Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay
Đạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền? Phải chăng khẳng định đạo đức cá nhân có nghĩa là đồng nhất với chủ nghĩa cá nhân?
Đã có một thời, với suy nghĩ chủ quan, chúng ta tưởng có thể dùng đạo đức truyền thống sẽ kéo được cơ chế kinh tế lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội. Kết quả thực tế cho thấy xã hội ấy hóa ra là một xã hội khổ hạnh, khác với điều ta mong muốn. Ngày nay, trước những hiện tượng "trượt dốc đạo đức", "đánh mất giá trị" do mặt trái của cơ chế thị trường gây nên, nhiều người lại tỏ ra nghi ngờ vai trò của đạo đức. Việc coi nhẹ giáo dục đạo đức chủ yếu biểu hiện ở hai mặt:
Trước hết, bỏ qua tầm quan trọng của gián dục đạo đức và cho rằng chỉ cần kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao, chỉ cần làm tốt công tác kinh tế, không cần quan tâm đến giáo dục đạo đức.
Thứ hai, giáo dục đạo đức có khuynh hướng tách rời thực tế, thiếu tính hiện thực, tính mục đích, nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu.
Như vậy, đây là một cực đoan khác của sai lầm cũ. Từ chỗ duy đạo đức trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế thì nay lại tách rời kinh tế với đạo đức.
Sự cần thiết phải chủ ý đến nhân tố đạo đức là do:
Một là, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đạo đức tư sản và những tập quán đạo đức lạc hậu của người sản xuất nhỏ, tàn dư của đạo đức phong kiến có cơ sở kinh tế, xã hội cho sự tồn tại của chúng, chứ không phải chỉ do sự bảo thủ của tập quán truyền thống. Và, tất nhiên là sự xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức truyền thống và hiện đại, đồng thời cũng tạo ra sự tác động xung khắc, gạt bỏ lẫn nhau giữa một sồ mặt trong chúng. Trong tình hình đó, kế thừa và đồi mới những hệ thống giá trị, những quy tắc ứng xử nhằm xây dựng một nền đạo đức Việt Nam lành mạnh, giàu tính dân tộc và hiện đại và việc làm cần thiết.
Hai là, cùng với sự phát triển nền sản xuất hàng hóa, khối lượng tiền và uy lực của đồng tiền cũng tăng lên. Đồng tiền vốn có giá trị nhiều mặt của nó cho cả các cá nhân và cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong mọi thời đại. Tiền là một vật vô tri vô giác, nhưng khi được thần thánh hóa và được coi là giá trị duy nhất thì sẽ biến thành tai họa, trở thành lực lượng thống trị làm tha hóa con người. Và, một khi uy lực đồng tiền càng lớn thì khả năng phá hoại những mối quan hệ tinh thần, đạo đức giữa người và người càng mạnh. Hiện tượng hàng giả, hàng “rởm", hàng kém phẩm chất ngày một gia tăng, tinh thần giúp đỡ nhau, kính già yêu trẻ, thấy việc nghĩa không từ nan của mọi người ngày càng mờ nhạt và lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp cần có cũng dần dần mất đi...
Như vậy, đổi mới, mở cửa, lĩnh vực đạo đức giá trị với tính cách là một trong những nội dung quan trọng của đời sống tinh thần trở thành "điểm nóng" mà chúng ta không thể xem nhẹ. Tất nhiên, không vì mặt trái của đồng tiền mà coi nhẹ chức năng xã hội của nó, định kiến vô lý với nó, không ủng hộ việc làm giàu chính đáng, bằng lòng với cái nghèo thanh bạch.
Ba là, việc giá tăng quyền chủ động kinh doanh cho cơ sở trong quá trình đổi mới là cần thiết. Bên cạnh những án bộ lãnh đạo quản lý phát huy được vai trò của mình, năng động sáng tạo, còn không ít người lợi dụng quá trình chuyển đổi cơ chế, lợi dụng sơ hở của chính sách, làm giàu bất chính. Không chỉ lẻ tẻ ở một vài cá nhân riêng biệt, mà có tính chất tập đoàn, móc nối thành từng chuỗi, từng mạch rất rộng. Sự tha hóa đạo đức không chỉ biểu hiện ở việc móc nối kiếm tiền lâm giàu bất chính, mà còn là ở thái độ vô trách nhiệm trong tiêu tiền và mục đích hưởng lạc, gây bất công lớn trong xã hội, quần chúng bất bình. Đây không chỉ là hiện tượng xã hội bình thường, mà còn có "thách thức số một", là yếu tố kìm hãm lớn đối với hiệu quả quản lý đất nước, là vấn đề "mang tính chính trị” khá nghiêm trọng.
Bốn là, trong nền kinh tế hàng hóa, cạnh tranh là tất yếu. Nhưng xuất phát từ quan niệm đạo đức khác nhau dẫn đến phương thức cạnh tranh, kể cả mục đích cạnh tranh khác nhau. Có cạnh tranh dẫn đến hủy hoại con người, hủy hoại môi trường, tàn phá sản xuất, canh tranh
Như vậy, vấn đề đạo đức xã hội hiện nay đang diễn ra một cách phức tạp, đấu tranh lẫn nhau giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa hai lối sống - sống có lý tưởng,' lành mạnh," trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức chăm lo lợi ích tập thể và đất nước với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền... Những khía cạnh tiêu cực có cái đang phát huy tác dụng, có cái đang ở dạng khả năng. Đạo đức mới vừa phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức khác, vừa phải đấu tranh tự đổi mới, tự khẳng định mình trong điều kiện mới. Đó là tình huống có vấn đề mà yêu cầu của công cuộc đổi mới hoạt động kinh tế lại đặt ra cho đạo đức, đòi hỏi công tác giáo dục phải được tăng cường để góp phần tích cực vào quá trình đổi mới. Cốt lõi của vấn đề không phải là ở chỗ nên hay không nên diễn ra sự biến đổi đạo đức, mà ở chỗ biến đổi như thế nào, lúc là chuyển đổi tới đâu để dần dần thích ứng với nhu cầu của đời sống hiện thực. Hình thành một quan hệ đạo đức xã hội kiểu mới giữa người với người đóng vai trò duy trì và thúc đẩy tốt đẹp sự điều hòa và ổn định trật tự xã hội, đặc biệt là việc điều chỉnh, đổi mới, kế thừa các chuẩn mực giá trị đạo đức làm cho các thành viên trong xã hội dần dần thích ứng với tình hình mới.
Trong quá trình kế thừa và đổi mới những giá trị đạo đức, nổi lên mấy xu hướng sau:
Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được đánh giá lại và phát triển trong điều kiện mới, chẳng hạn như lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, tính trung thực, tinh thần ham học hỏi, tinh thần kỷ luật...
Các giá trị đạo đức vốn hình thành trong cách mạng dãn tộc dân chủ được giữ gìn, trân trọng và mang nội dung mới. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến tranh nay chuyển sang hòa bình trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Từ ý chí không chịu làm nô lệ, chuyển sang ý em không chịu nghèo đói, lạc hậu và lệ thuộc. Giá trị tự do trước được hiểu như là quyền tự do của toàn dân tộc mang giá trị cao. Còn mang nhiều ý nghĩa về quyền tự do cá nhân - tự do học tập, tự do lập nghiệp, tự do hành nghề, tự do mưu cầu hạnh phúc...
Những giá trị mới được bổ sung, đó chính là những giá trị góp phần làm nên sự phát triển của thế giới ngày nay và những giá trị đã thu nhận được từ khi đất nước đổi mới. Theo UNESCO, có thể nêu hai nhóm hệ thống giá trị đạo đức thời nay:
Những giá trị chung - lý tưởng nhân đạo, chính sách nhân đạo, lối sống nhân đạo, vé đẹp tâm hồn, hòa bình - hòa hợp, bình đẳng - công lý, nhân quyền, dân quyền...
Những giá trị chung - lý tưởng nhân đạo, chính sách nhân đạo, lối sống nhân đạo, vé đẹp tâm hồn, hòa bình - hòa hợp, bình đẳng - công lý, nhận quyền, dần quyền...
Những giá trị riêng - lòng nhân ái, lòng vị tha, yêu thiên nhiên, sự lương thiện, thận trọng, sáng tạo, công bằng, sòng phẳng, tự giác, tự trọng..
Một số giá trị, phẩm chất cá nhân có xu hướng được coi trọng và ngày càng đề cao - học vấn, sức khỏe, sáng tạo, tự lập, tự trọng... Đó là những giá trị giúp cho cá nhân tự mình cạnh tranh để vươn lên trong xã hội mới, không còn trông cậy vào sự chiếu cố, "ô dù"'nữa.
Sự chuyển đổi giá trị đạo đức phải xử lý làm sao để chủ thể giá trị phát huy được tính tích cực cao nhất, vừa làm cho sàn xuất phát triển, kinh tế ngày càng tăng, vừa phải nâng cao trình độ nhận thức, trình độ tư tưởng, đạo đức, văn hóa cho con người, chống thái độ bảo thủ đề cao quá mức truyền thống mà coi nhẹ phủ nhận đổi mới. Mặt khác phải chống “thái độ hư vô". "Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị đạo đức truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng của người khác, dân tộc khác. Lòng yêu nước, siêng năng, tận tụy, liêm khiết, chung thủy, cần cù, tính cộng đồng, lối sống cao đẹp... đã chứng tô sức sống bền vững trong trong lịch sử, giờ đầy phải được tăng cường, đổi mới và hoàn thiện cả về nội dung, phương hướng và trật tự trong phân loại. Tư tưởng yêu nước là giá trị đạo đức xuyên suốt quá trình lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi dựng nước tới nay, yêu nước bắt đầu từ tình yêu vẻ đẹp quê hương, tự hào về quê hương mình, nayyêu nước còn là yêu nhân dân, yêu CHXH, không chỉ yêu nhân dân nước mình mà còn yêu mến và quý trọng nhân dân cácnước khác. Yêu nước phải gắn với ý chí tự lực tự cường, sáng tạo trong lao động, học tập nghiên cứu, khai thác mọi tiềm năng đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc, chiến thắng nghèo đói lạc hậu để nhân dân được ấm no hạnh phúc, vươn lên ngang tầm thời đại. Sự kết hợp "nội lực" và “ngoại lực" đó là yếu tồ gắn bó không thể thiếu trong quá trình mở cửa hiện nay.
Lòng nhân ái là một truyền thống qúy báu của dân tộc thể hiện đạo lý làm người. Trong truyền thống Việt
Tính tập thể ngày nay phải đặt trong bối cảnh hiện đại. Trong cơ chế cũ, có lúc chúng ta đã tuyệt đối hóa tập thể, triệt tiêu cá nhân. Lợi ích xã hội nhiều khi được quan niệm rất trừu tượng, mơ hồ, biến lợi ích
Đây không chỉ là tình cảm, mà còn là trách nhiệm, không chỉ là mối liên hệ giản đơn, mà còn là mối liên hệ nhiều chiều và sâu sắc giữa những người trong tập thể, trong xã hội. Chính sự thống nhất này là động lực cho cá nhân hoạt động, là cơ sở cho sự gắn bó giữa cá nhân với tập thể và xã hội.
Niềm tin và lý tưởng bao giờ cũng là động lực mạnh mẽ, mất niềm tin là mất tất cả. Lý tưởng XHCN và cộng sản chủ nghĩa với việc thực hiện một xã hội không còn áp bức bóc lột, mọi người đều bình đẳng, có cuộc sống ấm no hạnh phúc là mục tiêu lâu dài của chúng ta. Trước mắt là thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Sự tan rã của các nước XHCN Đông Âu không phải là sự đổ vỡ của bản thân lý tưởng. Thực ra, nó chỉ chứng tỏ mô hình đó không còn phù hợp, phải thay thế bằng mô hình khác. Có nhận thức đúng, lấy đây làm lý tưởng sống thì mỗi người mới trở thành một lực đẩy và nước trở thành một tổng lực to lớn.
Cùng với các giá trị trên, các phẩm chất đạo đức cá nhân như tính trung thực, tính khiêm tốn, lòng dũng cảm, tính nguyên tắc, yêu tự do, ham học hỏi... sẽ được từng bước kế thừa và đổi mới, nâng lên cho phù hợp với thời đại và đất nước.
Tri thức là sức mạnh. Nhưng nếu được sử dụng phục vụ cho chủ nghĩa cá nhân thì sức mạnh ấy càng lớn, tác dụng phá hoại càng lớn. Đó là lẽ vì sao Chủ tịch
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015