Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường
Đạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
Ở nước ta, từ xa xưa, "tam tòng tứđức”, “chung thuỷ”, "trinh tiết"đã từng là quy định của đạo đức gia đình đối với người phụ nữ, hiếu đễ đã từng là quy định của đạo đức gia đình về quan hệ cha mẹ - con cái, anh chị em. Cùng với sự phát triển của đất nước, tự do kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng, tình yêu
Một số biểu hiện lệch chuẩn của đạo đức gia đình hiện nay
Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này cùng lúc kéo
Trước hết phải kể đến quan niệm về đạo đức hôn nhân.
Một biểu hiện sai lệch khác của quan niệm hôn nhân là một số người lấy nhân tố kinh tế, tiền bạc làm tiêu chuẩn trên hết của việc kết hôn. Họ coi hôn nhân cũng là "hàng mua bán" để rồi từ đó, đưa đến bao nhiêu nỗi bất hạnh, cho bản thân và những người trong cuộc.Bên cạnh những biểu hiện không nghiêm túc về hôn nhân, còn có hiện tượng đạo đức tình dục bị vi phạm. Hành vi tình dục diễn ra trước hôn nhân hoặc không dẫn tới hôn nhân kiểu "già nhân ngãi, non vợ chồng” bắt đầu được một số người tán thưởng, dư luận xã hội cho qua. Lầu nay, chúng ta thường quan niệm tình dục là cái chỉ có sau kết hôn và tình dục phải gắn với hôn nhân. Nhưng hiện nay, nhờ những người quan niệm tách biệt giữa tình dục và hôn nhân. Đã có những đôi nam nữ chấp nhận việc có quan hệ tình dục với nhau nhưng không đi đến hôn nhân. Có trường hợp quan niệm tình dục như một giai đoạn tiền hôn nhân, giai đoạn thử nghiệm của hôn nhân. Họ coi quan hệ tình dục là biểu hiện của tình yêu, có "như vậy" mới thật lòng yêu nhau. Nhưng sự thật nghiệt ngã đã đến với những cô gái dễ dãi: phải đi nạo thai vì quan hệ tình dục. Trong cả hai trường hợp, rõ ràng đương sự (nam - nữ) đã thoát khỏi trách nhiệm và nghĩa vụ đối với quan hệ tình dục nam nữ mà, thực chất, chúng vốn gắn chặt với nhau.
Quan niệm đạo đức hôn nhân trở nên lộn xộn còn thể hiện ở một số người có hành vi phạm pháp do ngoại tình hay mại dâm. Sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình đã phát sinh nhiều hiện tượng phạm tội dã man, nghiêm trọng, điển hình là nạn giết vợ (ở Lâm Đồng), quan hệ bất chính với con dâu nên giết vợ (ở Tứ Lộc Hải Hưng).
Hành vi phạm pháp của người chồng đối với vợ có khi còn xuất phát từ ý thức coi thường phụ nữ, đối xử không bình đẳng trong quan hệ gia đình, dẫn đến hành vi ngược đãi, hành hạ vợ con. Đây được coi là nguyên nhân đáng kể dẫn đến tình trạng ly hôn ở Hà Nội, trong số 23.738 vụ kiện ly hôn có 7.372 vụ (chiếm 31%) là do vợ bị đánh đập, ngược đãi. Cũng lý do trên, ở Hải Phòng là 30%, Nghệ An là 41%, Tuyên Quang là 60%.
Tất cả các hiện tượng phạm pháp của người chồng đối với người vợ dù do ngoại tình hay đó coi thường phụ nữ đều là sự vi phạm đao đức gia đình, làm lay chuyển bản chất nhân văn của gia đình - giá trị cốt lõi của con người trong quan hệ vợ chồng.
Trong không khí sôi động của cơ chế thị trường, mọi người đều mong muốn có công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống. Cùng với xu hướng đó là nhu cầu được hưởng thụ các tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Từ nhu cầu đó, có những người đã đồng nghĩa hạnh phúc gia đình với sự thoả mãn cao mọi nhu cấu cá nhân. Song khi đạt được sự thoả mãn cao nhu cầu cá nhân thì cũng là lúc xảy ra xungđột lợi ích giữa các thành viên, đạo đức gia đình bị vi phạm, hạnh phúc gia đình không còn. Dường như ở đó, người ta coi thương những yếu tố vô hình làm nên giá trị hạnh phúc gia đình, là nền tảng đạo đức gia đình, như lòng nhân ái, sự đồng cảm, sự quan tâm lẫn nhau...
Đạo đức gia đình còn thể hiện qua mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình. Ở Việt Nam, từ trước đến nay, vẫn đề cao việc chăm sóc con cái và con cái có hiếu đối với ông bà, cha mẹ. Đó là nét đặc sắc của văn hoá gia đình Việt Nam, văn hoá gia đình phương Đông. Song, trong nhưng năm gần đây, đã có một số gia đình quá yêu chiều con cái hoặc không quan tâm, săn sóc ông bà, cha mẹ, không muốn làm nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Từ chỗ đặt mục đích “lợi ích" làm trọng, họ đã thúc đẩy các thành viên gia đình đối xử với lớpngười già theo nguyên tắc trao đổi sòng phẳng. Họ đã lấy mức độ giàu - nghèo làm tiêu chuẩn xác định quan hệ thân sơ trong họ hàng. Cách đối xử trở nên không bình thường đã làm cho mối quan hệ vốn có giữa các thế hệ trong gia đình (họ hàng) bị mất thăng bằng. Nhiều chuyện con cái ngược đãi cha mẹ già, anh chị em xung đột nhau chỉ vì đất đai thừa kế đã làm đau lòng mọi người.
Cuối cùng, hiện tượng coi thường giáo dục gia đình đang xảy ra ngày càng nhiều đã góp phần đáng kể phá vờ nền tảng đạo đức gia đình. Có gia đình đã thu hẹp phạm vi giáo dục gia đình vào việc nuôi con ăn học, chỉ chú ý đến thành tích học tập hay sức khoẻ thể lực mà bỏ qua việc giáo dục phẩm chất đạo đức cá nhân, cách ứng xử trong mối quan hệvới người khác. Hiện tượng buông lỏng giáo dục phẩm chất đạo đức và cách ứng xử đúng đắn, tình nghĩa đã gây ra nhiều hậu .quả tiêu cực. Có những gia đình đã thung túng cho tính tham lam, ích kỷ, ngang ngược của con cái. Họ đã để cho quan niệm tư lợi, "đồng tiền trên hết" ngự trị, lưu hành trong mọi hoạt động sống của gia đình. Thậm chí có gia đình, bố mẹ sống buông thả, có hành vi thất đức, không ý thức rằng đó là những bài học tự nhiên đối với con cái. Sự lúng túng, bất lực trong việc giáo dục đạo đức gia đình của cha mẹ, sự coi thường, phủ định sạch trơn những nội dung và hình thức giáo dục đạo đức truyền thống cho con cái đã dẫn đến phá vỡ mối liên kết tinh thần của tổ ấm gia đình.
Nguyên nhân của những hiện tượng lệch chuẩn đạo đức gia đình
Trước hết là những vấn đề liên quan đến luật pháp. Những quy định của luật pháp là cơ sở chính hình thành đạo đức gia đình. Nhà nước ta đã ban hành Luật hôn nhân - gia đình mới (năm 2000) quy định mối quan hệ đạo đức gia đình: trách nhiệm, quyền lợi của cha mẹ đối với con cái và ngược lại, trách nhiệm giữa vợ và chồng và cả khung hình phạt đối với những người phạm luật. Song, trên thực tế,công việc tuyên truyền, giáo dục hôn nhân và gia đình chưa được thực hiện thường xuyên và rộng rãi, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa...". Vì vậy, có thể nói, hiện tượng "mù pháp luật" đã xảy ra. Người phạm pháp (đánh đập vợ, con, ngược đãi cha mẹ già…) lại không hiểu hành vi của mình là phạm tội, người bị hại lại cam chịu cho rằng đó là số phận. Tuy nhiên, phải thấy rằng, việc tuân thủ pháp luật của một số người chưa nghiêm chỉnh. Có người biết quy định của luật là hôn nhân một vợ một chồng nhưng vẫn vi phạm. Ở thành phố Hồ Chí Minh có 4418 vụ kiện chồng có vợ hai ở Kiên Giang bình quân mỗi năm xảy ra 1498 vụ.
Nguyên nhân liên quan đến vai trò của giáo dục. Việc xem thường giáo dục đạo đức gia đình, phương pháp dạy con không cụ thể, nội dung giáo dục đạo đức chung chung... đã không làm cho học sinh hiểu sâu sắc trong nhà trường), không giác ngộ được con cái (trong gia đình). Mặt khác, trong điều kiện mở cửa, hội nhập hiện nay, việc giao lưu văn hoá dễ đàng trong vá ngoài nước đã góp phần đưa vào các sách báo, phim ảnh lành mạnh, bên cạnh đó, không thiếu những sách báo, phim ảnh không lành mạnh, khích lệ tự do tình dục, ca ngợi chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, bạo lực... Tất cả những điều đó đã ảnhhưởng tới quan niệm đạo đức gia đình, hôn nhân và luyến ái của không ít người.
Nguyên nhân về kinh tế tác động đến đạo đức gia đình cho thấy, do nền kinh tế thị trường ở nước ta đang ở giai đoạn đầu, chưa hoàn thiện, chính sách chưa đồng bộ nên đãsinh ra nhận thức không đúng rằng, trong cơ chế này, ai có ý thức đạo đức thì bi thua thiệt. Sự mở cửa của nền kinh tế đá làm cho con người chịu ảnh hưởng trực tiếp của các trào lưu tư tưởng xã hội như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa sùng bái tiền - vàng, chủ nghĩa cá nhân, vi kỷ... Chúng thẩm thấu vào ứng cách ứng xử cá nhân và do đó , nó làm ho luân lý đạo đức của gia đình trở nên xấu đi.
Suy nghĩ về việc xây dựng đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh
Về mặt nhận thức, cần coi việc xây dựng đạo đức gia đình là công việc quan trọng, có ý thức của nhà nước, cộng đồng, gia đình và mỗi cá nhân. Mặc dù hệ thống đạo đức nói chung và đạo đức gia đình nói riêng, về bản chất, là hệ thống mở, nhưng cần phải có một hệ thống quy định đạo đức gia đình cụ thể. Đây là trách nhiệm của các cơ quan hưu quan và của các nhà nghiên cứu hiện nay.
Những nội dung của đạo đức gia đình ngày nay cần phải kế thừa những quy tắc truyền thống, như tôn kính, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, đề cao việc tu dưỡng bản thân, xây dựng gia đình hạnh phúc. Đồng thời, trong nội dung đạo đức gia đình cũng cẩn tiếp thu những phẩm chất đạo đức tiến bộ, như tư tưởng bình đẳng, công bằng, chính trực, tình nghĩa, tự do kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng. Như vậy, rõ ràng là trong nội dung của đạo đức gia đình, chúng ta phản đối những phong tục lạc hậu, như thói gả bán hôn nhân, trọng nam khinh nữ, đa thê, đồng thời cũng không chấp nhận hiện tượng nam nữ chung sống không kết hôn, ly hôn không chính đáng. Xây dựng hệ thống đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh cần phải chống sự xâm nhập của chủ nghĩa sùng bái tiền - vàng, chủ nghĩa cá nhân, tự do tình dục hay không chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, người già cả, ốm đau trong gia đình.
Trong việc xây dựng hệ thống đạo đức gia đình rất cần đến việc mở rộng hiệu lực của việc chấp hành pháp luật, tăng cường giáo dục pháp chế, có những đảm bảo về mặt pháp luật để giác ngộ người dân tuân thủ pháp luật một cách tự nguyện, trở thành ý thức cá nhân. Đồng thời, chấn chỉnh hiện tượng chấp hành pháp luật không nghiêm chỉnh, đặc biệt là những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình, luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em, luật thừa kế tài sản…
Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đạo đức gia đình. Cần phải cải tiến cách giảng dạy, truyền thụ nội dung giáo dục đạo đức gia đình cho học sinh ở các cấp học trong nhà trường. Đồng thời, trong gia đình, các bậc cha mẹ cũng cần phải hiểu biết sâu sắc nội dung đạo đức gia đình để bản thân họ thực hiện và dạy con cái. Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò tuyên truyền, giáo dục quan trọng. Từ các phương tiện truyền thông này, một lực lượng khán giả, thính giả đông đảo chịu ảnh hưởng tác động của những gương đạo đức gia đình lành mạnh, tiến bộ. Thông tin đại chúng góp phần hướng dẫn dư luận, phê phán những quan niệm, sinh hoạt gia đình phi đạo đức. Những hoạt động xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, nhân cách văn hoá đang trở thành phong trào rộng rãi, cần đưa hoạt động này vào phát triển chiều sâu. Xã hội đã khẳng định người phụ nữ, Hội phụ nữ có vai trò tích cực trong hoạt động này. Song, chúng ta phải thừa nhận rằng, đạo đức gia đình là do cả nam và nữ trong gia đình đóng góp xây dựng. Những người cha, những người chồng và con trai không thể đứng ngoài hoạt động xây dựng đạo đức gia đình của chính mình. Gia đình là tế bào của xã hội. Do vậy, việc xây dựng đạo đức gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng đạo đức xã hội.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường