văn hóa, với mong muốn góp phần làm trong sạch hơn bầu không khí văn hóa nước nhà
  • Nhà báo, chữ tín và doanh nghiệp

    13/01/2006Beth Erickson (Sơn Tùng dịch)Một tờ báo sẽ phải xây dựng những quy tắc đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp như thế nào khi các nhà báo ở đó cần phải xây dựng các mối quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức cũng như nuôi dưỡng nguồn tin của mình?
  • xem toàn bộ