Khoa học, công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường

03:23 CH @ Thứ Hai - 14 Tháng Năm, 2007

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên thế giới và tác động sâu sắc đến quá trình phát triển của các nước, nhất là các nước đang và chậm phát triển. Nó trở thành nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đưa nhân loại tiến đần đến một nền văn minh mới. Bởi vậy, để hoà vào dòng chảy chung, các nước chậm phát triển không thể không tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó khoa học và công nghệ có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, ngoài mặt tích cực, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, sự tác động của khoa học, kỹ thuật và công nghệ nào để lại những hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực đạo đức. Do vậy, việc làm rõ mối quan hệ, sự tác động của khoa học và công nghệ đối với đạo đức trong điều kiện kinh tế thi trường là cần thiết cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn.

Trong quan niệm của triết học macxít, giữa khoa học, kỹ thuật và công nghệ với đạo đức có mối quan hệ gắn bó, không tách rời nhau. Trong mối quan hệ đó, khoa học, kỹ thuật và công nghệ cùng với những thành tựu của nó luôn là cơ sở và nền tảng cho sự hình thành, phát triển các giá trị đạo đức thực sự, chân chính của con người.

Ngược lại với quan điểm macxít đó, vẫn có những ý kiến phủ nhận mối quan hệ giữa khoa học, kỹ thuật và công nghệ với đạo đức. Một số nhà triết học tư sản như B.Rátxen, Karnai... cho rằng, khoa học, kỹ thuật không thể giải quyết được vấn đề mà các giá trị đạo đức đặt ra. Theo họ, đạo đức và khoa học là không thể đung hòa với nhau. Hoặc như ý kiến khác thì cho rằng, khoa học hiện đại không đủ khả năng làm người dẫn đắt các lý tưởng và hình thành đạo đức, bởi đạo đức luôn phụ thuộc vào sự điều khiển của các cơ cấu chính trị. Phủ định mối quan hệ giữa khoa học, kỹ thuật với đạo đức, về thực chất, là chối bỏ các nguyên tắc đạo đức, không thừa nhận sự phản ánh của các chuẩn mực đạo đức trong đời sống xã hội. Quan điểm đó có thể dẫn tới hai khả năng: một là, cản trở, kìm hãm sự hình thành của các giá trị đạo đức mới, hai là, xoá nhoà ranh giới giữa những mục đích khác nhau (có lợi hay có hại cho con người) của các phát minh khoa học.

Sự phát triển mạnh mẽ và những tác và những tác động to lớn của khoa học, công nghệ đến mọi mặt của đời sống xã hội trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những thái độ, quan điểm trái ngược nhau. Bỏ qua (dù vô tình hay cố ý) mặt tích cực của khoa học, công nghệ đối với sự phát triển của xã hội, thuyết phản kỹ thuậtđã coi khoa học, kỹ thuật và các hoạt động khoa học, kỹ thuật như là những tội ác do con người gây ra cho đồng loại. Theo thuyết này thì, tình trạng suy giảm đạo đức và những vấn đề xã hội bức xúc trong xã hội phương Tây hiện đại, như con người trở nên cô đơn và quan hệ gia đình truyền thống bị rạn nứt, nạn thất nghiệp, nghèo đói, bệnh tật, bạo lực... đều bắt nguồn trực tiếp từ chính sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Họ không thấy rằng, nguyên nhân sâu xa dẫn đến trình trạng đó nằm ở bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa. Bởi và vậy, từ chỗ coi khoa học, kỹ thuật và công mộ nghệ là cội nguồn của những nỗi bất hạnh, khổ đau của con người, thuyết phản kỹ thuật chủ trương từ bỏ khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Và từ chỗ phủ nhận vai trò của khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sự phát triển của xã hội, thuyết phản kỹ thuật đã đồng thời phủ nhận mặt tích cực trong sự tác động của khoa học, công nghệ đối với sự hình thành những giá trị đạo đức mới.

Trái với thuyết phản kỹ thuật, thuyết kỹ trịlại cường điệu đến mức tuyệt đối hoá vai trò của khoa học, công nghệ. Nó cho rằng, toàn bộ sự phát triển của xã hội, trong đó có đạo đức, hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế của tiến bộ khoa học, công nghệ rằng trong nền văn minh công nghệ, quyền lực thuộc về các nhà kỹ thuật. Với quan điểm đó, thuyết kỹ trị, một mặt, đã góp phần thúc đẩy quá trình nâng cao trình độ của con người, nhưng mặt khác, nó lại làm cho sự phát triển của con người trở nên méo mó, què quặt, biến họ thành những người máy thuần tuý. Đồng thời, nó xem thường, hạ thấp và làm nghèo những giá trị tinh thần, thậm chí làm suy thoái những giá trị đạo đức. Sự sùng bái, xác lập khoa học và công nghệ như một hình thức chủ quyền của ý chí con người, trong điều kiện kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, tất yếu dẫn đến sự "xuống hạng", hạ thấp các tri thức khác như đạo đức, truyền thống...

Phân tích thực trạng xã hội phương Tây dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, Jams Goldsmith một học giả người Mỹ - đặt vấn đề rằng, tại sao bước nhảy vọt vĩ đại nhất của loài người hướng về sự thịnh vượng vật chất lại dẫn đến sự đổ vỡ nghiêm trọng về mặt xã hội? Và tại sao kỷ nguyên vĩ đại nhất về thành tựu khoa học - kỹ thuật lại làmhư hại những điều kiện sống trên Trái đất? Theo ông, khoa học và công nghệ vốn có sức mạnh và hữu ích, song sự phát triển của nó lại đặt ra những vấn đề khác. Thành tựu phát triển khoa học mang lạinhững kết quả hữu ích, nhưng nó cũng có thể lại mang đến những hậu quả nguy hại, thậm chí có những trường hợp, mức độ nguy hại lại lớn hơn gấp nhiều lần so vớicái lợi. Để khắc phục tình trạng đó, Jams Goldsmith cho rằng, khoa học phải được phát triển phù hợp với sự phát triển của xã hội về đạo đức và không được phép tách khỏi những nhu cầu xã hội của các cộng đồng dân tộc. Ông viết: "Khoa học không được tách khỏi đạo đức...Khoa học phải phục vụ xã hội và là một bộ phận của xã hội". Rằng cũng như khoa học, công nghệ là "một công cụ hữu ích. Nhưng nếu không được kiểm soát bởi những giá trị căn bản hơn, chúng có thể phá huỷ sự ổn định xã hội... nuốt trôi nền văn minh của chúng ta". Từ đó, ông đi tới kết luận rằng, khoa học và công nghệ không những phải phục vụ những nhu cầu thực sự của xã hội, mà còn "phải nhạy bén với những yêu cầu về luân lý, đạo đức và xã hội".

Thực tế đã chứng minh rằng sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cùng với việc nó đang từng bước trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp không chỉ làm thay đổi vị trí của con người trong quá trình sản xuất, mà hơn thế, còn làm thay đổi căn bản chính nền sản xuất xã hội. Do đó, khoa học, công nghệ cũng tác động mạnh mẽ đến sụ phát triển của đạo đức, làmthay đổi thang giá trị và những nguyên tắc chi phối hoạt động của con người, của xã hội.

Sự tác động của khoa học và công nghệ đến sự phát triển của đạo đức mang tính hai mặt. Dựa vào những tri thức, vào sự hiểu biết khoa học (vốn ngày càng phong phú và đa dạng) và thông qua công nghệ, con người với tư cách là những chủ thể đạo đức, một mặt, nhận thức, đánh giá và lựa chọn đúng đắn các giá trị đạo đức, mặt khác, xác định được các biện pháp, cách thức ứng xử hợp lý nhằm điều chính hành vi của mình trong đời sống đạo đức xã hội. Xu hướng chung của sự phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại là hướng tới phục vụ con người ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn. Đó vừa lả mục tiêu, vừa là chuẩn mực đạo đức cao nhất của sự phát triển khoa học, công nghệ.

Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bất cứ ở đâu, bất ký lúc nào sự tác động của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đối với đạo đức cũng diễn ra theo chiều hướng tích cực. Bên cạnh mặt tích cực, sự tác động đó còn bao hàm mặt tiêu cực. Tính chất và mức độ của sự tác động đó như thế nào, một mặt, phụ thuộc vào các yếu tố như chế độ chính trị, nền tảng kinh tế - xã hội, nhu cầu và lợi ích giai cấp, dân tộc... mặt khác, phụ thuộc vào chính bản thân các thành tựu khoa học, công nghệ.

Đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa tư bản là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Quy luật kinh tế cơ bản của nó là quy luật giá trị, quan hệ hàng - tiền. Trong xã hội đó, lợi nhuận tối đa trở thành lẽ sống của giai cấp tư sản. Với bản chất bóc lột, giai cấp tư sản sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn phi nhân tính, đẫm máu nhất để giành được lợi nhuận cao nhất. Chủ nghĩa tư bản, trong tính cạnh tranh khốc liệt và phân cực tối đa của nó, đã ra sức thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, nhưng khi càng phát triển về mặt kinh tế thì nó lại càng sa vào tình trạng rối loạn xã hội và khủng hoảng đạo đức. Khoa học, kỹ thuậtvà công nghệ trong điều kiện tư bản chủ nghĩa đã được giai cấp tư sản khai thác, sử dụng như một công cụ hữu hiệu để bóc lột người lao động. Khắc họa sự tác động tiêu cực của khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong chủ nghĩa tư bản, C.Mác cho rằng, thắng lợi của kỹ thuật dường như được mua bằng cái giá là làm mất phẩm chất đạo đức của con người. Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã đùng các sản phẩm của hệ thống công nghệ mới để làm tha hoá con người nhiều hơn và tiêu diệt con người nhanh hơn.

Con người sáng tạo ra khoa học và công nghệ, nhưng một khi đã trở thành những thực thể vật chất độc lập thì bản thân nó vận động theo những quy luật nội tại. Điều này khiến cho con người, trong những chừng mực nhất định, không thể kiểm soát được hết mọi tác động, cũng như không thể dự kiến hết những hậu quả của tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực đạo đức.

Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ trong nửa cuối thế kỷ XX, con người đã có trong tay những cái cần có để tìm hiểu những bí mật của thế giới tự nhiên, khai thác tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Những tưởng sự thịnh vượng vật chất sẽ là thiên đường của con người. Song, không phải vậy. Cùng với việc tạo ra một khối lượng của cải to lớn (do khai thác theo kiểu bóc lột tự nhiên), con người đã tạo nên những nguy cơ đe dọa trực tiếp sự sống của bản thân mình. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường sống. Dựa vào các phương tiện kỹ thuật hiện đại, con người đã áp đặt sự thống trị của mình và vắt kiệt tự nhiên một cách vô trách nhiệm. Khai thác tự nhiên bằng mọi giá, lấy đi mọi cái có thể lấy, con người (trong xã hội hiện tại) vô tình đã đối xử không công bằng, thiếu trách nhiệm đạo đức trước các thế hệ tương lai.

Dựa vào những tri thức mới, con người dần dần nhận ra rằng, không thể nuôi dưỡng mãi trong mình một quyền năng vô hạn trước tự nhiên. Điều quan trọng là chính sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại đã và đang tạo ra những cơ hội cho con người sửa chữa sai lầm. Những tri thức mới và sự hiểu biết khoa học về thế giới vật chất đã trở thành cơ sở cho một sự thay đổi có tính bước ngoặt trong nhận thức về mối quan hệ con người - tự nhiên. Xuất phát từ cách nhìn tổng thể, hệ thống, dựa trên những căn cứ khoa học và thực tiễn, một quan hệ mới về chất -chung sống hài hoà, gắn bó máu thịt giữa con người với tự nhiên đang hình thành. Đó chính là nền tảng của đạo đức sinh thái.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường còn tác động mạnh mẽ đến nhân cách con người. Có thể nói, những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin là niềm tựhào của khoa học và' công nghệ hiện đại.Nó mở ra những khả năng to lớn, tạo điều kiện cho con người nhận thức thế giới xung quanh, tạo cơ hội cho sự hiểu biết, hợp tácvà xích lại gần nhau giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới. Song cũng phải thừa nhận rằng, công nghệ thông tin đang gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với đạo đức. Sự ra đời của các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là văn minh màn hình đang làm cho thế giới nội tâm của con người trở nên nghèo nàn, sự giao cảm giữa mỗi cá nhân với thế giới bên ngoài trở nên hời hợt, những khoảng trống, sự thiếu hụt trong cấu trúc nhân cách như mối đồng cảm, sự quan tâm đến người khác... xuất hiện ngày càng nhiều. Khi quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng bị suy yếu, lỏng lẻo, con người sẽ cảm thấy cô đơn, thậm chí chai lỳ trước đau khổ hay hạnh phúc của đồng loại. Sự thâm nhập và tiếp cận văn hoá không lành mạnh thông qua mạng Internet đã gây ra những vấn đề bức xúc về mặt đạo đức như chủ nghĩa thực dụng, tâm lý hưởng thụ, sống gấp, chạy theo đồng tiền...của một bộ phận dân cư, đặc biệt là trong tầng lớp thanh thiếu niên. Đến lượt mình, những biểu hiện có tính phương Tây hoá đó sẽ "gặm nhấm", làmmai một dần các giá trị định hướng nhân cách mang bản sắc dân tộc. Chính vì thế mà mới đây, Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra và quyết định đóng cửa khoảng gần 1000 quán cà phê có trang bị mạng Internet, hy vọng có thể ngăn chặn sự thấm thấu của văn hoá độc hại làm suy thoái đạo đức trong thanh thiếu niên.

Sự phát triển nhanh chóng cùng với những ứng dụng to lớn của công nghệ sinh học trong đời sống xã hội khiến người ta nghĩ rằng, thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ sinh học. Quả thật, công nghệ sinhhọc đã mở ra nhiều triển vọng cho việc giải quyết hàng loạtvấn đề lớn thuộc các lĩnh vực sản xuất, y học, chăm sóc sức khoẻ, môi trường... theo hướng tích cực. Việc phát hiện ra mật mã của sụ sống, đọc và nắm được bản đồđen...khiến con người ngày càng hiểu sâu hơn về bản thân mình. Kết quả tất yếu của sự hiểu biết đó là bảo đảm chủ yếucho sự làm chủ bản thân của con người và góp phần dẫn đến sự hình thành những tiền đề cho tự do, công bằng và, hạnh phúccủa xã hội tương lai. Song, sự phát triển của công nghệ sinh học cũng đặt con người trước hàng loạt nỗi lo âu, dằn vặt. Ngoài những vấn đề như an toàn lương thực, thực phẩm... nhân loại có lương tri đang trăn trở một điều rất nghiêm túc rằng, liệu có xuất hiện những "siêu thị" hay "ngân hàng" chuyên mua bán các "phụ tùng" thuộc cơ thể con người không? Trong xã hội đã bắt đầu xuất hiện một vấn đề mới - vấn đề đạođức sinh học: làm sao để kết hợp giữa tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ con người với việc gìn giữ, tôn trọng danh giá và phẩm giá của chính con người?.

Sự xuất hiện của cừuDolly là bằng chứng thể hiện bước tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ' hiện đại. Từ đây, người ta đưa ra y tưởng có thể tạo ra con người bằng phương pháp nhân bản vô tính. Bất chấp việc các nhà khoa học, đạođức học đã cảnh báo về những hiểm họa có thể, bất chấp quan điểm của LHQ coi nhân bản người là trái với đạo lý và không phù hợp với nhân cách, hiện nay một số nước (12 nước) có tiềm lực vẫn ủng hộ việc tiến hành những nghiên cứu khoa học theo hướng này. Rõ ràng, nhân loại đang phải đối mặt trước những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến số phận, lương tâm, trách nhiệm đạo đức và nhân cách con người.

Nước ta đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi vậy, vấn đề đặt ra đối với chúng ta không phải chỉ là nhận diện những tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đối với đạo đức biểu hiện như thế nào trong thực tiễn đời sống xã hội. Điều quan trọng là làmsao để có thể phát huy tốiđa mặt tích cực, giảm thiểu mặt tiêu cựccủa sự tác động đó. Nói cách khác, làm thế nào để khoa học và công nghệ hiện đại, trong điều kiện kinh tế thị trường, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng một xã hội mới, trong đó không những "dân giàu, nước mạnh", mà còn là "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Nền kinh tế thị trường, như chúng ta đã biết, không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, mà là một phương thức thực hiện kinh tế do sự phát triển của nền văn minh nhân loại đưa lại. Đặc điểm chung của kinh tế thị trường là vận hành theo nguyên tắc trao đổi hàng hoá và quy luật giá trị. Tuy nhiên, trong những chế độ xã hội khác nhau, mục đích của kinh tế thị trường cũng khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, mục đích của người sản xuất hàng hoá, của nhả tư bản, như C.Mác đã vạch ra trong "Tư bản", là giá trị thặng dư. Do đó, khi sử dụng khoa học, công nghệ với tính cách là một công cụ giai cấp tư sản đã không quan tâm đến những hậu quả về mặt xã hội có thể nảy sinh. Có thể nói, chính mâu thuẫn giữa chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và tính xã hội hoá ngày càng cao của hệ thống khoa học công nghệ mới - tức lực lượng sản xuất mới, là nguồn gốc dẫn đến các vấn đề xã hội nghiêm trọng.

Đối với nước ta - một nước đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường,vấn đề là ở chỗ, tính chất đinh hướng xã hội chủ nghĩakhiến cho nền kinh tế thị trường của chúng ta không hoàn toàn giống với các kiểu kinh tế thị trường khác. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngoài sự tồn tại như một tất yếu của các thành phần kinh tế khác, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể (dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất) được xác định là giữ vai trò chủ đạo, nền tảng. Mục đích của nền kinh tế đó là nhằm "phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất 'kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân", nghĩa là hướng đến mục tiêu phụcvụ con ngườivì sự phát triển của con người.ở đây, giữa lợi ích chung và lợi ích riêng về cơ bản là thống nhất với nhau. Bại vậy, sự phát triển khoa học và công nghệ cùng với việc vận dụng các thành tựu của nó không những vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mà còn luôn gắn với yêu cầu bảo đảm sự công bằng và tiến bộ xã hội, với sự ổn định và phát triểnbền vững của xã hội. Với ý nghĩa đó, định hướng xã hội chủ nghĩa được coi là giải pháp văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó đóng vai trò là “cơ chế kiểm soát", “bộ lọc" nhằm ngăn chặn những phản tác đụng hay hậu quả tiêu cực mà cơ chế thị trường và tiến bộ khoa học, công nghệ có thể gây ra đối với đời sống xã hội nói chung và đạo đức xã hội nói riêng. Đồng thời, nó nâng cao trách nhiệm đạo đức của con người trước đồng loại, xã hội và tự nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng thành tựu khoa học, công nghệ.

Thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học và công nghệ. Hiện tại, xã hội loài người đã và đang tiếp cận một nền văn minh mới, trong đó tri thức, trước hết là những tri thức khoa học và công nghệ sẽ chiếm ưu thế và trở thành phổ biến. Trong xu thế đó, bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào nếu không xây dựng cho mình một thực lực khoa học, công nghệ mạnh sẽ có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn. Sinh thời, Chủ tịch HồChíMinh đã từng dạy: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Tư tưởng đó của Người, cho đến nay, vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục toả sáng. Yêu cầu khách quan đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là phải tập trung đổi mới để nâng cao tiềm lực, trình độ khoa học, kỹ thuật công nghệ, nhanh chóng nắm lấy và làm chủ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới. Năng lực sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ là yếu tố đảm bảo cho con người làm chủ bản thân, làm chủ tương lai của đất nước. Do đó, học tập để nâng cao năng lực, trình độ tiếp thu, vận dụng và sáng tạo khoa học, công nghệ không chỉ là đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là nhu cầu, trách nhiệm đạo đức của mỗi người trước sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng thời với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế,xã hội nhằm tạo lập cơ sở cho sự ra đời và phát triển những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới, Đảng ta cũng nhấn mạnh rằng, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường phải tăng cường giáo dục ý thức công dân, giáo dục lòng yêu nước... giáo dục đạo đức và tính nhân văn, lịch sử và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tập trung vào những nội dung đó sẽ góp phần hình thành ở mỗi con người sự tự ý thức về lương tâm và trách nhiệm đạo đức trước hành vi của mình, đồng thời, tạo nên trong họ những kháng thể có khả năng ngăn chặn, vô hiệu hoá sự thẩm thấu ngày càng tinh vi của những phản văn hoá tinh thần - đạo đức.

Có thể nói, khoa học, công nghệ và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau. Trong điều kiện hiện nay, chỉ có dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế,xã hội theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa mới tạo nên một cuộc sống hạnh phúc cho tất cả mọi người. Mục tiêu cao cả đó cũng chính là giá trị đạo đức lớn nhất, căn bản nhất mà Đảng và nhân dân ta đang hướng đến.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: