Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay
Chủ động xây dựngnền đạo đức mớilà một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Trong bài viết này, trêncơ sở phân tíchmột cách khách quan sự biếnđộng củađạo đức trongđiều kiện kinh tế thị trường, tác giảđã luận chứng một số giải pháp căn bảnđể tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong việc xây dựng nền đạo đức mớiở nước ta. Những giải phápđó là:
1) Xác lập nhanh và vững chắc thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2) Xây dựng hệ giá trị và chuẩn mực xã hộimới làm cơ sở đánh giá và điều chỉnhđạo đức. 3) Chuyển hoálý tưởngđạo đức thành thực tiễn đạo đức.4) Tăng cường nêu gương hình tượng nhân cáchđạo đức.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tự nó đã đòi hỏi một nền đạo đức mới tương thích. Vì thế, cùng với nhiệm vụ xây dựng kinh tế thị trường, việc chủ động xây dựng nền đạo đức mới là một phương diện của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian qua những nỗ lực của chúng ta nhằm thực hiện nhiệm vụ này vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn. Mặc dù "nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước hình thành. Tính năng động và tính tích cực công dânđược phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích”, nhưng như nhận định mới đây nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội X, hiện nay "tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ". Chính vì vậy một trong các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 là tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hoá, đạo đức và lối sống”.
Để tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng đạo đức, cần phân tích một cách khách quan sự biến động của đạo đức trong điều kiện xây dựng nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, từ đó, xác định những khâu, những vấn đề chủ yếu nhất cần giải quyết.
Thứ hai,cần tính đến tácđộng có tính hai mặt của thướcđo giá trị thích ứng với kinh tế thị trường.Kinh tế thị trường (dù là định hướng xã hội chủ nghĩa) luôn chịu sự chi phối của quy luật giá trị, dưới tác động của quy luật giá trị, hiệu quả kinh tế hoặc lợi nhuận là thước đo giá trị cao nhất, sự thành đạt của một chủ thể kinh tế, dù đó là doanh nghiệp hay một con người kinh tế cụ thể. Sự hình thành và khẳng định một cách phổ quát thước đo giá trị này trong hoạt động kinh tế là cần thiết. Nó kích thích việc huy động tối đa các nguồn lực tự nhiên và xã hội vào sản xuất, kinh doanh,chất lượng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Tuy nhiên, khi chi phối kinh tế lĩnh vực hoạt động căn bản nhất của xã hội, thước đo giá trị thông qua lợi nhuận, hiệu quả tất sẽ thâm nhập vào các lĩnh vực khác của xã hội và tạo ra hiệu ứng có tính hai mặt đối với việc đánh giá giá trị nhân cách con người.
Việc coi trọng hiệu quả hoạt động kinh tế như thước đo giá trị nhân cách sẽ không chỉ kích thích con người hoạt động một cách có hiệu quả nhằm khẳng định giá trị nhân cách, mà còn làm cho hoạt động, lao động của con người có ý nghĩa thiết thựchơn. Giá trị nhân cách cũng như đạo đức được đó và bảo đảm bằng hoạt động có hiệu quả, do vậy, nó trở nên thiết thực hơn, khắc phục được tính chất "nói suông" vẫn ít nhiều thể hiện trong đạo đức truyền thống, đặc biệt là đạo đức của thời bao cấp. Đây là đòi hỏi của kinh tế thị trường, nó quy định xu hướng tích cực của sự biến đổi giá trị đạo đức.
