Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới
Một trong những vấn đềđược coi làcó ý nghĩa quyết địnhđối vớisự nghiệp xây dựngđạo đức hiện nay là hình thành hệ giá trị và chuẩn mựcđạo đức mới. Để giải quyết vấnđề này, trên bìnhđiện lý luận, cần phân tíchtoàn diện và đầyđủ những nhân tố tácđộng đến quá trình hình thành hệ giá trị và chuẩn mựcđạo đức mới, trongđó, kinh tế thị trường, tiếnbộ công nghệ, giaolưu văn hoá là những nhântố cơ bản nhất. Việc phântích tính quy định của những nhântố đó sẽ làmbộc lộ những tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới cả về mặt nội dung, vị trí, cả về mặt giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ giá trị và chuẩn mựcđạo đức mới.
Trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, vấn đề hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới, phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định. Giải quyết vấn đề này trong lĩnh vực đạo đức chính là làm hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạođức mớiphù hợp với truyền thống và yêu cầu của thời đại.
Trong thời gian qua, những nghiên cứu đạo đức học về vấn đề này đã đạt được những thành tựu nhất định.
Tuy vậy, chỉ với sự xác định nguyên tắc
Theo chúng tôi, cần nhìn nhận sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới trong mối liên hệ và tính quy định của những nhân tố tiêu biểu, đặc trưng cho quá trình đổi mới, quá trình hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá. Sự phân tích những mối liên hệ, tính quy định đó sẽ làm bộc lộ những tính quy luật căn bản chi phối quá trình hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới. Trên cơ sở đó, những nghiên cứu ở các cấp độ cụ thể hơn sẽ được liên kết lại như là những yếu tố, những công đoạn của một cách tiếp cận đầy đủ và nhất quán.
Có thể thấy, sự nghiệp hiện đại hoá đất nước đang diễn ra được tác động của nhiều nhân tố, nhưng có ba nhân tố cơ bản nhất đang tác động, quy định chiều hướng vận động, biến đổi xã hội nói chung, các giá trị và chuẩn mực đạo đức nói riêng là kinhtế thị trường, tiênbộ công nghệ, hội nhập và giaolưu văn hoá.Ngày nay, không thể nói đến phát triển, hiện đại hoá xã hội nếu không thực hiện kinh tế thị trường, không đẩy nhanh những nghiên cứu và áp dụng các thành tựu công nghệ trong sản xuất cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống thị trường, tiênbộ công nghệ, hội nhập và giaolưu văn hoá.Ngày nay, không thể nói đến phát triển, hiện đại hoá xã hội nếu không thực hiện kinh tế thị trường, không đẩy nhanh những nghiên cứu và áp dụng các thành tựu công nghệ trong sản xuất cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không mở cửa giao lưu, hội nhập quốc tế. Sự thực hiện các quá trình này tất dẫn đến những biến đổi đạo đức thích ứng và đáp ứng yêu cầu của chúng.
Việc phân tích những yêu cầu của kinh tế thị trường trong mối liên hệ với đạo đức sẽ cho thấy những hạn chế, những bất cập về mặt giá trị của đạo đức truyền thống. Chẳng hạn, dưới tác động của các quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh, kinh tế thị trường đòi hỏi tính tích cực năng động, tính thực tế, tính hiệu quả của hoạt động người. Bởi vậy, việc coi nhẹ các giá trị vật chất, coi trọng động cơ và coi nhẹ hiệu quả của hoạt động, tính duy cảm, thiếu nguyên tắc trong giải quyết các quan hệ xã hội...với tư cách là các giá trị, các chuẩn mực đạo đức truyền thống trở nên bất cập trong điều kiệnhiện nay. Chúng cần được khắc phục trong sự xác lập nội dung của hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới. Đồng thời, những yêu cầu của kinh tế thị trường lại đòi hỏi con người phải coi trọng cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần, cả giá trị cá nhân lẫn giá trị xã hội đòi hỏi những ứng xử đạo đức được thực hiện bởi những chủ thể có sự phát triển nhân cách độc lập, có ý thức về sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ công dân. Chính những đòi hỏi mang tính quy luật đó của kinh tế thị trường đặt ra yêu cầu bổ sung vào hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội những giá trị và chuẩn mực mới.
Sự vận hành của kinh tế thị trường đòi hỏi và tạo điều kiện cho việc thúc đẩy những nghiên cứu sáng tạo, chuyển giao, áp dụng công nghệ trong sản xuất và trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Công nghệ, như cách hiểu hiện nay, không chỉ là các phương tiện vật chất, thiết bị kỹ thuật và gắn liền với chúng là phương thức, quy trình vận hành, mà còn bao hàm những yêu cầu tương ứng về tổ chức, thiết chế quản lý, điều phối, tiếp thị và sau cùng là con người với kỹ năng, năng lực vận hành công nghệ. Tất cả những thành tố của công nghệ, bằng cách này, cách khác đều đòi hỏi và tạo điều kiện cho sự phát triển lý trí của con người. Lý trí, sự hiểu biết không chỉ là điều kiện cho hoạt động vận hành công nghệ, mà sự phát triển của nó còn tạo ra cơ sở tâm lý thuận lợi cho sự phát triển đạo đức nói
Giao lưu văn hoátrong điều kiện hiện nay diễn ra được tác động mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông hiện đại và các thiết chế của quá trình toàn cầu hoá. Chính vì vậy, nó tạo ra điều kiện rất thuận lợi cho việc xác nhận và đánh giá lại các chân giá trị của đạo đức truyền thống.Chẳng hạn, nó xác nhận giá trị của chủ nghĩa yêu nước, đồng thời đòi hỏi phải đổi mới và nâng cấp chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa yêu nước trong điều kiện hiện đại. Cùng với điều đó, giao lưu văn hoá hiện nay đẩy nhanh sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các nền văn hoá, giúp khắc phục sự biệt lập và tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của các giá trị, các nền văn hoá. Trong bối cảnh đó, giao lưu văn hoá sẽ thúc đẩy việc tiếp nhận những giá trị mới, làm phong phú và tăng cường sức sống cho hệ giá trị và chuẩn mức đạo đức của xã hội. Điều đó cũng có nghĩa rằng, chủ động và tích cực gia nhập vào quá trình giao lưu văn hoá là yêu cầu có tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới trong điều kiện hiện nay.
Tuy vậy, mối liên hệ giữa các nhân tố cơ bản của quá trình hiện đại hoá với sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức không chỉ biểu hiện
Kinh tế thị trường vận hành
Tiến bộ công nghệ trong khi tạo điều kiện cho sự phát triển lý trí, trí tuệ, nghĩa là tạo cơ sở tâm lý thuận lợi cho đạo đức và phát triển năng lực thực hiện sự định hướng giá trị đạo đức, cũng đồng thời tạo ra sự phát triển thiên lệch của lý trí trong cấu trúc nhân cách con người. Điều đó cản trở sự phát triển tình cảm, một trong những cơ sở tâm lý của đạo đức. Sự suy giảm mối quan tâm giữa con người với con người, tính ích kỷ như là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức hiện nay không chỉ có mối liên hệ với cơ chế thị trường, mà còn bị quy định bởi chính sự đề cao về mặt giá trị, sự lấn át trong thực tế của yếu tố lý trí, trí tuệ so với yếu tố tình cảm trong cấu trúc nhân cách con người. Chính điều đó là một trong những tác nhân dẫn tới những nghịch lý của thời đại ngày nay trong sự lựa chọn giá trị. Về những nghịch lý trong xã hội hiện đại, một tác giả vô danh trên Internet đã nhận xét: "Chúng ta có những toà nhà cao hơn nhưng tính cách lạinhỏ hơn, những đường cao tốc dài rộng hơn nhưng quan điểm hẹp hòi hơn, mua nhiều hơn mà vẫn thấy có ít hơn, có căn nhà to hơn nhưng gia đình lại nhỏ đi, cuộc sống kéo dài hơn nhưng lúc nào cũng không có thời gian, kiến thức nhiều hơn nhưng đầu óc lại cực đoan, y tế tốt hơn nhưng lại lắm đại địch, tăng số của cải nhưng giá trị của mình lại giảm xuống, đi lên đến tận mặt trăng nhưng ngại gặp hàng xóm bên kia đường, thích hoạt động cộng đồng nhưng lại quên đi người thân đang ốm". Đó là biểu hiện của tính ích kỷ, của sự vô cảm về mặt xã hội của con người trong điều kiện trí tuệ được đẩy lên đến mức che lấp, lấn át tình cảm. Con người chỉ biết khẳng định, chiếm lĩnh mà quên đi sự quan tâm đồng cảm, chia sẻ cho nhau.
Như vậy, việc giáo dục tình cảm đạo đức, giáo đục nghĩa vụ, lương tâm là điều không thể thiếu được trong điều kiện hiện nay. Trên bình diện giá trị, lòng nhân ái, sự bao dung, tính quan tâm tới người khác với tư cách là giá trị đạo đức truyền thống cần được kế thừa và có vị trí thích đáng trong hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới.
Một trong những yêu cầu của sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường và tiến bộ công nghệ là sự quy cáchhoá, chuẩn hoácác yếu tố của công nghệ, của sản xuất và sản phẩm. Quá trình này được phản ánh về mặt văn hoá thành sự đồng nhất hoá các giá trị, các chuẩn mực của lối sống, hành vi, cách ứng xử về mặt đạo đức giữa người và người. Đây là một trong những nguyên nhân của xu hướng đơn điệu hoá (mà biểu hiện cực đoan nhất là sự bắt chước) về mặt văn hoá, đạo đức, đồng thời dẫn đến xu thế xem nhẹ, lãng quên các giá trị đạo đức truyền thống ở các xã hội đang đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá hiện nay. Cùng với điều đó, sự gia tăng tốc độ của việc áp dụng, thay thế các công nghệ là yêu cầu có tính quy luật của hiện đại hoá. Sự thay thế nhanh chóng các giá trị công nghệ khi được chuyển dịch sang lĩnh vực văn hoá sẽ dẫn đến thái độ hư vô chủ nghĩa đối với những giá trị, những chuẩn mực tinh thần, đạo đức truyền thống, dẫn đến tâm trạng bất an về mặt xã hội, cản trở sự xác lập hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới. Khắc phục chủ nghĩa hư vô, khẳng định sự trường tồn của các giá trị, các chuẩn mực đạo đức truyền thống bằng cách đổi mới nội dung, nâng cấp chúng trên tinh thần những đòi hỏi của điều kiện mới cũng là một trong những tính quy luật của việc xây dựng hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới.
Giao lưu văn hoá, bên cạnh những tác động tích cực, cũng tạo ra những trở ngại nhất định cho sự hình thành các giá trị và chuẩn mực đạo đức mới.Biểu hiện nổi bật của trở ngại này là sự nhạo nhận giá trị. Sự ngộ nhận giá trị vừa có nguyên nhân kinh tế công nghệ, vừa có nguyên nhân chính trị. Mức sống cao cùng những tiện nghi sinh hoạt và cả sự tuyên truyền không thiện ý đã làmcho một bộ phận không nhỏ dân chúng trong các nước mới bước vào quá trình hiện đại hoá lầmtưởng tất cả những gì được đưa đến từ phía các nước phát triển đều là giá trị. Các hình thức sản phẩm văn hoá đa dạng, mạng Internet toàn cầu là thành tựu về mặt công nghệ, là phương tiện hùng mạnh của giao lưu văn hoá. Nhưng bên cạnh những lợi ích hiển nhiên, chúng còn tạo ra những thách thức không nhỏ đối với việc giữ gìn các giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc phương Đông. Khắc phục tác động tiêu cực từ mặt trái của giao lưu văn hoá cũng là một trong những tính quy luật và do đó là một trong những yêu cầu của việc xây dựng hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới hiện nay.
Như vậy, những nhân tố cơ bản của hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá đều tác động có tính hai mặt đối với sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới. Những tác động đó mang tính quy luật, quy định nội dung và vị trí của các giá trị, chuẩn mực trong hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội. Đồng thời, chúng cũng đòi hỏi tính chủ động, tích cực trong việc xây dựng hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới. Điều đó có nghĩa Ià, sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức trong điều kiện hiện nay vừa bao hàm phương diện "xây", vừa bao hàm phương diện "chống", vừa xác lập thông qua kế thừa, phát huy giá trị truyền thống tiếp nhận cái mới, vừa khắc phục, vượt qua những phản giá trị, những cái đã lỗi thời, bất cập trong truyền thống, hoặc nẩy sinh trong quá trình hội nhập, giao lưu, hiện đại hoá đất nước.
Cố nhiên, sự phân tích trên đây mới chỉ là sơ bộ và mang tính phương pháp luận. Sự nghiệp xây dựng hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới đòi hỏi đẩy mạnh hơn nửa việc phân tích một cách đầy đủ và toàn diện những mối liên hệ, tính quy định của các nhân tế kinh tế, xã hội với tư cách là những tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường