Hơn một lần đau!

08:51 SA @ Thứ Sáu - 26 Tháng Mười Một, 2010
Đa phần phụ nữ bán dâm - dù bất kỳ vì lý do gì - đã đau và nhục lắm. Thế nhưng lại có những người, nhân danh lực lượng chức năng đi bắt mại dâm, lại bắt “tội phạm” đáng thương đứng dang tay lõa lồ để chụp ảnh hay quay video, là thêm một lần bắt người phụ nữ bán dâm đau đớn ê chề, thì hành vi ấy, còn đáng lên án gấp ngàn lần cái nghề bán dâm.

Xem đoạn video chỉ hơn một phút, nghe tiếng khóc tức tưởi của người phụ nữ khi bị bắt đứng sát tường dang tay lõa thể, bất cứ một người lương thiện nào cũng không thể không cảm thấy xót xa và phẫn nộ. Bán dâm đã nhục nhã là thế, lại bị những người nhân danh pháp luật hành hạ, thêm vào đó còn bị chửi mắng như con vật. Đi bắt tội phạm, nhưng những người thực thi pháp luật lại vi phạm. Ở đây không đơn thuần vi phạm pháp luật thuần túy, mà còn chà đạp nhân phẩm con người. Đó là những người lầm lạc, đáng ra cần được giáo dục, thức tỉnh, thì cách hành xử của những cảnh sát trong video clip ấy càng đẩy họ dấn sâu vào cái nghề dơ bẩn mà không có cơ hội “hồi đầu thị ngạn”.

Xem video clip, nghe những câu chửi tục tĩu của những người đi bắt mại dâm, nhiều người không khỏi giật mình đặt ra câu hỏi: Có phải những người thực thi pháp luật ấy văn hóa chỉ có thế, và cứ đi bắt mại dâm là có quyền chửi rủa xối xả và tục tằn? Ngành công an vốn có những quy định về tư cách, đạo đức, lối sống nghiêm khắc nhất trong các ngành thuộc bộ máy công quyền, mà sao những người với tư cách như thế vẫn có thể còn tại ngũ?

Dư luận hoan nghênh cơ quan công an đã kiên quyết xử lý những người sai phạm. Sáu cảnh sát liên quan đến việc quay video clip bắt mại dâm xúc phạm nhân phẩm đã bị đình chỉ công tác để điều tra. Những thông tin ban đầu giải thích lý do họ quay video clip ấy để làm bằng chứng (?) chỉ là một cách chạy tội vụng về và thiếu trung thực. Việc truy động cơ phát tán video clip là một chuyện. Nhưng ngược lại, có thể nói là may mắn khi video clip này bị lộ ra, để xã hội biết thêm một góc khuất trong công tác bài trừ mại dâm và những người thực thi nhiệm vụ này. Để từ video clip này, ngành công an cần phải nhìn nhận có một thứ tệ nạn trong công tác bài trừ tệ nạn, tệ nạn này nằm trong tư cách đạo đức và văn hóa ứng xử của những người cảnh sát, cần phải được chấn chỉnh kịp thời.
Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Noi theo đạo nhà

    17/10/2019Nguyễn Khắc ViệnNhà báo Trường Giang phân vân không biết giới thiệu tôi với bạn đọc là “nhà” gì? Và cuối cùng gọi tôi là nhà văn hoá. Đó là nhìn về mặt “sản phẩm”. Còn về con người thì sao?
  • Đạo Đức và Hạnh Phúc

    04/08/2019Thích Viên TríMọi người hẳn sẽ nhất trí với lời phát biểu rằng đạo đức là giá trị cao quý nhất đối với cuộc sống con người trong mọi thời đại, đặc biệt là thế giới ngày nay. Từ điển Graw Hill Book định nghĩa: “Đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người biểu hiện qua thân, lời, ý và được thực hiện bởi ý chí, tình cảm và ý chí.”[1]
  • Lý do kinh tế và di hại đạo đức

    01/12/2018Vương Trí NhànTrong sự bê bối về giáo dục hiện thời, ai cũng thấy là lỗi trước tiên thuộc về những người quản lý và hoạch định chính sách. Nhưng chẳng nhẽ những người lên bục giảng vô can chăng? Vậy thì lỗi của các thầy ở đâu? Tại sao không người trong cuộc nào lên tiếng?
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Đạo làm Người

    14/04/2018Nguyễn Khắc ViệnĐiều tôi tâm đắc nhất trong đạo Nho là tính “vừa phải”, không cực đoan. Đạo này cũng dạy lòng nhân, nhưng Phật thì mở rộng từ bi cho mọi sinh vật, cả con ong cái kiến cũng như con người, Giê-su thì kêu gọi yêu mọi người như bản thân, vì đều là con của Chúa như nhau. Thầy Khổng Tử không cực đoan như vậy, mà bảo yêu mọi người, nhưng ...
  • Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay

    27/09/2016Nguyễn Thế KiệtĐạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền?
  • Đạo đức là nền tảng duy nhất

    28/04/2016Nhóm phóng viênNếu mọi người từ thời còn bé thơ được trang bị theo một chiều hướng tâm linh, đạo đức, và cái đức dục nó đi theo được cái trí dục, thì trên quá trình lớn lên (thì cái) chiều hướng tâm linh đó sẽ giúp cho mình đi đúng con đường chân thiện mà không có bị phá sản về tâm linh.
  • Biểu hiện của suy thoái đạo đức xã hội

    13/04/2016TS Xã hội học Nguyễn Đức TruyềnKhi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình thức…
  • Tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức mới

    30/08/2015Lương Xuân HàTính công khai, minh bạch và lập trường đúng đắn được xem là vấn đề “nhạy cảm” trong mối quan hệ Việt Nam và các quốc gia hiện nay, từ những vấn đề ở tầm vĩ mô như tự do tôn giáo, nhân quyền, quan hệ…
  • Mối quan hệ giữa tình cảm và lý trí trong ý thức đạo đức

    12/02/2015Nguyễn Văn ViệtChúng ta đều biết, mỗi hành động đạo đức đều xuất phát từ những cơ sở nhất định của một ý thức đạo đức. Trên cơ sở ý thức đạo đức, chủ thể hành động đưa ra những phán quyết cho một sự kiện cần phải có sự đánh giá về mặt đạo đức. Do vậy, việc hiểu rõ cơ sở ý thức đó là gì và bản chất của nó là như thế nào đó là điều có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng xây dựng, bồi dưỡng ý thức đạo đức...
  • Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội

    25/10/2014Mai Xuân Hợi...sự tiến bộ của đạo đức là do những giá trị đạo đức trong lịch sứ phát triển của nó tạo thành. Trong các học thuyết về đạo đức, có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối với sự phát triển xã hội...
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Quyền lực và đạo đức

    22/10/2010PGS - TS Bùi Đình PhongTheo "Từ điển tiếng Việt", quyền lực được hiểu là "quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy"...
  • Đồ vật và đạo đức, luân lý

    12/08/2010Nguyễn Bỉnh QuânSự xuất hiện quá nhanh của các đồ vật mới kiến người ta phải rượt đuổi theo chúng. Các đồ vật trở thành “chủ thể” của sự giàu có và điều khiển người sở hữu! Mà đồ vật tự nó không biết tới đạo lý nên cũng vô tội khi đẩy các ông bà chủ của chúng tới chỗ vô đạo, vô luân, thành tội phạm hay vướng cảnh lao tù.
  • Sa sút đạo đức, nỗi đau xã hội

    13/06/2010Tương LaiNhững clip video của những tay quay không chuyên nghiệp được tung lên mạng về “nữ sinh đánh nhau” đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Và rồi các báo liên tục đưa tin về bạo lực học đường: Một học sinh lớp 10 dễ dàng đâm chết bạn với một con dao thủ sẵn trong cặp sách vở.
  • Tản văn về Đạo Đức

    01/04/2010Nguyễn Tất ThịnhĐạo Đức là vòng cương tỏa con người trong Cộng đồng của họ, một dạng ‘hôn phối đồng chủng’ về tư tưởng. Đạo Đức cũng dẫn đến phân thân, đến sống hai mặt – là điều cũng bị chính nó gọi là vô Đạo Đức...
  • Đạo đức học & triết lý nhân sinh

    10/08/2009William S. Sahakan& Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchÝ nghĩa triết học của thuật ngữ "Đạo đức học" (Ethics) bao quát một phạm vi rộng hơn nhiều so với nghĩa hạn hẹp của nó trong câu “đạo làm người trong đời” (man on the street) - đạo đức được xét đến trong khuôn khổ chọn lựa cung cách ứng xử....
  • Đạo đức và suy thoái đạo đức

    23/01/2009Cao Tự ThanhĐạo đức là ánh phản về một trật tự xã hội hay ít nhất cũng thể hiện một quan niệm về trật tự xã hội cụ thể với các lợi ích và nhu cầu xã hội xác định. Cho nên nó là một hệ thống ý thức xã hội, thực tiễn xã hội quy định thế nào là đạo đức cũng như lợi ích và nhu cầu sẽ quy định ý thức đạo đức của cá nhân hay nhóm xã hội...
  • Tài năng và đạo đức

    14/03/2008Trương Phiên: "Con người tài giỏi phải đi đôi với đạo đức”. Mới nghe các bạn trẻ đừng vội cho là thời đại khoa học con người đã lên đến mặt trăng mà còn ngồi nói chuyện xưa cũ. Cơm ăn nước uống, cũ thật đấy, nhưng loài người còn tồn tại còn phải nói...
  • Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay

    29/07/2007Nguyễn Văn PhúcChủ động xây dựngnền đạo đức mớilà một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Bài viết trêncơ sở phân tíchmột cách khách quan sự biếnđộng củađạo đức trongđiều kiện kinh tế thị trường,đã luận chứng một số giải pháp căn bản tạo bước chuyển mạnh mẽ trong việc xây dựng nền đạo đức mới...
  • Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới

    27/06/2007Nguyễn Văn PhúcTrên bìnhđiện lý luận, cần phân tíchtoàn diện và đầyđủ những nhân tố tácđộng đến quá trình hình thành hệ giá trị và chuẩn mựcđạo đức mới, trongđó, kinh tế thị trường, tiếnbộ công nghệ, giaolưu văn hoá là những nhântố cơ bản nhất...
  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường

    21/05/2007Đỗ Lan HiềnKinh tế thị trường đi liền với cuộc sống hối hả chạy đua, người giàu mải miết làmăn, tiền bạc có thể dư thừa nhưng thời gian dành cho gia đình, con cái lại khan hiếm, sự giáo dục gia đình bị suy giảm, phó thác cho giáo dục nhà trường và xã hội, người nghèo mải vật lộn kiếm sống, ít nghĩ đến nhân phẩm, đạo đức.
  • Khoa học, công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường

    14/05/2007Nguyễn Đình HòaCuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên thế giới và tác động sâu sắc đến quá trình phát triển của các nước, nhất là các nước đang và chậm phát triển.
  • Viễn cảnh mới cho thế kỷ XXI Nhìn từ góc độ một nền đạo đức mới - đạo đức học sinh thái

    31/01/2007Nguyễn Thị Lan HươngVào buổi bình minh của thế kỷ XXIđiều cần thiết là phải tập trung suy ngẫm đến những vấn đề nảy sinh từ sự phát triển và cấu trúc hệ thống hoá chặt chẽ của công nghệ hiện đại. Sở dĩ như vậy là vì vấn đề quan trọng nhất hiện nay chính là sự sống còn của con người và các sinh vật khác trong những nền văn hoá người nhằm mục đích hướng đến một nền hoà bình cho những thế hệ tương lai.
  • Về sự suy giảm giá trị đạo đức hiện nay

    16/01/2007Đinh Hùng TuấnNhững năm gần đây, không ít giá trị đạo đức đã bị xói mòn, suy giảm nghiêm trọng. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, buôn lậu... có chiều hướng phát triển. Sự suy giảm giá trị đạo đức xã hội thực sự trở thành một trong những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ta hiện nay...
  • Tự do đạo đức của chủ thể trong đạo đức học I.Cantơ

    09/01/2007Vũ Thị Thu LanLuận chứng cho việc giải phóng đạo đức học khỏi mọi sự tư biện siêu hình học là một vấn đề triết học mà I.Cantơ đã đặt ra và giải quyết. Đây được coi là một đóng góp quan trọng của ông cho việc xác định bản chất của tri thức triết học.
  • Cần lắm - đạo đức công vụ

    20/11/2006Thế PhanXây dựng bộ máy hành chính năng động, hiệu quả và trong sạch đang là mục tiêu chính của công cuộc cải cách hành chính. Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết phải có một đội ngũ công chức giỏi về nghiệp vụ và đáp ứng dược những chuẩn mực của đạo đức công vụ.
  • Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay

    25/08/2006Võ Minh TuấnToàn cầu hoá là một làn sóng vô cùng mạnh mẽ kéo theo tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình và cá nhân vào cuộc. Không một ai, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. SV Việt Nam là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của xu thế toàn cẩu hóa...
  • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay

    10/08/2006Cao Thu HằngNhững giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội...
  • Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay

    25/06/2006PTS. Nguyễn Văn PhúcSự hình thành nhân cách nói chung, nhân cách đạo đức nói riêng, bị quy định bởi tổng thể những điều kiện kinh tế xã hội và bởimột hệ thống giáo dục do chính những điều kiện kinh tế - xã hội đó quy định. Tuy vậy, để xây dựng nhân cách đạo đức, trước hết cần phải tính đến những nhân tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức để từ đó, rút ra những giải pháp khả thi...
  • Đạo đức sinh học

    02/05/2006Nguyễn Ngọc Hải"Đạo đức sinh học" là sự nghiên cứu các lựa chọn đạo đức bắt nguồn từ sự dính dáng của con người đến sự sống. Nó bao hàm sự đánh giá lợi ích và rủi ro có liên quan với sự can thiệp con người, đặc biệt là các công nghệ mới, xem xét sự cân đối giữa quyền tự quản của cá nhân và nhiệm vụ pháp lý...
  • Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    11/04/2006Phó TS. Nguyễn Văn PhúcVới tính cách là phương thức và trình độ của sự phát triển xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có quan hệ với đạo đức trên nhiều bình diện và mức độ khác nhau.
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • xem toàn bộ