Tuy vậy, khi tuyệt đối hoá hiệu quả và do đó, tuyệt đối hoá lợi ích cá nhân thì thước đo giá trị lại bị biến đổi
Thứba, quá trình đổi mới khởi đầu và dựa trên sự đổi mớitrong lĩnh vực kinh tế. Thực chất của sự đổi mớinày là điều chỉnh lại quan hệ lợi ích xã hội thông qua sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các chủ thể kinh tế. Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định sự hiện diện và quyền tồn tại của 8 chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân) với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sự hình thành nhiều chủ thể lợi ích như vậy, ở mức độ nhất định, là một trở ngại, một thách thức đối với việc xây dựng hìnhtượng nhân cách lý tưởng vốn là thành tố không thể thiếu của đời sống đạo đức xãhội. Nó biểu trưng cho trình độ và khát vọng về sự hoàn thiện nhân cách của một xã hội, một thời đại nhất định. Đồng thời, nó là động lực, là phương tiện để rèn luyện, giáo dục đạo đức. Chẳng hạn, người quân tử với nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, với ý chí "giàu sang” không thể mua chuộc, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục là một hình tượng nhân cách lý tưởng của đạo đức phong kiến phương Đông. Người cán bộ, đảng viên cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lên trên hết là hình tượng nhân cách lý tưởng của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Hình tượng nhân cách lý tưởng của đạo đức cách mạng từng giữ vai trò định hướng giá trị rất hiệu quả trước thời điểm đổi mới. Nhưng ngày nay, trong bối cảnh quá độ của đạo đức, với sụ hình thành nhiều chủ thể lợi ích xã hội, hình tượng nhân cách lý tưởng đó đã không còn sức hấp dẫn mãnh liệt và phổ quát như trước nữa. Thay vào đó, sự "thoái hoá, biến chất về' chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn..." đang là một thực tế gây phản cảm về mặt đạo đức trong nhân dân, tác động tiêu cực đến việc xây dựng hình tượng nhân cách lý tưởng. Nhận thức đầy đủ sự nghiêm trọng, những căn nguyên của tình trạng này và trên cơ sở đó, khắc phục nó một cách có hiệu quả là một trong những yêu cầu của việc xây dựng đạo đức trong điều kiện hiện nay.
Giáo dục đạo đức cũng là một vấn đề nổi cộm trong điều kiện hiện nay. Nó giữvai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống đạo đức, là phương thức trực tiếp để hình thành nhân cách con người. Tính quy định của các điều kiện kinh tế - xã hội đối với đạo đức, bằng cách này hay cách khác, bao giờ cũng được thể hiện qua giáo dục. Chính vì vậy ngay từ thời cổ đại, các nhà quản lý xã hội đã chú ý đến việc giáo đục đạo đức nhằm hình thành nhân cách con người
Sự phân tích những biến động trên cho thấy, để đẩy mạnh việc xây dựng có hiệu quả nền đạo đức mới với tính cách mục tiêu và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, theo chúng tôi, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp căn bản dưới đây:
Trước hết, cần xác lập nhanh và vững chắc cơ sở khách quan của đạo đức mới. Do đó là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiền đề quan trọng hàng đầu của việc xây dựng đạo đức là sự xác lập thể chế kinh tế của xã hội. Đạo đức mới chỉ có thể hình thành và phát triển ổn định trên một cơ sở kinh tế vững chắc. Nền đạo đức truyền thống của dân tộc ta dựa trên nền kinh tế tự túc. Sau khi xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa, cơ sở kinh tế của đạo đức là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mang nặng tính hiện vật. Từ năm 1986, thể chế cũ đang từng bước được thay thếbằng thể chế mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sau 20 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta mới bước đầu được xác lập. Hơn thế, việc xây dựng thể chế kinh tế đó đang "… còn nhiều vướng mắc và chưa thật đồng bộ...Quản lý Nhà nước đối với từng loại thị trường còn nhiều bất cập. Một số nguyên tắc của thị trường bị vi phạm. Chính điều đó dẫn đến sự rối loạn trong điều chỉnh đạo đức như đã nói ở trên, đồng thời, là một trong những nguyên nhân của tình trạng suy thoái đạo đức, đặc biệt là ở đội ngũ những người có chức, có quyền. Do vậy, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ là nhiệm vụ của kinh tế, mà còn là nhiệm vụ cơ bản, giải pháp cơ bản trong xây dựng đạo đức hiện nay.
Cùng với yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, việc xây dựng hệ giá trị và chuẩnmực xã hội mới làmcơ sở để đánh giá vàđiều chỉnh đạo đức có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vai trò chế ước về mặt quy phạm của đạo đức phải dựa trên các chuẩn mực hạn định đúng - sai, thiện - ác, được các thành viên trong xã hội nhận thức và thừa nhận rộng rãi thì mới có thể thực hiện được. Thực chất của sự chuyển đổi đạo đức là sự chuyển đổi về giá trị và chuẩn mực. Trênbình diện giá trị, xây dựng đạo đức mới tức là xác định và hình thành những giá trị và chuẩn mực đạo đức mới. Nhưng, hững giá trị và chuẩn mực này lại bị quy định bởi hệ giá trị và chuẩn mực phổ quát của xã hội.
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, vai trò của việc xây dựng hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới đối với đạo đức, nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á (những quốc gia đang đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá xã hội) đã xây dựng bảng giá trị tinh thần quốc gia làm cơ sở tinh thần và định hướng cho phát triển nói chung, cho phát triển đạo đức nói riêng.
Ở nước ta, ngay từ năm 1996, tại Đại hội VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi việc "hình thành hệ giá trị và chuẩn mực mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dântộc và yêu cầu của thời đại" là một trong những nhiệm vụ của xây dựng văn hoá nói chung, xây dựng đạo đức nói riêng. Hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới này sẽ phản ánh, điều chỉnh một cách hài hoà quan hệ giữa lợi ích
Một trong những yêu cầu của việc xây dựng đạo đức hiện nay là chuyển hoá lý tưởngđạo đức thành thực tiễnđạo đức.Xây dựng đạo đức xã hội chủ nghĩa
Cùng với điều đó, tăng cường nêu gương hình tượng nhân cáchđạo đức thôngqua những con người cụ thể là rất cần thiết. Sự nêu gương này cần được chú trọng đối với cán bộ, đảng viên, những người được rèn luyện nhiều về đạo đức, những người được giao trọng trách của xã hội. Cần yêu cầu và khuyến khích sự nêu gương, sự ràng buộc ở họ lý tưởng và các nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa được cụ thể hoá trong điều kiện hiện nay để quần chúng đông đảo học tập và tiếp nhận, làmcho lý tưởng đạo đức chuyển hoá thành thực tiễn đạo đức. Bên cạnh đó, cũng cần thiết khích lệ việc nêu gương để giáo đục lẫn nhau trong tất cả các thành viên của xã hội. Về vai trò của hình thức này, trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh, hơn thế, Người còn tạo ra một phong trào quần chúng rộng rãihọc tập gương người tốt, việc tốt, coi đó như một biện pháp thiết thực để giáo dục đạo đức trong phạm vi toàn xã hội.
Đạo đức tuy được sinh thành trong dư luận, được hướng dẫn nhờ nêu gương, nhưng muốn cho nó thực sự trở thành quy phạm để xã hội có thể tiếp thu rộng rãi cần được cụ thể hoá. Trong điều kiện hiện nay, để chuyển hoá từ lý tưởng thành hiện thực, cần xác định và giáo dục các chuẩn mực đạo đức cụ thể. Bên cạnh các nguyên tắc, các chuẩn mực chung của đạo đức xã hội, cần xác định và giáo dục các chuẩn mực đạo đức gia đình, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức môi trường... do tính đặc thù của mình, mỗi lĩnh vực đạo đức đều có những chuẩn mực tiếng phản ánh yêu cầu củalĩnh vực đó, đồng thời, chúng là sự có thể hoá các nguyên tắc, các chuẩn mực chung của xã hội. Sự lĩnh hội, nội tâm hoá các chuẩn mực cụ thể của các lĩnh vực hoạt động người là điều kiện để con người ứng xử về mặt đạo đức trong các tình huống đạo đạo đức cụ thể. Thực tiễn đạo đức xã hội, chính là tổng thể của các hoạt động cụ thể của toàn bộ các thành viên của xã hội, được điều chỉnh bởi ý thức đạo đức, trong đó, cốt lõi là các chuẩn mực đạo đức cụ thể. Ở nước ta hiện nay, đạo đức gia đình, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức môi trường chưa được quan tâm đúng mức cả ở tầm xã hội, lẫn tầm ý thức cá nhân của mỗi con người. Bởi vậy, công tác xây dựngđạo đức hiện nay cần phải quan tâm hơn nữa đến các lĩnh vực đạo đức cụ thể và quan trọng này.
Có thể coi những tình huống nêu trên là những tình huống vấn đề quan trọng nhất của đạo đức và công tác xây dựng đạo đức hiện nay. Chủ động và tích cực giải quyết những tình huống đó sẽ tạo ra bước chuyển mạnh mẽ, có tính đột phá trong việc xây dựng nền đạo đức mới của chúng ta.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường