Tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế xã hội
Sự chuyển biến sang kinh tế tri thức thường đòi hỏi những cải cách quyết liệt, đôi khi là những sự "huỷ diệt sáng tạo" (creative destruction). Vì vậy, liên tục đổi mới tư duy với những cách nhìn mới, cách hiểu mới trên cơ sở những phát hiện khoa học mới, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học hệ thống, khoa học kinh tế, khoa học tổ chức và quản lý... đồng thời không nuối tiếc những kiểu tư duy không còn phù hợp với điều kiện hiện đại là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta.
Thế kỷ XX là thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của xã hội loài người, và đặc biệt của những biến đổi có tính chất cách mạng trong tư duy và nhân thức của con người đối với tự nhiên và cuộc sống. Từ những thập niên đầu thế kỷ, những đổi mới tư duy trong vật lý học và khoa học tự nhiên đã đưa đến những thành tựu kỳ diệu trong phát triển khoa học và công nghệ: và rồi đến những thập niên trong nửa sau thế kỷ, song song với sự phát triển mạnh mẽ và những chuyển biến to lớn trong các nền kinh tế và trên thị trường thế giới, nhiều lý thuyết khoa học mới về thông tin, về hệ thống, tổ chức, điều khiển và quản lý ra đời, làm cơ sở cho những đổi mới tư duy và nhận thức về bản thân sự phát triển kinh tế - xã hội, cùng với những đổi mới tư duy về các vấn đề tổ chức và quản lý trong môi trưởng mới của sự phát triển. Đến thập niên cuối cùng của thế kỷ, những tiến bộ và đổi thay dồn dập đã xác định rõ diện mạo của bước chuyển biến có tính chất toàn cầu: chuyển biến sang một nền kinh tế dựa chủ yếu trên các nguồn lực thông tin và tri thức. một xã hội thông tin và tri thức. Và yêu cầu đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức để thích nghi và phát triển trong môi trường mới đó của một nền kinh tế thị trường "toàn cầu hoá" đã trở nên cần thiết và cấp bách đối với mọi quốc gia, và tất nhiên lại càng cần thiết và cấp bách đối với những nước còn chậm phát triển như nước ta.
Từ giữa những năm 80, khi bắt đầu công cuộc đổi mới, nước ta thực sự đã bước vào một giai đoạn tự chuyển biến đầy khích lệ và cũng đầy khó khăn, phức tạp. Nhiều chính sách mới mở đường cho việc giải phóng và phát huy những nhân tố tích cực trong kinh tế và xã hội, đã tạo nên những nét khởi sắc trong đời sống của đất nước là điều mà ai cũng thấy rõ. Nhưng, đang trong giai đoạn chuyển biến sang một trật tự mới có khả năng đáp ứng tốt hơn mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh", quá trình lớn mạnh của những nhân tố mới, tích cực, có khả năng vượt trội và thay thế dần sự níu kéo của các yếu tố cũ cỏ sức ỳ lớn và uy quyền không nhỏ: đã và còn diễn ra không đơn giản. Sự biến đổi đó xảy ra thường xuyên trong mỗi con người, trong các tổ chức và trong toàn xã hội. Và vì thế ta không lấy làm lạ là trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hoá, xã hội, giáo dục... bên cạnh những thành quả tích cực mà khó khăn lắm mới đạt được vẫn còn đầy những tiêu cực phi lý làm nhức nhối lòng người. Trong lĩnh vực kinh tế, sự giằng co giữa cái mới và cái cũ diễn ra một cách phức tạp. Cuộc cải cách cơ cấu, yếu tố then chốt để xoay chuyển cơ bản tình hình vẫn diễn ra chậm chạp.
Từ đầu công cuộc đổi mới ta đã xem rất đúng rằng đổi mới tư duy trước hết là tư duy kinh tế là điêu có ý nghĩa quyết định nhất. Quả thực, trên thế giới trong mấy thập niên vừa qua, những tư duy về kinh tế, thị trường, tổ chức và quản lý kinh tế, hoạt động kinh doanh... có nhiều đổi mới sâu sắc. Những tư duy mới đó không phải là xa lạ với nhiều nhà kinh tế, nhiều doanh nhân của nước ta. Những tư duy mới là nhằm: một mặt dựa trên những thành tựu khoa học mới giúp chúng ta có những hiểu biết sâu sắc hơn, bản chất hơn về đối tượng nhận thức mà những cách tư duy cũ thường chỉ cho ta những hiểu biết sơ lược, đơn giản. mặt khác, giúp ta những nhận thức mới do bản thân đối tượng đã có nhiều biến đổi và đang liên tục biến đổi. Tư duy mới về kinh tế gồm cả hai mặt nói trên, tức vừa là mới do có cách nhìn mới, và vừa là mới do bản thân nền kinh tế liên tục có những chuyển biến mới.
Với cách nhìn mới, cách nhìn hệ thống, đối với những đối tượng phức tạp như kinh tế xã hội, ta có những cách lý giải mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn về các mối quan hệ phức tạp và đa dạng trong một nền kinh tế, trong sự vận hành của cơ chế thị trường, về những sức mạnh nội tại của các cơ chế tự tổ chức và phát triển trong các hệ thống phức tạp. Nền kinh tế tri thức thế giới đang và sẽ phát triển theo xu thế toàn cầu hoá, thực chất đó là toàn cầu hoá của một nền kinh tế thị trường dựa chủ yếu trên những nguồn lực rất năng động và dễ biến động như tài chính, thông tin và tri thức, những nguồn lực gần như không có biên giới về không gian và cách biệt về thời gian. Một nền kinh tế như vậy không chỉ tuân
Đổi mới nhận thức về sự phát triển của nền kinh té thị trường hiện đại và về yêu cầu hội nhập có ý nghĩa sống còn của chúng ta vào xu thế chung đó dẫn đến đòi hỏi tất yếu phải đổi mới tư duy về tổ chức và quản lý kinh tế. Có được trang bị những tư duy mới năng động hơn, linh hoạt hơn nhiều sức sống hơn, thì mới đủ niềm tin để khắc phục những nếp tư duy cũ đã trở thành trì trệ. Hơn bao giờ hết, vào lúc này đây ta cần xác lập và thường xuyên bồi dưỡng một tư duy mới để vững bước tiếp tục con đường cải cách, trước mắt xoá bỏ mọi rào cản để mọi yếu tố tích cực, năng động được tự do phát triển trong một nền kinh tế thị trường lành mạnh và rồi sau đó tiếp tục chăm lo tạo môi trường thuận lợi cho mọi nhân tố mới, mọi tài năng mới được tự do nảy nở và đua tranh, làm cho đất nước ta dân giàu mạnh trong một nền kinh tế tri thức, vững vàng với tư thế bình đẳng tiến vào con đường hội nhập chung với thế giới.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường